1.
Nguồn gốc của lễ Vu Lan.
Vu
Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng
Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược–theo
nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện
của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên
thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi
vòng sinh tử luân hồi.
Theo
Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất
chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà
Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng
tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền
Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục
A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết.
Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ
thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót.
Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ.
Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá
thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch
lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu
thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền
Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra
khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại
hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất
nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được
mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa
soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ
ông mới có thể siêu thoát được”.
Theo
lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn
Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện.
Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ
phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn
giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ,
Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu
cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.
2.Ý
nghĩa giáo dục
Ngày
lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới
công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những
đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất
nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục
đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô
ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng
cây”...
Không
riêng gì với mỗi Phật tử chúng ta, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo
ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ
ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận
con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi.
Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng
sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc
chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ
chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà
được hình thành. Mà như tác giả Vi Phương Anh đã nhận định thì: “...
người Việt cử hành lễ Vu Lan nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc
cho người sống. Ðiều đặc biệt đáng chú ý là ngoài việc cầu siêu
cho gia tiên, người Việt còn có lễ cầu siêu cho các cô hồn, u hồn của
người khi tại thế đã thất cơ lỡ vận, phiêu bạt bơ vơ, không nơi
nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội... bằng việc đọc bài văn
tế cô hồn trong khi hành lễ. Vậy là tục cúng các cô hồn của người
Việt đã giao hoà với tinh thần cứu khổ cứu nạn, cứu nhân, độ thế
của nhà Phật làm cho lễ Vu Lan thêm phần phong phú và sống động”(1).
Thật đúng là:
Tiết
đầu thu lập đàn giải thoát
Nước
tịnh bình rưới hạt dương chi
Muốn
nhờ Đức Phật từ bi
Giải
oan cứu độ, hồn về Tây phương.
Và
Ai
ơi lấy Phật làm lòng
Tự
nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi
Ðàn
chẩn tế đây lời Phật giáo
Của
có chi bát cháo nén hương
Gọi
là manh áo thoi vàng
Giúp
cho làm của ăn đàng thăng thiên
(2)
Báo
hiếu là sự biểu hiện phẩm hạnh dạo đức của mỗi con người chúng
ta. Trong xã hội, luôn luôn tồn tại hai hoạt động mang ý nghĩa dường
như trái ngược nhau song lại gắn bó chạt chẽ với nhau đó là làm ơn (ân)
và trả (báo) ơn (ân). Người xưa đã đạy: “Có hai điều dứt khoát phải
làm, một là phải quên đi khi mình giúp đỡ người khác, hai là phải ghi
nhớ, phải trả ơn khi người khác giúp mình”. Hành động làm ơn và trả
ơn là không thể thiếu được trong bất cứ xã hội nào bởi trong cuộc sống
con người đâu có tồn tại một cách độc lập, mà họ luôn tồn tại
trong mối tương quan, trong sự gắn kết giữa các cá nhân với các chủ thể
khác. Mác từng nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”,
do đó, con người nếu đã hiếu nghĩa với cha mẹ, họ hàng thì không thể
không yêu quý quốc gia; thầy cô, bè bạn; và mở rộng ra là với toàn thể
chúng sinh, đồng bào. Cùng với báo ân cha mẹ, ba điều này hợp thành
khái niệm: “Tứ ân” trong Phật giáo. Ðó chính là:
–Ơn
cha mẹ: là ơn sinh thành dưỡng dục.
–Ơn
thầy cô: là ơn dạy dỗ những kiến thức, những điều hay, lẽ phải.
–Ơn
quốc gia xã hội: là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hoà bình,
ổn định.
–Ơn
chúng sinh, đồng bào: là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật
chất để cho chúng ta tồn tại, phát triển.
Không
ai có thể nói rằng trong bốn ân này, anh ta chỉ chịu ân này còn ân khác
thì không. Như trên đã trình bày, con người luôn tồn tại trong mối tương
quan với các cá nhân khác, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ nên nhất
thiết phải chịu cả bốn ân này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết
ngắn, không cho phép có thể đi vào phân tích cả bốn ân này, nên, người
viết chỉ tập trung vào chữ hiếu trong trường hợp đầu tức là hiếu với
cha mẹ, ba trường hợp còn lại sẽ đề cập tới khi có điều kiện.
