Nhân ngày đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 này, tôi muốn
bày tỏ lời chúc chân thành và nồng hậu nhất đến tất cả mọi Phật tử trên khắp thế
giới.
Năm nay chúng ta thể hiện lòng tôn kính đặc biệt đối với đức
vua Thái Lan, vua Bhumibol Adulyadej, nhân dịp lễ sinh nhật lần thứ 84 của đức vua.
Cũng nhân đây, về phía cá nhân tôi, tôi kính gởi đến đức vua những lời chúc tốt
đẹp nhất.
Tôi cũng xin chúc mừng Chính phủ hoàng gia Thái Lan và Đại học
Mahachulalongkornrajavidyalaya trong việc tổ chức Đại lễ với Hội thảo quốc tế về
chủ đề “Những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo đối với sự phát triển kinh tế xã
hội”.
Đây là một chủ đề mang tính thời sự.
Nhịp độ thay đổi đang tăng nhanh. Nhân loại đang xoay vòng
hơn trước nhiều, thậm chí là những chướng ngại mới cũng đang phát sinh. Các cuộc
nội chiến đang giảm dần, trong khi đó mâu thuẫn nội bộ lại
tăng cao. Mọi người có sự liên hệ với nhau nhiều hơn, nhưng những sự bất đồng mới
lại nảy sinh. Con người và văn hoá không tương đồng trong
tính cân bằng của sự toàn cầu hoá. Những giá trị đạo đức,
truyền thống, phong tục và nền văn hoá đang chuyển dần đến
trước các hoạt động chính trị của quốc gia và các xu hướng toàn cầu.
Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy sự đối thoại giữa các nền
văn hoá, tôn giáo và giữa mọi người với nhau trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta phải làm việc mỗi ngày để xoá
đi sự hiểu nhầm, để nâng cao kiến thức và thắt chặt mối quan hệ cộng tác với
nhau.
Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của
Liên hiệp quốc (UNESCO) đã được thành lập nhằm góp phần tạo dựng nền hoà
bình lâu dài, bền vững thông qua sự hợp tác về giáo dục,
khoa học, văn hoá, giao tiếp và thông tin.
Hiến pháp của chúng ta có nêu rõ rằng, nếu chiến tranh khởi
đầu từ trong tâm của những người nam và người nữ thì chính từ trong những tâm hồn
ấy, những sự phòng thủ để bảo vệ hoà bình phải được tạo ra.
Bản thân “những sự dàn xếp về chính trị, kinh tế” không đủ để tạo ra nền hoà bình lâu dài. Để có được nền hoà bình
dài lâu thì đòi hỏi phải có sự hợp nhất về trí tuệ và đạo đức.
Sự đối thoại thiết lập nền tảng cho tình đoàn kết. Nó đem đến
những chìa khoá cho sự phát triển bền vững và hòa bình của
tất cả các cộng đồng xã hội. Nó phải là trọng tâm của tất cả mọi chiến lược
phát triển.
Tầm quan trọng của hội thảo lần này chính là ở đây.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các cộng đồng tôn giáo đóng vai
trò quan trọng đặc biệt trong việc đẩy mạnh các cuộc đối thoại quốc tế có tính
cởi mở và bao quát về sự phát triển. Những giá trị cốt lõi của đạo Phật là một
gia sản có thể được chia sẻ trong các cuộc hội đàm về tất cả những vấn nạn phức
tạp mà nhân loại đang đối mặt ngày hôm nay. Những giá trị này rất quan trọng
cho sự thiết lập những xã hội lành mạnh mà ở đó cởi mở đối với tính đa dạng và
tạo nên tính phức hợp cao nhất.
Văn hóa, bao gồm cả tôn giáo và những hệ thống giá trị, là
tài sản quý giá cho tất cả nhận loại có thể chia sẻ. Nó đem đến ý nghĩa trong
việc tạo nên nét riêng biệt của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, và nó tạo ra những
công cụ mà nhờ vào đó chúng ta định hình thực tiễn. Nó là sức mạnh hùng hậu cho
sự gắn kết xã hội bên trong các cộng đồng và là kênh đối thoại giữa các cộng đồng.
Là năng lượng có khả năng tái tạo tuyệt đối, văn hóa cũng phải
được nhìn nhận về sức mạnh cách tân của nó. Nó phải tìm thấy được một vị trí
đúng đắn trong các cuộc hội đàm về sự phát triển bền vững. Không có những con
đường tạo sẵn cho sự phát triển. Không thể có những mô hình đồng bộ. Sự phát
triển lâu dài chỉ có thể được tạo dựng trên sự tương tác năng động và hòa hợp
giữa nhiều nhân tố, bắt đầu từ văn hóa.
Tôi xin gởi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người
nhân ngày lễ Vesak thiêng liêng này.
Cầu chúc quý vị bàn thảo thận trọng và hiệu quả về chủ đề
quan trọng này.
Hoàng Lam chuyển ngữ