Chuyến xe được đặt tên là Con đường tạ ơn.
Người em Wang Rui chia sẻ: "Chuyến đi không chỉ là tình yêu của chúng tôi dành
cho mẹ mà còn có những trái tim yêu thương của mọi người đã ủng hộ, giúp anh
em tôi thuận lợi từ đầu đến cuối". Họ khẳng định đã hoàn thành chuyến đi với
sức mạnh của ý chí hơn là sức lực.
Gia đình này đến từ Lan Tây, Cáp Nhĩ Tân,
tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Người anh Wang Kai đã 59 tuổi và người em
Wang Rui, 57 tuổi. Ngày 11/9 năm ngoái, họ bắt đầu rời quê hương và đi du lịch
bộ cùng nhau. Ngày 23/2, họ tới thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
|
Hai anh em kéo mẹ trên xe, đi du
lịch khắp Trung Quốc. Ảnh: CCTV. |
Đây là lần đầu tiên họ
tới tỉnh Phúc Kiến. Hai người con kéo xe chúi đầu về phía trước. Bà mẹ già
ngồi bên trong, ung dung ngắm cảnh sông Minjiang qua ô cửa sổ. Cụ rất thích lễ
hội đèn lồng tại đây. Hai anh em đi chậm rãi, lắng nghe lời bình luận của
người qua đường và sau đó kể lại với mẹ. Nhiều người dân thấy cảnh này, rất
muốn chụp ảnh cùng chuyến xe và quyên góp tiền cho họ nhưng hai anh em từ
chối. Không nhận tiền giúp đỡ là một phần trong nguyên tắc gia đình này.
Chiếc xe Con đường tạ ơn dài 2m,
rộng 1,5m và cao 2,2m. được chia thành 3 ngăn bên trong. Ngăn trên cùng để
đựng hành lý, thuốc men. Ngăn giữa là giường ngủ của Wang Rui và ngăn thấp hơn
để Wang Kai và mẹ ngủ. Bên dưới còn có chỗ đựng quần áo và tất.
Hai anh em kể rằng vào tháng 3/2007, họ chở
mẹ đi du lịch lần đầu tiên. Sau khi đi qua 12 tỉnh và hai khu tự trị, họ trở
về vào tháng 6/2008, đi bộ hơn 7.000 km, thậm chí đến cả Hong Kong. Trong suốt
hành trình, họ sống trên xe, tắm giặt tại trạm xăng hoặc nhà của những người
tốt bụng. Hai anh em không sợ gian khổ mà chỉ lo thức ăn thất thường ảnh hưởng
tới sức khỏe của mẹ.
Những người con hiếu thảo này tâm sự, họ
thực hiện hành trình theo ước nguyện của bố. Bộ họ từng là một người lính nên
luôn bận rộn. Bốn anh em được được mẹ Wang Yuxia một mình nuôi dưỡng. Người bố
hứa với vợ rằng, ông sẽ đưa bà đi du lịch nhưng đã không thể thực hiện được.
Tháng 9/2006, ông qua đời và trăng trối với hai người con trai rằng, hãy đưa
mẹ đi tham quan. Cả hai đã khóc và hứa trước cha sẽ thực hiện lời ước nguyện.
Cả nhà đã rất lo lắng về chuyến đi vì hai
anh em chỉ có tiền lương hưu ít ỏi khoảng 1.000 tệ trong khi người mẹ thường
bị say xe. Cuối cùng họ quyết định đưa bà đi trên chiếc xe kéo tự chế. Giờ
đây, họ đã đưa mẹ đi bộ qua 16 tỉnh và thành phố. Ở bất cứ nơi đâu, lòng hiểu
thảo của họ cũng khiến mọi người xúc động sâu sắc.
Hoài Vũ
2. Kê Vai Mà Gánh Song Đường
Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng
mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua
quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.
Người thợ điện này cho biết cha mẹ như là
"thần" đối với anh, và anh tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại phục vụ họ.
"Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được ý nghĩa
của cha mẹ trong cuộc đời. Tôi gánh cha mẹ trên vai để tỏ lòng kính trọng với
họ vì họ đã đem tôi đến với thế giới này. Họ là Thần của tôi", Kumar nói với
tờ Hindustan Times.
Ông Lala Ram 95 tuổi và bà vợ 80 tuổi rất
cảm kích tấm lòng của con trai vì anh đã giúp họ thực hiện ước nguyện được tắm
nước thánh sông Hằng ở Haridwar, bang Uttar Pradesh, sau đó còn cõng họ về nhà
ở thủ đô Delhi.
