Kính thưa độc giả, bài trước đây “Thiền, Sức khỏe và Những lợi ích thiết thực”, tôi trình bày nhiều bằng chứng mà y giới và khoa học gia của các nước tân tiến đã thí nghiệm và cho thấy Thiền Phật Giáo có thể “Làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, mạnh khỏe hơn, chống bệnh tật và lão hóa”.
Bài này sẽ trình bày tại sao con người không uống “thuốc tiên” không dùng các thức ăn trường sanh bất tư, nếu có, mà chỉ ngồi yên tĩnh mắt nhắm lim nhim ngày hai lần tổng cọng vài chục phút, mà có thể trị được bệnh và có được các lợi ích thiết thực khác?
Hơn hai ngàn năm qua Ngài Cồ Đàm đã tuyên thuyết “Vạn pháp duy tâm tạo”. Tình trạng căng thẳng (stress) do tâm làm cho chất hóa học cortisol xuất hiện, các tuyến nội tiết trong cơ thể sẽ tiết ra những kích thích tố để thay đổi môi trường và chức năng làm ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể, vì vậy mà có thể dẫn đến các bệnh như tim mạch, huyết áp và dạ dày cùng một số bộ phận khác (1).
www.sfn.org. Society for Neuroscience/stress/Brain Facts
THE STRESS REACTION. When stress
occurs, the sympathetic nervous system is triggered.
Norepinephrine is released by nerves,
and epinephrine is secreted by the adrenal
glands. By activating receptors in blood vessels
and other structures, these substances ready
the heart and working muscles for action.
Acetylcholine is released in the parasympathetic
nervous system, producing calming
effects. The digestive tract is stimulated to
digest a meal, the heart rate slows, and the
pupils of the eyes become smaller. The neuroendocrine
system also maintains the body’s
normal internal functioning. Corticotrophinreleasing
hormone (CRH), a peptide
formed by chains of amino acids, is
released from the hypothalamus, a
collection of cells at the base of the
brain that acts as a control center
for the neuroendocrine system.
CRH travels to the pituitary gland,
where it triggers the release of adrenocorticotropic
hormone (ACTH). ACTH travels
in the blood to the adrenal glands, where it
stimulates the release of cortisol.
Tâm cũng là nguyên nhân chính đem đến cho mỗi cá nhân niềm hỷ lạc hạnh phúc. Và một người có nhiều hạnh phúc thì người đó ít bệnh tật. Trước lúc trả lời câu hỏi của đề bài, nêu trên, chúng ta nên tìm hiểu thế nào là hạnh phúc, để từ đó sẽ thấy Thiền đóng vai trò như là một thứ thuốc trị nhiều bệnh mà khoa học đã khám phá.
1. Hạnh phúc là gì, ở đâu?
Định nghĩa: “Hạnh phúc là niềm vui có được trong cuộc sống”(2)
Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy hạnh phúc và khổ đau là hai hướng tác dụng đối nghịch. Hạnh phúc làm cho con người gia tăng sức khỏe và tuổi thọ, thấy đời đáng sống và đóng góp nhiều cho thành công cùng gia tăng hoạt động có ý nghĩa. Còn khổ đau thì ngược lại, gây nên bệnh tật, chán đời và thất bại.
Giáo sư Ed Diener và các cọng sự (3) nói rằng hạnh phúc do mỗi cá nhân nhận biết. Có ba loại chính:
* Cảm xúc tích cực như thương yêu (mà nhà Phật gọi là “Từ nhản thị chúng sanh” nghĩa là nhìn tất cả chúng sanh bằng cặp mắt thương mến).
* Luôn luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, thỏa mãn với cuộc sống của chính mình.
* Ít lo âu, ít giận hờn.
Các cảm xúc nầy có thể phân thành sáu loại mà giáo sư Paul Ekman (4) đề nghị:
PAUL EKMAN is a professor of psychology
Hình do giáo sư Ekman và đồng nghiệp trong “Manual for facial action coding system”; Consulting Psychologists Press, 1978
- giận hờn,
- ngạc nhiên,
- khinh và ghê tởm
- buồn rầu,
- hạnh phúc,
- sợ hãi,
Qua đó, chúng ta có thể chia cảm xúc thành hai nhóm: Nhóm hạnh phúc và nhóm khổ đau. Các cảm xúc tiêu cực như giận hờn, ngạc nhiên, khinh khi, buồn chán và sợ hải sẽ góp phần làm thương tổn sức khỏe.
