Một
ngôi nhà khỏe mạnh không có nghĩa là không có không khí ô nhiễm, khói
bụi. Sofa, đồ gỗ, điều hòa không khí, trang trí nhà, tủ lạnh, phòng tắm…
đều có những tác động quyết định và quan trong tới sự khỏe mạnh của
người sống trong nhà. Có những điều báo trước, dễ thấy, nhưng cũng có
những nguy cơ ẩn giấu tiềm tàng đe dọa sức khỏe gia đình. Nghiêm trọng
hơn khi những dấu hiệu ấy lại dễ bị bỏ qua trong cuộc sống thường ngày.
Không nên đặt trứng sống không rửa trong tủ lạnh
Thông thường, trong tủ lạnh luôn có một ngăn chứa dành riêng cho lưu
trữ trứng để giúp bảo quản an toàn và lâu hơn. Tuy nhiên, một số bà nội
trợ có thói quen cất luôn trứng vào trong tủ lạnh mà không lau rửa mà
không hề biết rằng nó gián tiếp tạo ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Khi
trứng sống không rửa để trong tủ lạnh, tùy tuộc vào các nguồn ô nhiễm
rồi cùng với phân gà, có thể chứa salmonella (một ô nhiễm thực phẩm) trở
thành tác nhân gây hại.
Không nên để trứng bẩn trong tủ lạnh. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn mở cửa tủ lạnh khi tay vô
tình chạm qua vỏ trứng, không để ý bạn lại dùng chính bàn tay ấy để cắt
gọt hoa quả, thực phẩm thì ô nhiễm là không thể tránh khỏi. Chưa nói đến
trong tủ lạnh đóng kín, những chất ô nhiễm có thể xâm nhập vào thực
phẩm và khiến môi trường tủ lạnh không còn an toàn.
Phòng tắm là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn ký sinh
Phòng tắm là nơi chứa rất nhiều vi
khuẩn ký sinh. Bất cứ lúc nào bạn cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đường
ruột hoặc đường hô hấp. Thường bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn E. coli trên
tay nắm cửa và các côn trùng có hình dạng quả lê ở bồn rửa, vòi nước...
Nút bấm trên tay nắm cửa cũng thường dính virus u nhú ở da, mụn cóc
Staphylococcus aureus và các virus khác. Nếu tay bạn đang bị trầy xước
hoặc tổn thương thì sẽ rất dễ bị viêm da, eczema và các bệnh ngoài da.
Trong phòng tắm, mọi người không tránh khỏi tiếp xúc với tay nắm cửa,
vòi nước rửa chén hay bồn rửa… Trong trường hợp này, mặc dù đã rửa tay
cẩn thận rồi mở cửa, đóng cửa thì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn. Do đó,
trong phòng tắm bạn nên sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn để đảm bảo sạch
sẽ. Nếu có thể hãy cài đặt và sử dụng các loại vòi cảm ứng để tránh
tiếp xúc trực tiếp, ngăn chặn lây nhiễm chéo.
Vải sofa dễ nấm mốc, nhiễm khuẩn. (Ảnh minh họa)
Vải sofa dễ nấm mốc, nhiễm khuẩn
Ghế sofa mềm mại và thoải mái,
đồng thời giúp cho nhiều phòng có cảm giác ấm áp và phong cách hơn nên
nó khá phổ biến. Khi chọn vải sofa, ngoài việc kiểm tra sự đàn hồi, lực
ép thì bạn nên chọn loại vải bọc bên ngoài sofa ít thấm nước, ít bám
bụi, ít bám lông vật nuôi và tiếp xúc với nước tốt để có thể tẩy rửa khi
cần. Nếu không vải ghế sofa nấm mốc, nhiễm khuẩn hay ô nhiễm môi trường
trong nhà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên làm sạch bụi mỗi tuần một lần là tốt nhất, đầu tiên bạn sử dụng
một chiếc khăn khô để loại bỏ bụi, sau đó dùng khăn ướt lau lại bề mặt.
Nếu gia đình có máy hút bụi thì bụi sẽ được làm sạch triệt để hơn, nhưng
không sử dụng bàn chải hút để tránh làm hư hại các loại vải dệt. Có thể
dùng đầu hút chân không phẳng để hút sạch và điều chỉnh sức hút mạnh mẽ
bụi bẩn trong các khe ghế sofa.
Dù bằng cách nào, cánh tay của ghế sofa, đệm và khe hở là các vị trí
cần tập trung làm sạch. Vải sofa cần được làm sạch mỗi năm một lần. Lưu ý
rằng bạn phải rửa thật kỹ các nơi tích tụ bụi bẩn. Nếu thời tiết cho
phép thì bạn nến tháo rời các bộ phận để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt
trời giúp loại bỏ ẩm và diệt nấm mốc tốt hơn.