Câu
chuyện bình chọn quốc hoa cách đây 3 năm mấy ngày nay lại nóng trở lại
khi trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du
lịch được giao chủ trì phối hợp với các tổ chức có liên quan để nghiên
cứu đề xuất việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và cách lựa chọn suy tôn
quốc hoa.
Đến
thời điểm này, trên trang web bình chọn Quốc hoa của Bộ VH-TT-DL, hoa
sen được bình chọn với hơn 62%, tiếp theo là hoa đào (hơn 15%), hoa mai
(hơn 14%), hoa ban (4,4%). Dù chiếm ưu thế với tỉ lệ áp đảo nhưng có
không ít người tỏ ra không đồng tình với việc lựa chọn hoa sen.
Một
nhà văn hóa cho hay hoa sen dù thân thuộc và gần gũi với người dân
nhưng đối với thế giới, nó không đặc trưng cho Việt Nam. Việt Nam cũng
không phải là nơi có nhiều sen đẹp và cũng không có loài sen nào đặc
trưng. Thậm chí ở khu vực Đông Nam Á, nhiều nước có sen đẹp hơn Việt
Nam.
|
Có rất nhiều ý kiến phản đối hoa sen trở thành quốc hoa |
Thêm
vào đó, các sản phẩm văn hóa có sử dụng hình ảnh của sen đều bị ảnh
hưởng bởi Phật giáo mà nguồn gốc của Phật giáo lại bắt nguồn từ Ấn Độ và
nước này cũng đã chính thức chọn hoa sen trắng làm Quốc hoa. Ngoài Ấn
Độ, không ít quốc gia đã chọn hoa sen làm Quốc hoa.
Chỉ
lý do đó đã đủ khiến dư luận băn khoăn, có nên chọn đại diện hoa của
đất nước giống nhiều nước khác như vậy. Dư luận lo lắng bởi các đề cử
khác cũng vấp phải điểm nọ điểm kia chưa phù hợp: hoa đào chỉ sống ở xứ
lạnh trong khi mai thì không thể thiếu nắng ấm, hoa ban chỉ có ở vùng
núi Tây Bắc... Ấy là người ta chưa biết rằng, ở Việt Nam, có một loài
hoa dại mọc ở hầu hết các vùng quê, đẹp dịu dàng nữ tính, đầy đủ tiêu
chuẩn để trở thành quốc hoa, loài hoa trinh nữ (hay còn gọi là hoa xấu
hổ).
Hoa
xấu hổ đã tồn tại từ rất lâu ở nước ta. Nó đã đi vào trong truyền
thuyết, trong những câu truyện cổ tích Việt Nam, từ biết bao thế hệ.
Tiêu biểu trong số đó là câu chuyện buồn về người con gái đoan trang
thùy mị. Ngày xửa ngày xưa có một người con gái đẹp như tiên sa, nụ cười
của nàng còn đẹp hơn cả hoa ban mai vừa nở… Nàng có biết bao nhiêu
chàng trai si mê đến ngỏ lời và chỉ chờ nàng ban tặng một cái nhìn, một
nụ cười. Nhưng nàng là người đoan trang nên chỉ yêu có một lần và lấy
người đó làm chồng.
Nàng
hạnh phúc trong cuộc sống được yêu thương chiều chuộng, nhưng chồng
nàng là người không có chức cao quyền trọng. Vì vậy mà trong những lễ
hội là nơi có thể gặp gỡ biết bao kẻ có thế lực nàng ngày càng thấy mình
nhỏ bé và buồn chán, thất vọng vì chồng mình. Sự đời trớ trêu, sự phản
bội của nàng phải trả giá: mỗi lần chồng nàng âu yếm là nàng co mình lại
và héo hon từng ngày rồi qua đời. Sau đó, trên mộ của nàng mọc lên một
loài cây cứ có người chạm vào lại co mình lại. Loại cây đó người đời
đặt tên là là cây xấu hổ. Chỉ một câu chuyện này cũng đủ minh chứng
rằng, đây là loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc.
|
Hoa xấu hổ (hoa trinh nữ) đáp ứng được tất cả các tiêu chí lựa chọn quốc hoa. |
Về
tính phổ biến, không cần phải bàn cãi nhiều vì đó là hoa dại, với sức
sống mãnh liệt của một loài cây dại. Hoa xấu hổ dù chỉ là một loài hoa
nhỏ nhưng nó là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, khả năng thích nghi mãnh
liệt khi có thể tồn tại và phát triển ở khắp các vùng trong cả nước.
Người ta có thể tìm thấy nó ở mọi nơi, từ trong cánh rừng cho tới khoảng
đất ven ruộng. Chưa kể, Việt Nam là một đất nước nhiệt đới ẩm gió mùa
nên cây cối, các loài hoa và cỏ dại cũng là một đặc trưng tiêu biểu cho
đới khí hậu này. Vì thế, chọn hoa dại làm quốc hoa hẳn cũng phù hợp với
điều kiện địa lý tự nhiên của đất nước.
Hoa
xấu hổ cũng đại diện cho tính cách người con gái Việt. Sống sát đất
đen, loài hoa đó vẫn giữ sự e ấp, thẹn thùng. Và nó đẹp, màu tím hồng
phơn phớt trên những nhụy hoa mỏng như tơ khiến cho bất cứ chợt nhìn
thấy đều dâng lên cảm xúc nhẹ nhàng thư thái. Và nó cũng là biểu tượng
của sự thủy chung, đức tính được đề cao nhất của người phụ nữ Việt.
Hơn
nữa, dù chỉ là một loài cỏ dại nhưng hoa xấu hổ lại là biểu tượng của
tinh thần bất khuất của dân tộc. Dù có bất kỳ dự tác động, hay ảnh hưởng
nào, cây trinh nữ vẫn giữ nguyên phẩm chất của mình, co lại nhưng không
vì thế mà dần tàn lụi, ngay sau đó lại vươn lên mạnh mẽ hơn nữa.
Một
lý do cũng không kém phần quan trọng, ngay từ cái tên của mình, hoa xấu
hổ đã gợi nhắc một phẩm chất cần có của con người: lòng tự trọng. Biết
xấu hổ là còn lòng tự trọng, đó là điều vô cùng cần thiết, thậm chí
không thể thiếu. Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người đánh mất sự biết
xấu hổ, cho nên, khi nhìn thấy quốc hoa là loài hoa này, họ sẽ giật mình
nhận ra điều mà họ đang thiếu.
Với
những phẩm chất và đặc tính như vậy, hoa xấu hổ xứng đáng trở thành
quốc hoa của Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay chưa có nước nào trên thế giới
chọn loài hoa này làm quốc hoa nên lựa chọn đó cũng góp phần tạo nên nét
đặc trưng, riêng biệt của du lịch Việt.