Khoa học cho biết niềm hạnh phúc nằm ở bên trái thùy nảo phía trước, và Thiền giúp cho vùng nầy được phát triển để gia tăng hạnh phúc và giữ cho hạnh phúc được lâu bền. Ngược lại, vùng tương ứng bên phải của não làm gia tăng hoạt động khổ đau như giận hờn, ghê tởm, buồn rầu…
Vỏ não trước trán bên trái (màu đỏ) gia tăng hoạt động hạnh phúc
Vỏ não trước trán bên phải (màu xanh) gia tăng hoạt động khổ đau
Trong cuốn “Hạnh phúc đích thực" (Authentic Happiness), tiến sĩ
Martin E.P. Seligman, (5) Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tích cực (Positive Psychology Center) thuộc viện Đại học Pennysylvania, phân biệt các loại hạnh phúc lớn nhỏ khác nhau và từ đó có thể tìm ra phương thức làm cho hạnh phúc được lâu bền như sau:
* Sự vui thích tích cực từ những sinh hoạt nhỏ của cá nhân như thưởng thức ăn miếng bánh ngon, uống tách trà thơm, nhìn trời qua khung cửa.
* Niềm vui như được nghỉ để đi chơi với người yêu.
* Đam mê một kế hoạch hấp dẫn.
* Thích thú và yêu thương những gì mình đang có...
Để cụ thể và dễ hiểu, chúng ta nên quan sát hình mẫu bánh dưới đây do một giáo sư khác đề nghị.
Giáo sư Sonja Lyubomirsky và các đồng nghiệp trong 20 năm nghiên cứu và hằng trăm cuộc thí nghiệm, đã đưa đến kết luận là hạnh phúc đến từ ba yếu tố (6):
* Di truyền (Genetics).
* Tập luyện.
* Môi trường sống.
Như thế, hạnh phúc được cấu tạo như sau: HP= DT + T L+ MT
(Hạnh phúc=Di truyền+tập luyện+Môi trường)
Trong sách “Làm thế nào để đạt được hạnh phúc đích thực” (The How of Happiness: A practical approach to getting the life you want), bà Sonja dùng hình ảnh chiếc bánh như trên để mô tả xuất xứ của nguồn hạnh phúc. Theo đó, hạnh phúc có được do di truyền 50%, sự cố gắng của từng cá nhân (tập luyện) chiếm đến 40% và hoàn cảnh (môi trường) chỉ chiếm 10% mà thôi.
Trở lại sáu cảm xúc mà chúng ta thấy ở trên, nếu muốn có thêm hạnh phúc ngoài yếu tố di truyền, chúng ta nên nhìn đời bằng khía cạnh tích cực, luôn luôn an lạc vui vẻ trong cuộc sống. Nói cách khác tâm luôn luôn yêu đời, an vui tự tại, không dính mắc hay “tâm Thiền” như bài thơ sau đây:
“Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống mỉm cười, với thử thách chông gai
Sống vươn lên, theo kịp ánh ban mai
Sống chan hòa, với những người chung sống
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.”
hoặc
“Ta từ sinh tử về chơi
Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng”.
Làm việc để nuôi sống gia đình và phát triển đất nước. Nhưng với tâm thiền, công việc có thể hoàn thiện nhanh hơn và tạo được một không khí thân thiện với những người xung quanh.
Hạnh phúc và khổ đau có thể di truyền, nên chúng ta có thể nói rằng, tánh tình và lối sống vui buồn của bà mẹ, nhất là trong thời kỳ thai nghén, rất ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa bé về nhan sắc, tính khí và thông minh của người con.
Ngày nay, các nhà thần kinh học đã tìm ra vùng làm phát sinh niềm sung mãn trong bộ não cùng các mạch thần kinh chuyển vận niềm vui này. Do đó, sự thực hành làm phát sinh hỹ lạc trở thành dễ dàng và cụ thể hơn để mang lại nhiều ích lợi cho người thực hành, nhất là làm gia tăng định tâm trong khi làm việc nuôi sống gia đình và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội.
Theo bác sĩ Gregory Fricchione, M.D. Giám đốc trung tâm Y Khoa về Thân/Tâm, lúc hành thiền thì trạng thái sinh lý trong cơ thể được thay đổi, các gene sẽ hoạt động ngược chiều với sự căng thẳng. Do đó, bạch huyết cầu được gia tăng, hệ thống miễn nhiễm mạnh hơn và có khả năng chống lại các vi khuẩn và vi trùng làm hại cơ thể và các bệnh tật bắt đầu thuyên giảm (Theo Nguyệt san Tâm, Thái độ và Trí nhớ, Mind, Mood and Memory, tháng 9. 2008).
