25/08/2010 16:17 (GMT+7)
Số lượt xem: 6148
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Khoa học đã và đang lần bư¬ớc khám phá ra các chiều sâu của những bí ẩn về hạnh phúc của con người. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc và thú vị vì sự phát hiện của ngành khoa học Thực dưỡng về vấn đề này, xin trích lại nguyên văn bài báo của Giáo sư OHSAWA nhan đề “Kali (K) và Natri (Na) hay là biểu hiện âm dương trong cơ thể con người”:

Thân thể người ta là một tập hợp từ 7 đến 8 ngàn tỷ tế bào. Các tế bào ấy là những túi nhỏ có màng da rất mỏng chứa một chất n¬ước mà trong đó chất K nội bào (trong tế bào: intracellulaire) cố định hoặc gần như cố định cho từng cá nhân. Vai trò chủ yếu của chất K ở đây là làm căn bản cho thể chất của chúng ta và cả về nhân cách cùng tinh thần của chúng ta nữa. Khoảng giữa các tế bào, có các dòng máu đỏ và trắng luân lưu, trong đó chất Na (sodium) lại giữ phần chủ chốt. Thành phần hoá học của dòng máu ngoại bào (ngoài tế bào: extracellulaire) hay gian bào (giữa các tế bào: intercellulaire) này kém sự cố định, vì do sự thay đổi của chất n¬ớc và các chất khác mà nó mang đến hoặc thải đi. Sự thay đổi trong thành phần hoá học của các dòng máu nói đây, vốn tuỳ thuộc vào sự ăn uống và sự bài tiết theo đường tiểu tiện.

Nếu cách cấu tạo thể chất về ph¬ương diện sinh vật (biologique) sinh lý, và do đó, về nhân cách và tinh thần của chúng ta, tuỳ thuộc vào sự tổ chức bào nội (hay nội bào), nhất là vào hàm lượng của chất K trong đó, thì sự hoạt động về phần thể xác của chúng ta lại tuỳ thuộc vào thành phần cấu tạo của huyết dịch bào ngoại (hay gian bào), nhất là vào hàm lượng của chất Na.

Bất kỳ lúc nào, chúng ta hoạt động cách này hay cách khác thì điều lạ lùng nhất là các màng tế bào liền thay đổi tức thì tính chất thẩm thấu của nó ngay, để cho chất Na thâm nhập vào trong và cho chất K thoát ra ngoài.

Đấy, sự thay đổi về tỉ lượng tương quan K/Na ở trong và ở ngoài tế bào vốn là như thế đấy. Mọi tác động lực hay phản động lực gì của chúng ta có được nhanh lẹ hay chậm chạp, hay có được sự dịu dàng uyển chuyển hay không, đều do nơi hàm lượng của chất K bào nội (intracellulaire) và hàm lượng chất Na bào ngoại ấy. Đấy, chúng ta còn thấy cái lẽ vì sao những người này được thoát chết trong khi những kẻ khác lại không tránh được sự rủi ro trong cùng một tai nạn bất ngờ. Nh¬ưng một khi người ta hết hoạt động thì chất K lại vào trong tế bào và chất Na lại trở ra bên ngoài. Không chỉ sự nhanh nhẹn, sự uyển chuyển dịu dàng trong hành động và phản ứng của các bạn mà cả đến sức chịu đựng cùng khả năng thích ứng về mặt sinh lý của cơ thể các bạn cũng còn tuỳ thuộc vào tỉ lượng tương quan K/Na ở trong và ngoài tế bào ấy. Tỷ lượng tương quan này được thiết lập vào những năm đầu của đời sống chúng ta nhất là ở thời kỳ chúng ta còn ở trong bào thai mẹ. Rất khó thay đổi và gần nh¬ư không thể thay đổi được tỷ tr¬ọng ấy vào trong những thời kỳ sau, chỉ trừ khi nào chúng ta biết dùng rất lâu ngày những đồ ăn hoặc những vật dược nào theo một định chế rất gắt gao. Đó là lý do tại sao sau 7 năm ăn uống theo chế độ Thực dưỡng thì bạn mới trở nên con người mới hoàn toàn. Các bạn có thể chứng nghiệm được điều này: Ngư¬ời mẹ nào hay dùng thuốc men, nhất là các chất ma tuý vào thời kỳ thai nghén sẽ đem lại cho đứa bé sắp ra đời những tai hại lớn lao như thế nào. Bây giờ hẳn các bạn tư-ởng tượng được vì lẽ gì mà trong các gia đình bác sĩ và các nhà giầu có th¬ờng có các trẻ em bất th¬ường hoặc khốn khổ về mặt sinh lý, tâm lý, về trí tuệ, tinh thần hơn là ở những gia đình nghèo.

Và vì lẽ gì lại có nhiều trư¬ờng hợp suy đồi về sinh lý, về trí tuệ, về đạo đức trong các dân tộc văn minh hơn là các dân tộc sơ khai nh¬ư giống dân Bantus hay Hounta.

Nếu không có sự thay đổi về hàm lượng chất K bào nội, thì không có được một sự chữa trị tận gốc những căn bệnh thuộc về thể chất hoặc về cơ năng.

Do đó chúng ta hiểu được cái lẽ vì sao mà các bậc giáo tổ các tôn giáo đã bắt buộc các môn đồ mình phải tuân thủ một đời sống dư¬ờng như¬ khổ hạnh, và vì sao có sự suy đồi thoái hoá về sinh lý, về đạo đức, về tinh thần trong một đôi nhóm tín đồ vì không biết chú trọng đến các qui luật tự nhiên về sinh vật học và sinh lý học do vị giáo tổ mình đã khai xướng ra.

Bây giờ chắc các bạn đã rõ được sự quan trọng và ý nghĩa của y thuật trường sinh này (phương pháp thực dưỡng OHSAWA) như thế nào rồi. Nó không chỉ trị lành các bệnh đương có hay sẽ có, mà còn bảo đảm tái lập lại cho các bạn một thể chất khang kiện đủ sức trống trả lại bất kỳ một sự xâm nhập nào từ bên ngoài đến, chống trả bằng những hành động và ý nghĩ tự do khinh khái của chính các bạn.

(Trích từ "K & Na" - Herman Aihara)

Âm lịch

Ảnh đẹp