Ðạo
Phật là đạo hiếu, lấy tình thương yêu con người (và cả muôn loài)
làm đầu. Tình thương này bắt nguồn từ tình thương cha mẹ, sau đó mới
mở rộng ra thành tình người, tình nhân loại. Chính vì vậy, trong các
kinh điển của mình Ðức Phật dạy về đạo hiếu nhiều không kể xiết.
Nào đời nay đã có hiếu. Nào kiếp trước cũng đã có hiếu. Nào hiếu về
cung dưỡng cha mẹ. Nào hiếu về độ siêu cho cha mẹ.... Do đó, muốn tu
theo Phật giáo phải lấy chữ hiếu làm đầu bởi vì kinh Phật đã dạy:
“Phụng thờ cha mẹ là phụng thờ Ðức Phật”. Cụ thể hơn, Ðức Di Lặc
đã có bài kệ rằng:
Trên
nhà có hai pho tượng Phật
Thương
cho người đời không biết mà.
Tượng
ấy chẳng dùng vàng son phủ
Cũng
chẳng phải gỗ mít tạc ra.
Tượng
ấy chính là cha với mẹ
Chính
là Di Lặc và Thích Ca
Nếu
cúng dàng được hai tượng ấy
Còn
phải cầu công đức đâu xa
(3)
Và
vì cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng dạy dỗ chúng ta từ thuở ấu
thơ cho đến khi về già. Công lao đó của cha mẹ thật bao la, tựa non, tựa
bể. Chính vì vậy, để phần nào đền đáp lại cái ơn nghĩa đó, chúng
ta “Một lòng thờ mẹ, kính cha; Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Ở đây sở dĩ nói phần nào bởi vì theo kinh Phật: “Trên thế gian này,
công ơn cha mẹ là điều to lớn nhất”(4). Chính Đức Phật đã
từng nhiều lần dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai người mà ta không thể
trả ơn đó là chính là cha và mẹ”(5). Với ơn nghĩa sinh thành
ấy, chúng ta dù có “trăm nghìn muôn kiếp tán xương róc thịt ra để phụng
dưỡng cha mẹ cũng vẫn chưa đền đáp được”(6).
Sự
hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ không chỉ được thể hiện
trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần. Cha mẹ
cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái: “Trẻ cậy cha, già cậy con”.
Vì thế, bên cạnh việc lo chu đáo “miếng cơm, manh áo” cho cha mẹ,
chúng ta cần phải “sớm viếng, tối thăm”, trò chuyện, vấn an cha mẹ
để cha mẹ thật sự vui vẻ an hưởng tuổi già. Nhất là khi cha mẹ đau
yếu, phải “rước thầy, đổi thuốc: hết lòng chăm sóc từ miếng ăn,
nước uống, trên sắc mặt lúc nào cũng vui tươi, cầu cho bệnh chóng khỏi.
Bổn phận làm con, làm được như thế, gọi là báo hiếu trong muôn một”(7).
Cùng một quan điểm như vậy, từ hơn 2500 năm truớc Ðức Khổng Tử cũng
đã từng dạy: “Ðời nay thấy ai nuôi dưỡng được cha mẹ thì khen là
có hiếu. Nhưng chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng. Vì thế nếu nuôi cha mẹ
mà không kính trọng thì khác gì nuôi thú vật”(8). Hoặc như
kinh Lễ cũng có đoạn viết: “Khi cha mẹ còn sống mà chỉ chăm chú vào
việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếư”. Ðức
Khổng Tử còn dạy tiếp: “Có việc thì mình giúp, có rượu, thức ăn
ngon mời cha mẹ là hiếu chăng? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với
cha mẹ mới thật khó”(9).
Tuy
nhiên, cũng đừng vì đặt quá chữ hiếu lên đầu mà chúng ta làm những
điều “bất nhân, thất đức” hay hùa theo cha mẹ làm những điều ác,
điều xấu để làm hại người khác. Hiếu như thế là “ngu hiếu”. Mà
phải “Phát tâm học Phật, tu Phật rồi khuyên cha mẹ biết ăn chay niệm
Phật, làm các phúc thiện thì mới có thể báo đền cân xứng với công
sinh nuôi của cha mẹ như lời Phật đã dạy”(10). Bên cạnh đó,
cũng phải sáng suốt để vừa hiếu thuận với cha mẹ lại vừa “lợi lạc,
quần sinh”, vừa kế thừa và phát huy được những đức tính tốt của
cha mẹ lại vừa biết khuyên can cha mẹ rời xa những điều không tốt(11),
ấy mới là “chân hiếu”(12), là “trí hiếu”(13),
là hiếu đễ thực sự như mọi người hằng ngưỡng mộ...