Y học cũng cho thấy, Thiền làm cho vùng võ nảo phía trước bên trái gia tăng niềm vui, tâm hồn mạnh mẽ. Lúc đạt được trạng thái nầy thì người đó sẽ có các hiện tượng tâm sinh lý:
* Tăng hạnh phúc, tăng bạch huyết cầu, tăng hệ thống miển nhiễm và sức khỏe.
* Tánh tình tích cực và hoạt bát lanh lợi trong việc giải quyết các khó khăn.
* Chất hóa học cortisol được giảm, huyết áp thấp, nhịp đập của tim chậm.
*Phục hồi nhanh sau những tai nạn, nếu có.
2.Thiền thay đổi cấu trúc con người, vì gene thay đổi
Cuộc thí nghiệm trên hai nhóm. Nhóm A có 19 người đã hành thiền trong nhiều năm. Nhóm B cũng 19 người chưa hề hành Thiền. Bắt đầu là khám nghiệm để biết sự biểu hiện gene (gene expression) của cả hai nhóm. Kế tiếp là hướng dẫn nhóm B (chưa bao giờ thực hành thiền) thiền hành trong 8 tuần lễ để xem sự biểu hiện của gene như thế nào.
Kết quả, nhóm B mới thực hành thiền chỉ 8 tuần lễ nhưng gene cũng biểu hiện tốt đẹp như nhóm A; hành thiền lâu năm.
Gene biểu hiện một tiến trình cho thấy sự di truyền từ cha mẹ đến con như mắt xanh, tóc đen, da trắng…được chứa đựng trong một phân tử dài gọi là DNA từ cha mẹ đến con cháu.
Thiền có khả năng làm cho gene hoạt động theo chiều tích cực khi DNA chuyển qua RNA và chuyển thành chất đạm. Chất đạm trong tế bào được hợp thành bởi một hổn hợp 20 chất acit amino (amino acids), khác nhau có hình của một quả banh bằng dây quấn lại. Tất cả các bộ phận trong người chúng ta như tim, gan, bao tử, lá lách, ruột, phổi, xương, máu, tế bào thần kinh được tạo bởi các chất đạm này.
*DNA →RNA → chất đạm
Những cuộc nghiên cứu trẻ em sanh đôi cho thấy mặc dù gene quyết định sự di truyền nơi con người, nhưng con người cũng có khả năng làm cho một số gene tăng hay giảm hoạt động theo chiều hướng tích cực mà chúng ta muốn.
Và cuộc nghiên cứu cho thấy thực hành thiền làm cho sự biểu hiện của một số gene trở thành tốt hơn. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn, dưới đây, việc khám phá thiền làm thay đổi sự hoạt động của gene; gene là nền tảng căn bản của đời sống chúng ta. Nếu gene phát triển tốt thì toàn thể sự sống của chúng ta, từ thể chất đến sự hoạt động của các tế bào và các cảm xúc của chúng ta, sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
Kết quả là chúng ta sẽ có hạnh phúc tăng, bệnh giảm, khỏe mạnh hơn, linh hoạt hơn, thông minh hơn, trí nhớ tốt hơn và trường thọ hơn.
*DNA có vòng xoắn đôi tạo thành chất đạm trong tế bào
Nguyệt san sức khỏe “Mind, Mood and Memory”, số tháng 9 năm 2008 ghi lại lời phát biểu của bác sĩ Fricchione, giám đốc trung tâm Y Khoa Thân/Tâm như sau:
"Cuộc thí nghiệm cho thấy, thực hành thiền làm thay đổi sinh lý trong cơ thể như huyết áp hạ, thở giảm và tim đập chậm hơn. Một số gene thay đổi ngược chiều với lúc bị căng thẳng, và sự hoạt động của gene trong hai nhóm mới và củ giống nhau.