Kumar bị ấn tượng bởi câu chuyện thời thơ ấu
do bà nội kể lại. "Nó khiến chúng tôi ngạc nhiên khi nói về kế hoạch sẽ gánh
cha mẹ trên vai của mình. Chúng tôi cố gắng khuyên con không nên làm nhiệm vụ
khó khăn đó, nhưng nó rất cương quyết và quỳ xuống xin phép", mẹ anh tâm sự.
Bất chấp trời mưa to, đường sá nham nhở, bị
sưng và trợt ở cổ, vai, Kumar vẫn vượt qua quãng đường khoảng 25-30 km mỗi
ngày khi gánh cùng lúc cả cha lẫn mẹ trên vai, nặng khoảng 115 kg.
"Họ chỉ ngừng lại để ăn uống - những bữa ăn
đã được dân làng ủng hộ và chuẩn bị sẵn", một người cho biết.
Cứ sau mỗi bữa ăn, cả nhà lại dừng ở bên
đường, rửa ráy và tiếp tục hành trình đến Delhi. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều
quỳ chạm vào chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.
Hàng ngàn người dân đã đến để nhận lời chúc
phúc của cha mẹ Kumar khi câu chuyện của họ lan đi nhanh chóng từ làng này đến
làng khác.
3. Vu Lan Rửa Chân Cho Mẹ
Hôm qua, tại lễ
đường 23 Trung Đại, Trịnh Châu, hơn 140 em học sinh đã tham gia lễ rửa chân
cho cha mẹ.
Những giọt nước mắt đã lăn
trên má những người mẹ khi nhìn những đứa con rửa chân cho mình (Ảnh: Tân
Hoa Xã)
Một vị phụ huynh đã cảm động nói: “Được con
gái rửa chân cho, tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu lắm!”.
Đúng 17 giờ, không khí tại lễ đường đã hết
sức tưng bừng. Hơn 140 em học sinh với vẻ mặt hào hứng đang chuẩn bị rửa
chân cho cha mẹ mình. Nhìn những chậu nước sạch sẽ và vừa đủ ấm, ai nấy đều
tỏ ra rất phấn khởi.
Khi giáo viên vừa dứt hiệu lệnh: “Bắt đầu rửa chân cho
cha mẹ”, các em nhanh chóng xắn tay áo để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Cậu bé Han Jun Yi đã khiến mẹ vừa cười vừa chảy nước mắt
vì những
hành động ngộ nghĩnh và những câu hỏi ân cần của mình. Em nhẹ nhàng
cởi đôi tất cho mẹ rồi hỏi: “Nước có lạnh không mẹ”; “Móng chân của mẹ dài
rồi đấy, để về nhà con cắt cho mẹ nhé…”. Sau đó nâng bàn chân mẹ lên xoa đi
xoa lại.
Con trai đã vậy nhưng con gái còn thể hiện thân mật với
cha mẹ mình hơn. Cô bé Zhang Jin Ya tỏ vẻ ngại ngùng vì lần đầu tiên được
rửa chân cho mẹ.
Em tỏ ra rất cẩn trọng trong các động tác của mình. Đầu
tiên, em đấm lưng cho mẹ rồi sau đó mới dùng tay nâng chân mẹ lên cao để
rửa. “Lần đầu rửa chân cho mẹ con thấy xấu hổ lắm nhưng sau này con nhất
định sẽ yêu mẹ con nhiều hơn nữa”- cô bé nói.
Giai điệu của bài hát “Người mẹ vinh quang” vang lên
khiến cho cô bé Zhang Jun Yi và những em học sinh khác đang rửa chân cho
cha mẹ trong lễ đường rơi nước mẳt. Các bậc phụ huynh cũng không khỏi xúc
động trước âm thanh du dương của tiếng nhạc và tiếng nước hòa quyện vào
nhau.
“Tôi cũng hay tới các quán massage để rửa chân nhưng có
lẽ không ai làm cho tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu như con gái tôi cả”-
một vị phụ huynh nói.
Theo một giáo viên trong trường cho biết, nhà trường tổ
chức hoạt động này nhằm giúp học sinh biết quý trọng hơn tình cảm giữa cha
mẹ và con cái cũng như biết cách bày tỏ lòng cảm ơn với cha mẹ mình