Tiếc
thay, trong xã hội chúng ta hiện nay do những ảnh hưởng tiêu cực của nền
kinh tế thị trường ít nhiều đã xuất hiện lối sống thực dụng, chạy
theo lợi ích vật chất tầm thường mà quên đi những giá trị truyền thống
của bản sắc văn hoá dân tộc, quên đi những nghĩa vụ thiêng liêng của
con cái đối với cha mẹ. Phải thừa nhận rằng, thực tế vẫn còn có
không ít những quan niệm về đạo hiếu thật đơn giản và lệch lạc. Do
đó, khi vận dụng vào cuộc sống đã không mang đầy đủ ý nghĩa đích
thực của nó, biến đạo hiếu trở thành một thứ hình thức, câu nệ tầm
thường, dẫn đến việc thực hành đạo hiếu chỉ còn là trách nhiệm,
là nghĩa vụ mà không xuất phát lừ đáy lòng, từ trong tâm. Hoặc nếu
không gượng ép thì cũng là thỉnh thoảng, không thường xuyên, mà nhiều
khi còn mang tính thời điểm, cơ hội, sử dụng cha mẹ như những “công
cụ” để mang lại lợi ích cho bản thân. Thật xót xa khi xã hội còn có
những đứa con bất hiếu, những “nghịch tử” đang hàng ngày, hàng giờ
ruồng rẫy cha mẹ, coi cha mẹ như gánh nặng bên mình. Ấy vậy mà khi cha
mẹ chết đi thì lại tổ chức ma chay linh đình những để người ngoài
trông vào mà nghĩ đó là những đứa con “hiếu để”. Những “tấm
gương” tày liếp đó, thiết nghĩ báo chí đã tốn không biết bao nhiêu
giấy mực để lên án. Nhưng, dù có viết bao nhiêu đi chăng nữa cũng vẫn
là chưa đủ nếu như chúng ta chưa hình thành đủ các chuẩn mực đạo đức
cần thiết để có thể điều chỉnh được những hành vi “phi nhân tính”
đó. Hay như bản thân mỗi con người không tự tu dưỡng, rèn luyện nhân
cách, đạo đức để có thể có một cuộc sống lành mạnh, có ích, dời
xa những cám dỗ của dục vọng...
Ðức
Phật cũng chính là một tấm gương sáng về đạo hiếu. “Ðạo hiếu
này tức như Ðức Thích Ca để phụ vương ở lại mà trốn vào rừng đi
tu. Nhưng Ngài cố tu học cho đến thành Phật. Ðến nay người ta sùng bái
Ngài mà sùng bái đến cả Tịnh Phạn vương. Ngôi vua nào tôn vinh, tràng
viễn bằng”(14). Hay như khi Tịnh Phạn đại vương lâm chung.
Ngài đã đứng ra lo liệu mọi việc, quỳ lạy trước vong linh cha rồi
cung kính nghinh tiễn kim quan cha về nơi “an nghỉ cuối cùng” cho trọn đạo
làm con(15). Như vậy, đã là tạo hiếu thì các đấng toàn năng,
các bậc thánh hiền, hay người phàm trần cũng đều như nhau. Và dù có
là Ðấng Giác Ngộ cao minh với quyền pháp vô biên hay một người dân
bình thường nhất, thì với cha mẹ con cái bao giờ cũng vẫn là con cái,
vì vậy, lo lắng hậu sự cho cha mẹ phải chăng là điều không cần phải
bàn cãi gì thêm nhiều nữa.
Bấy
nhiêu chưa đủ để nói lên tất cả những điều muốn nói của bản
thân người viết cũng như của toàn xã hội, song, từ sự phân tích trên
chúng ta cũng đã phần nào thấy được những ý nghĩa giáo dục cao cả của
văn hoá Phật giáo trong tiến trình hình thành và phát triển bản sắc văn
hoá dân tộc Việt Nam. Nhân mùa báo hiếu chúng ta cũng nhận thức lại những
ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực
hơn, tích cực hơn cho gia đình và cho xã hội. Có làm được như vậy thì
mới có thể tự giải thoát được cho mình để rồi giải thoát cho người
khác.
Phát
huy truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, chúng ta nguyện tu tập
theo gương hiếu đễ của người xưa để góp phần xây dựng một xã hội
tốt lành, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”.