3. Thiền giúp trẻ ra, già muộn, sống lâu - sống khỏe:
Michael F. Roizen & Mehmet C. OzBác sĩ Michael F. Roizen và bác sĩ Mehmet C. Oz, trong cuốn “Cẫm nang hướng dẫn cách trẻ giai già chậm” (YOU: Staying Young: The Owner's Manual for Extending Your Warranty, by Michael F. Roizen, Mehmet Oz, 2007), cho biết tuổi già liên hệ đến nhiều thứ trong cơ thể chúng ta:
Trong tế bào có những sợi nhiễm sắc thể (chromosome) như những sợi dây quấn mà cuối đầu dây có các phần nhỏ gọi là telomeres, tương tự như dây buộc giày có hai đầu nhỏ cứng để xỏ vào lỗ. Mỗi lần tế bào sinh sản (bằng cách tách đôi) thì các telomeres ngắn đi. Telomeres có nhiệm vụ làm cho tế bào sinh sản, khi telomeres ngắn dần thì khả năng sinh sản cũng từ từ biến mất. Khi tế bào không thể sinh sản để giúp cơ thể thì nó tự hủy (apoptosis).
*Apoptosis increasing from normal cells (top) to apoptotic ones (bottom)
Nhiều tế bào chết thì cơ thể càng già yếu dần. Cuộc nghiên cứu chia hai nhóm người có telomeres dài và ngắn. Người có telomeres dài thì sống 5 năm lâu hơn người có ngắn telomeres.
*Diagram of a replicated and condensed metaphase eukaryotic chromosome. (1) Chromatid – one of the two identical parts of the chromosome after S phase. (2) Centromere – the point where the two chromatids touch, and where the microtubules attach. (3) Short arm. (4) Long foot.
Chúng ta cần biết thêm là các telomeres có nhiệm vụ phòng ngừa các nhiễm sắc thể trong các tế bào kết lại với nhau hoặc là thay đổi cấu trúc. Nếu tình trạng thay đổi bất thường xảy ra thì có thể đưa đến ung thư.
Bác sĩ Roizen trong sách trên báo động:"Những người bị căng thẳng thì có 50% tolemeres ngắn hơn những người ít bị căng thẳng. Thiền làm giảm căng thẳng nên cũng làm giảm nguy cơ tolemeres bị ngắn quá sớm do căng thẳng gây ra."
*Telomeres: giống dây buộc giầy có đầu cứng để xỏ vào lỗ
Telomeres: ngắn dần lúc tế bào sinh thêm
4. Bệnh tăng, già mau, chết sớm vì căng thẳng
Khi căng thẳng xuất hiện, hệ thần kinh giao cảm bị kích động, các tế bào thần kinh tiết ra chất norepinephrine và nang thượng thận tiết ra chất epinephrine hay adrenaline.
*Epinephrine ampule, 1 mg (Suprarenin).
'Adrenaline làm cho tim và bắp thịt gia tăng hoạt động. Hệ đối giao cảm vận hành làm tiết ra chất acetylcholine để tái tạo sự quân bình cho cơ thể. Hệ thần kinh nội tiết cũng sản xuất chất CRH (corticotrophin-releasing hormone) để góp phần vào việc duy trì sự thăng bằng.
*Corticotropin releasing hormone
Chất CRH được chuyền đến tuyến yên (pituitary gland). Tuyến yên tiết ra chất ACTH (adrenocorticotropic hormone), và chất nầy theo máu chuyển đến nang thượng thận để kích thích bộ phận này nhằm tạo ra chất cortisol có nhiệm vụ tạo sự quân bình trong cơ thể’. Xin xem hình chuyển biến phía dưới.
Căng thẳng liên đới đến tâm và thân
Hình Minh Họa (7)
Bác sĩ Herbert Benson
Bác sĩ Herbert Benson (8) cho rằng có đến trên 60% bệnh tật là do căng thẳng gây ra. Qua các cuộc nghiên cứu, ông tin tưởng:
- Thiền giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng
- Mỗi cá nhân là một bác sĩ cho chính mình (self-care).
5. Tình trạng căng thẳng
Căng thẳng là gốc của bệnh tật. Những dấu hiệu của sự căng thẳng (Theo Consumer Report On Health, tháng mười năm 2008):
- Tâm: Giận, buồn, cáu, hoảng sợ, khó ngủ.
- Thân: khó chịu bao tử, nhức đầu, mệt, bắp thịt căng, nghiến răng.
- Ăn nhiều hơn, hoặc bỏ ăn, ưa uống rượu.
6. Nguồn gốc căng thẳng
Có hai nguồn chính:
a. Di Truyền: gene chứa các yếu tố di truyền. Nhạy cảm dễ mất ăn mất ngủ. Số khác ăn ngủ dễ. Nhóm ba, giữa hai nhóm đó.
b. Hòan cảnh và môi trường:
- Bị sách nhiễu tình dục lúc nhỏ.
