cũng như giúp cải thiện hoạt động nhận thức và ít bị đau đớn hơn so với nhóm đối chứng, theo kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học làm việc tại trường Đại học Sydney, Úc.
Tiến sĩ Byeongsang Oh, một giảng viên cao cấp lâm sàng tại Trường Y khoa Sydney, Úc, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: Tình trạng viêm nhiễm gây đau đớn đã giảm rõ rệt ở những bệnh nhân ung thư thực hành tập khí công, cách thức chữa bệnh đặc biệt của nền y học cổ truyền Trung Quốc.
"Một vài Nghiên cứu đã cho thấy chứng viêm mạn tính gắn liền với sự tiến triển của căn bệnh ung thư, cũng như khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư", theo Tiến sĩ Byeongsang Oh, sẽ công bố phát hiện này tại hội thảo hàng năm của Hội Ung bứu học lâm sàng Hoa kỳ ( ASCO ) ở Chicago, Hoa Kỳ, vào tuần tới.
|
Một phương pháp chữa bệnh quan trọng của nền y học cổ truyền Trung Quốc, khí công đòi hỏi phải sử dụng hoạt động thể chất và thiền định để kết hợp hài hòa giữa: Cơ thể, trí lực và tinh thần. |
"Những Bệnh nhân đã trải nghiệm qua việc điều trị bằng việc thực hành tập khí công, đã có những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống bao gồm: Thân thể cường tráng, linh hoạt hẳn lên, đem lại cảm giác hạnh phúc, yêu đời và có cách nhìn nhận đời sống xã hội tích cực hơn, cải tiến trong hoạt động nhận thức, trong khi ở nhóm đối chứng tất cả các điều này đều rơi vào tiêu cực, ngày càng xấu đi" Tiến sĩ Byeongsang Oh nói.Tiến sĩ Byeongsang Oh cũng nhận được các báo cáo từ những bệnh nhân đã trải nghiệm qua việc điều trị bằng việc thực hành tập khí công rằng: Họ cảm thấy thoả mãn hơn trong đời sống tình dục.
Nghiên cứu trên được thực hiện với sự tham gia của 162 bệnh nhân, với những bệnh nhân đã trải nghiệm qua việc điều trị bằng việc thực hành tập khí công, họ sẽ thực hiện một chương trình 10 tuần với 2 phiên thực hành có sự giám sát khoảng 90 phút mỗi tuần. Họ cũng được khuyến khích thực hành tập khí công ở nhà mỗi ngày trong ít nhất nửa giờ.
Tuổi trung bình của những bệnh nhân tham gia nghiên cứu này là 60 tuổi, với các độ tuổi khác nhau, từ 31 tuổi đến 86 tuổi. Chẩn đoán ung thư thời kỳ đầu phổ biến nhất trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu này là: Ung thư vú chiếm 34% sau đó là ung thư kết tràng - trực tràng chiếm 12 %.
Khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu, thật sự không có sự khác biệt đáng kể trong các phép đo của chất lượng của cuộc sống, bao gồm: cảm giác mệt mỏi, tâm trạng tiêu cực và tình trạng viêm nhiễm giữa nhóm những bệnh nhân sẽ trải nghiệm qua việc điều trị bằng việc thực hành tập khí công và nhóm đối chứng.
"Theo thông tin chúng tôi được biết, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên mang ý nghĩa thống kê, kiểm soát thử nghiệm ngẫu nhiên để đo lường tác động của việc điều trị thông qua thực hành tập khí công ở bệnh nhân ung thư", tiến sĩ Oh nói.