Xin
được thay cho lời kết, bằng việc mượn lời của Ni sư Thích Ðàm Hà
trong bài “Cảm nghĩ về chữ Hiếu trong đạo Phật”(16)
Thân
người gốc ở mẹ cha
Trải
bao cay đắng cũng là vì con
Công
ơn như biển, như non
Ðạo
làm con phải lo tròn hiếu tâm
Báo
đền trả nghĩa ân thâm
Những
điều hiếu nghĩa trọng tâm nghĩ bàn
Người
ta sống ở thế gian
Bao
nhiêu hưởng thụ bấy nhiêu ơn nhờ
Ơn
dân, ơn nước, ơn người,
Ơn
thày, ơn bạn, ơn đời giúp ta./.
Tài
liệu tham khảo:
Báo
Giác ngộ, số đặc biệt mùa Vu Lan báo hiếu, 2000, 2001 (Phật lịch 2544,
2545).
Tạp
chí Ðuốc Tuệ, năm 1935–1943.
Tạp
chí Bồ đề Tân thanh, năm 1951–1955.
Tạp
chí Nghiên cứu Phật học, năm 1991–2001.
Giáo
hội phật giáo Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học mùa Vu Lan PL2533–DL1989.
Toan
Ánh, Phong tục Việt Nam, NXB. Khai Trí. Sài gòn 1968.
Toan
Ánh, Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, NXB Tp.HCM. 1992.
Phan
Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Tp.HCM, 1990.
Nguyễn
Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, NXB.KHXH, 1996.
Nguyễn
Tài Thư, Lịch sử Phật giáo Việt Nam. NXB KHXH, 1988.
Và
một số sách báo, tài liệu liên quan.
(l)
Vi Phương Anh, Nhân lễ Vu Lan tìm hiểu tâm thức người Việt, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 5, năm 1996 . Tr. 23.
(2)
Dẫn lại theo Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3, năm 1997, Tr.24.
(3)
Luân lý tứ ân của đạo Phật, Tạp chí Ðuốc Tuệ, số 21, năm 2936, tr.5
(4)
Kinh Thai cốt
(5)
Kinh Tương ưng
(6)
Kinh Mục Kiền Liên
(7)
Khất sĩ Trí Dũng, Một chữ hiếu, Tạp chí Bồ Ðề Tân thanh số 37 + 38,
năm 1951. Tr.41–42
(8)
Dẫn lại theo Vũ Hoàng, Đàm luận về đạo hiếu và việc phạt tiền thay
cho phạt tù, Báo Tiền phong Chủ nhật, số 32, năm 1999, tr. 14.
(9)
Dẫn lại theo Vũ Hoàng, Đàm luận về đạo hiếu và việc phạt tiền thay
cho phạt tù, Báo Tiền phong Chủ nhật, số 32, năm 1999, tr. 14.
(10)
Khất sĩ Trí Dũng, Một chữ hiếu, Tạp chí Bồ Ðề Tân thanh số 37 + 38,
năm 1951. Tr.41–42.
(11)
Trong Kinh Hiếu, Ðức Phật dạy rằng “Hiếu là phải khuyên răn cha mẹ bỏ
ác, làm lành”.
(12)
Chân hiếu có thể hiểu là chăm lo phụng dưỡng cha mẹ sao cho cha mẹ thân
tâm được an lạc lúc sinh thời và làm nhiều điều tốt, điều thiện để
cha mẹ sau khi chết chóng được siêu sinh tịnh độ.
(13)
Trí hiếu có thể hiểu là một mặt hết lòng hiếu thuận với cha mẹ nhưng
mặt khác cũng lại phải có trí tuệ để học tập những điều tốt, điều
thiện của cha mẹ đồng thời biết tránh xa những điều không hay của
cha mẹ hoặc khi thấy cha mẹ làm điều ác thì phải khuyên can cha mẹ, như
trên vừa trình bày. (14) Luân lý tứ ân của đạo Phật, Tạp chí Đuốc Tuệ, số 21, năm 1936, tr.5
(15)
Xem thêm, Tinh Vân Ðại Sư, Thích Ca Mâu Ni truyện, NXB Văn Hoá, Hà Nội
1992.
(16)
Bút tích của Ni sư Thích Ðàm Hà tại Tổ đình Vọng Cung, Tp. Nam Định.
(Bài
này được đăng trong Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 4 năm 2002)
http://www.buddhismtoday.com/viet/vulan/ynghianhanban.htm