- Nghề nghiệp,
- Làm việc nhiều,
- Gánh nhiều bổn phận như chăm sóc cha mẹ bệnh, con học.
- Gia đình bất ổn.
- Đi đường kẹt xe
- Môi trường ô nhiễm
Căng thẳng lâu sẽ thành kinh niên. Nếu trẻ em thì sẽ chậm lớn. Người lớn thì đời sống buồn chán, bệnh phát sinh như cao huyết áp, máu nhiều mở…
7. Cách Thiền để định Tâm, giảm căng thẳng, tăng an lạc
ĐỊNH NGHĨA: Thiền hay Thiền định (Samatha) là tập trung ý tưởng vào một vật và không suy nghĩ đến cái gì khác.
Có thể gồi trên gối, trên ghế hay trên bậc thềm xi măng đều được. Mục đích chính là định được tâm trong thời gian hành thiền. Nhưng nếu ngồi được thế kiết già hay bán già thì tốt nhất. Vui lòng xem cách ngồi trong bài “Thiền, sức khỏe và những lợi ích thiết thực”.
a. Thiền thở hay quán sổ tức: Chót lưỡi đụng vào bên trong hàm trên phía trước. Ngồi thẳng lưng. Hai bàn tay để chồng lên nhau (xem hình). Tay có thể để lên đầu gối nếu cảm thấy thoải mái. Chân phải chồng lên chân trái thì tốt hơn. Lúc bắt đầu, hít vào đếm 1. Thở ra, đếm 2. Thở vài lần như thế. Thở ra có thể thở bằng miệng. Cố gắng hít vào và thở ra thật sâu để buồng phổi được thay thế không khí mới.
Sau đó, hít vào rồi thở ra mới đếm 1. Đếm từ 1 đến 3 rồi trở lại đếm 1. Hoặc đếm đến 5 hay đến10, rồi trở lại đếm 1. Thở đều đặn, thong thả. Ý nghĩ theo dỏi sự hít vào và thở ra; không nghĩ vấn đế nào khác. Nếu lúc nào định được tâm và cảm thấy không cần phải đếm 1,2,3…nữa, thì chỉ giỏi theo hơi thở ra vào mà thôi. Lúc đó cũng có thể tập trung ‘tư tưởng’ vào một điểm phía trên và giữa hai chặn mày và vẫn tiếp tục thở. Mỗi lần, định tâm được tối thiểu là 10 phút. Ngày hai lần, lúc nào thích hợp.
(TVHS)
Nếu hít thở và đếm như thế mà không định được tâm thì phối hợp với lời niệm Phật như: Hít vào (không niệm), thở ra niềm thầm 'A Di Đà, hoặc A Di Đà Phật', hoặc Quán Thế Âm.
Lúc xả thiền: Hai lòng bàn tay xoa vào nhau nhiều lần để có nhiệt lượng. Thoa toàn mặt và mí mắt để gia tăng sự mịn màng của làn da. Thoa sau ót cổ, thoa lưng, thoa chân để giảm nhức mỏi, nếu có, trong lúc hành thiền.
b. Thở bụng (thở đan điền)[9]
Thở bụng cũng có thể ngồi trên ghế, trên gối, trên thềm xi măng, có thể nằm. Thực hiện lúc nào mình muốn.
Cách thở đan điền: Hít vào bằng mũi và bụng phồng ra, thở ra bằng mũi và bụng xẹp xuống. Hít vào và thở ra đều đặn, không nín để giữ hơi và không đẩy hơi xuống phía dưới bụng vì sẽ dễ bị mệt.
Hít vào, bụng phồng
Thở ra, bụng xẹp
c. Tập thở theo thế Chánh Định (10)
Thở bình thường và thực hành buông thả (buông bỏ mọi suy nghĩ, thư giản thân tâm).
Bước một: Đứng thẳng, hai chân giang ra ngang tầm bề rộng của hai vai (xem hình). Hít vào bằng mũi, đưa hai tay lên cao, mắt nhắm và hướng sự chú ý đến phần giữa trán.
Thở ra cũng bằng mũi, hai tay hạ xuống, đưa vòng ra sau lưng. Hai bàn tay chụm lại như hai búp sen, ngón trỏ và ngón cái đụng vào nhau (xem hình). Gót chân nhón lên cao một chút.
