Ngài là một vị vua anh minh lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn, một thi sĩ
uyên thâm, một thiền sư đắc đạo, và hơn hết Ngài là một vị Sư Tổ Thiền
Việt Nam. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Uyên Tử lúc ngài 41 tuổi sau
khi nhường ngôi lại cho con là Vua Trần Anh Tông (1276-1320). Trong
những thi phẩm của Ngài, thơ xuân chiếm một phần rất lớn
. Một trong
những bài thơ đó là bài “Xuân Vãn”. Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa
xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài
thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được. Bài
thơ như sau:
XUÂN VÃN
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
Như kim khám phá Ðông hoàng diện,
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.
(Dịch
nghĩa: Khi còn trẻ (chúng ta/nhà Vua) chưa từng hiểu
rõ “sắc” với “không” / Mỗi khi xuân đến vẫn xao xuyến/gửi lòng trong
trăm hoa / Ngày nay đã khám phá/nhận diện được bộ mặt của Chúa xuân /
Ngồi trên nệm cỏ/bồ đoàn nhà thiền ngắm cảnh hoa hồng rụng). Bài thơ
này đã có nhiều người dịch, ví dụ:
Xuân Muộn
Tuổi trẻ chưa tường không với sắc,
Lòng xuân mãi vướng với trăm hoa;
Nay đà hiểu hết được lẽ thật,
Bình thản ngồi trông bóng xuân qua.
(Phan Thành Khương dịch)
Xuân Muộn
Tuổi trẻ chưa tường lẽ sắc không,
Xuân sang, hoa nở, rộn tơ lòng.
Chúa xuân nay đã thành quen mặt,
Nệm cỏ ngồi Thiền ngó rụng hồng.
(Trích từ bài của Nguyễn Công Lý)
Nhưng có lẽ chúng tôi thích nhất là lối dịch rất thoát của Ôn Trúc Lâm.
CUỐI XUÂN
Thuở bé chưa từng rõ sắc không,
Xuân về hoa nở rộn trong lòng.
Chúa Xuân nay bị ta khám phá,
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng.
(Hòa thượng Trúc Lâm dịch - Trích từ bài của thầy Thích Thông Huệ)
Riêng vá nhân chúng tôi, thì cũng định dịch ra như sau:
XUÂN QUA
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không
Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng
Bây chừ hiểu rỏ thềm chân lý
An nhiên tĩnh tọa cánh hồng rơi.
Đọc qua, đọc lại vẫn chưa diễn đạt những gì Sư Tổ muốn nói, rồi lại đổi thành:
XUÂN RÃI
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không
Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng
Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý
Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
Bài thơ này được cư sỹ Nguyên Giác dịch ra tiếng Anh là:
The Late Spring
When I were young, I did not understand the existence and the emptiness.
Now the spring flowers bloom, and I am blissful to see clearly the face of the spring.
From the Zen bed, sitting on a grass mat, I keep watching the falling roses.
Rồi chúng tôi theo gót anh cũng mạo muội dịch ra tiếng Anh như sau:
Spring Perspective
The young don’t understand existence or emptiness
Their inner spring arrives and hundreds of flowers start to bloom
A clear understanding and realization of the true path arises
Sitting and reflecting on the falling of the rose petals. (Phe Bach translated)
Nhưng cũng chưa hài lòng lắm, nên dịch lại là:
The Inner Spring
When I was young, I didn't quite understand existence or emptiness
The spring comes and I am still excited as hundreds of flowers start blooming
Now, realizing the inner spring is always here; it is the true path
Sitting on the Zen mat acknowledging the falling of the rose petals. (Phe Bach translated)
Nói
tóm lại, chúng ta không thể thấu triệt được những gì đã chứng ngộ, là
trí tuệ bát nhã, là tinh thần Bồ tát Ðại thừa của vị Thiền Sư đắc đạo.
Hay như Thầy Thông Huệ nhấn mạnh:“Thuở bé chưa từng rõ sắc không / Xuân
về hoa nở rộn trong lòng”: Thuở bé là lúc còn non tuổi đời, cũng là khi
còn ấu thơ về đạo lý. Nhân một ngày xuân đi dạo trong vườn thượng uyển,
Thái Tử thấy trăm hoa đua nở tỏa hương ngào ngạt. Chưa thấu hiểu lý Bát
Nhã, chưa rõ thể tánh không của các pháp, Thái Tử ngỡ thân tâm cảnh đều
thật có. Ý thức chấp ngã chấp pháp mạnh mẽ, nhất là trong điều kiện
thuận lợi về vật chất, Ngài làm sao tránh khỏi rộn ràng xao xuyến khi
thấy cảnh xuân về? Mà cá nhân chúng tôi, ở tuổi Tam thập nhi lập, thì
làm sao dịch cho hay được. Mình bị giới hạn những cái gì mình đang là.
Cho nên, mặt dù tất cả chúng ta có ý nghĩ tốt, nhưng dịch những bài thơ
thiền đã được chứng ngộ như vậy thì chúng ta chưa đạt được, nên chúng
ta hãy để nguyên như vậy:
XUÂN VÃN
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
Như kim khám phá Ðông hoàng diện,
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.
Sacramento, cuối Đông 2011.
Tham Khảo:
1. Nguyễn
Công Lý, Trần Nhân Tông với cảm hứng mùa xuân. Giáo Ngộ
Online. http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5B4250
2. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giao Sử Luận, I-II-III, Nhà Xuất Bản Văn Học, Hà Nội. 2000.
3. Phan
Tấn Hải, Trần Nhân Tông - Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền, Nguyên Giác
dịch và bình. Thư Viện Hoa
Sen http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-134_4-12424_5-50_6-1_17-39_14-1_15-1/
4. Phan
Thành Khương, Mùa Xuân, Lại (*) Đọc Thơ Xuân Của Hoàng Đế Trần Nhân
Tông (1258 – 1308). Văn Chương
Việt. http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17424
5. Thích
Thông Huệ, Bài thơ XUÂN VÃN của Ðiều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông.
Thư Viện Hoa
Sen. http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-137_4-9805_5-50_6-1_17-41_14-1_15-1/
PHÁP LỮ HỒI SINH
Kính tặng Thầy Đạo Chí
Về đây lữ khách đường xa
Tụ bên Tuệ Giác la đà kệ kinh
Thênh thang pháp lữ hồi sinh
Thuyền từ bến trọ phù sinh kiếp người.
CHƯA ĐẾN CHƯA ĐI
Kính tặng Thầy Thích Đạo Quảng
Giọt nắng long lanh, bình minh êm ả
Hạt mưa lung linh, lòng sao bâng khuâng
Giọt nắng long lanh, nhiệm mầu tượng đá
Thầy về hay đi, hạt mưa lung linh.
Sacramento, CA - Đầu tháng 4, 2010
Như Đóa Vô Thường
Tặng chị Nguyên Lợi
Như đóa vô thường đời mộng ảo
Thiền môn sen nở thoát hương đưa
Thuần Tín trao dồi giới định huệ
Phật môn vô ngã chơn tánh xưa.
Khoe Bach
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-112_4-15106_5-50_6-1_17-100_14-1_15-1/