Bước hai: Hít vào bằng mũi, nhắm mắt lại đồng thời đưa hai bàn tay ra hai bên hông, cùng lúc hạ hai gót chân xuống. Khi nhắm mắt hướng tâm về phía giữa trán (như trong bước một).
Bước ba: Thở ra, mở mắt đồng thời đưa hai bàn tay vào tạo thành “ấn định tâm” như ban đầu.
Chỉ thực hành một trong ba phương pháp đề nghị nêu trên. Và nên nhớ rằng đây là thiền trị bệnh (meditation for health) chứ không phải thiền giác ngộ (meditation for enlightenment) nên không sợ bị tẩu hỏa nhập ma. Những người tu theo pháp môn Tịnh Độ hay Mật tông cũng trị được bệnh vì điểm then chốt là định được tâm. Do đó, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phât, trì chú, lạy Hồng danh v.v. đều rất quý. Ngoài ra, chế độ ăn uống và tập thể dục cũng rất cần cho sức khỏe.
Nhân tiện đây tôi muốn thưa thêm rằng chư Tăng Ni Việt Nam bị bệnh nhiều hơn người thường mà đúng ra là phải ngược lại. Vì sao? Trước hết là do chế độ ăn uống. Thức ăn hằng ngày không đủ chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. Trái lại, thức ăn có quá nhiều muối, nhiều đường, nhiều bột ngọt và dầu. Có nhiều vị công việc lại quá nhiều và thiếu tập thể dục. Nhờ có tu Thiền, Tịnh, Mật… nên đa số Chư vị bệnh ngang đó mà đáng lẻ là nhiều hơn nữa.
Kết Luận
Nhiều năm qua khoa học gia và y giới phương Tây đã tìm thấy MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THIỀN, NÃO BỘ VÀ SỰ CĂNG THẲNG LIÊN HỆ ĐẾN BỆNH TẬT VÀ PHƯƠNG THỨC CHỮA TRỊ. Một lần nữa, lời dạy của nhà Phật đã được chứng minh thêm: Thiên đàng - địa ngục, hạnh phúc - khổ đau đều do tâm; tâm chủ động tâm tạo tác.
Sinh già bệnh chết rồi ai cũng phải đi qua. Không ai mong cầu không bệnh; dù có mong cầu cũng chỉ phí công. Nhưng ít bệnh và sống đời hạnh phúc an lạc có lẽ cũng là tiên trên đời rồi.
Thuốc Nam, thuốc Bắc và Âu dược cũng có giới hạn và nhiều phản ứng phụ cũng như tốn tiền. Nên chăng? song song với y dược, Thiền ngày hai lần, mỗi lần tối thiểu 10 phút, thân tâm an lạc hơn, hạnh phúc hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, chống được nhiều bệnh tật và lão hóa.
Vài lời tác bạch: Tôi sưu tầm và biên soạn bài nầy vì lợi ích cho số đông, và trích dẫn các chứng cớ mà y giới và khoa học các quốc gia tân tiến đã thí nghiệm và áp dụng. Lúc thực hành, nếu cần, quý vị nên tham khảo với các nhà chuyên môn để tránh lạc dẫn.
Kính chúc quý vị thân tâm an lạc.
Hồng Quang
04/04/2011
Tài liệu tham khảo:
1. http://newsinhealth.nih.gov. Harrison Wein, PhD, "Stress and Disease: New Perspectives".
2. Wikipedia
3. Diener, E. et al. (2003) “Personality, culture, and subjective well-being:
emotional and cognitive evaluations of life”. Annu. Rev. Psychol. 54: 403-425.
4. Ekman, P. (2003), “Emotion Revealed: Recognizing Faces and Feelings to Improve Communication and Emotional Life”, New York: Henry Holt Co.
5. Seligman, M.E.P. (2002). “Authentic Happiness”: Using the New Positive Psychology to
Realize Your Potential for Lasting Fulfillment. New York: Free Press.
6. Lyubomirsky, S. (2008), “The how of happiness: A practical approach to getting the life you want”. New York: Penguin Press.
7. Hình minh họa từ tài liệu www.sfn.org. Trong “Society for Neuroscience/stress/Brain Facts”
8. Benson, H., Greenwood, M.M., Klemchuk, H. (1975) “The relaxation response: Psychological aspect and clinical applications”. International Journal of Psychiatry in Medicine, 6:87-98.
9 và 10. www. quangduc.com. Trang Nhà Quảng Đức. “Khí công tâm pháp”. Phụng Sơn.
• http://www.wikipedia.org