11/02/2013 10:15 (GMT+7)
Số lượt xem: 168851
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Vào những ngày đầu xuân, hầu như rất nhiều gia đình người Việt chúng ta thường lên chùa lễ Phật. Trong khói hương nghi ngút, tiếng mõ, câu kinh như dẫn dắt ta về với thế giới tâm linh từ bi hỷ xả.


Đến cửa Phật, ta nghĩ đến hình ảnh thầy trò Đường Tăng vượt qua ngàn trùng gian khổ sang Tây Trúc thỉnh kinh, phải chăng đấy chỉ là chuyện thần thánh một thời đã qua hơn một ngàn năm trăm năm trước?

Năm rồi, dẫu đã ngoài thất thập cổ lai hy, tôi vẫn quyết lần theo dấu chân Đường Tăng sang Tây Thiên với Hymalaya hùng vĩ, với sông Hằng huyền thoại mênh mông! Nhưng đất Phật đã hơn 2.500 năm, dẫu có thăng trầm, thì vẫn còn ngàn, vạn dấu tích trải rộng trên hàng trăm ngàn cây số vuông, thăm đâu, bái đâu cho đạt tâm nguyện, lòng thành đúng nghĩa hành hương về cội nguồn Phật tổ? Bởi vậy, ao ước đầu tiên, là phải được đến nơi đức Phật đản sinh tại Lâm Tỳ Ni!

Lâm Tỳ Ni

Giờ đây, Lâm Tỳ Ni lại ở trên đất Vương quốc Nepal, khi làm thủ tục nhập cảnh vào Nepal tôi thật bất ngờ thấy trên tường của trụ sở Đồn Biên phòng ở biên giới nước này có treo một tờ tôn vinh Dr Lam... Đó chính là sư thầy Thích Huyền Diệu - một người Việt đã có nhiều đóng góp cho sự hồi sinh của thánh địa hàng đầu Phật giáo này. Chính vì vậy, khi thấy tôi là đồng hương của thầy Huyền Diệu thì bạn bè Nepal tỏ ra rất có cảm tình.nguoiphattu.com

Từ biên giới Ấn Độ vào đến Lâm Tỳ Ni chỉ mất vài giờ xe hơi. Cách Lâm Tỳ Ni vài cây số xe hơi đã phải dừng để du khách đi bộ hoặc đi xe đạp lôi. Trên tuyến đường đầy hoa thẳng tắp, hàng ngàn khách thập phương từ Á Đông đến Âu, Mỹ thành kính chắp tay tụng niệm vào Lễ nơi có đặt phiến đá đánh dấu chỗ Đức Phật đản sanh. Cạnh đó là hồ nước lung linh huyền thoại nơi Đức Phật tắm, nhiều người mang bình múc nước về thờ. Điểm thu hút khách hành hương tại đây có lẽ là cội Bồ Đề cổ thụ, cũng có tài liệu nói rằng đó là cây sa la?
 
Ngồi thiền dưới bóng cây thiêng ở Lâm Tỳ Ni.
Ngồi thiền dưới bóng cây thiêng ở Lâm Tỳ Ni.

Ngồi thiền dưới bóng Bồ Đề đã từng nghe tự thuở bé thơ, thât là một diễm phúc! Đứng ở Lâm Tỳ Ni nhìn lên dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ chạy dài hàng ngàn cây số, cao chín tầng mây... cùng với con số thời gian mấy ngàn năm lịch sử mà vẫn hiển hiện, sờ được tận tay cột đá, hơn hai ngàn hai trăm năm trước... thì những vất vả ngày đêm để đến được nơi này trong tôi bỗng tan biến đâu mất, tâm thấy sáng lên, tự lòng mình thanh thản! Mấy năm gần đây, với lòng mộ đạo, nhiều nước và khu vực trên thế giới bằng nguồn kinh phí Nhà nước, kinh phí cộng đồng, nhiều chùa và cơ sở Phật giáo được xây dựng lên xung quanh Thánh địa này. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Tạng, Bhutan... trong đó điểm thu hút người Việt là Việt Nam Phật quốc tự do thầy Huyền Diệu xây dựng, trụ trì.

Từ trung tâm nơi Đức Phật đản sinh, chúng tôi băng qua một khu rừng TẾCH thuần loại tự nhiên cao vút thẳng tắp... để đến Việt Nam Phật quốc tự. Từ xa nhìn cổng chùa với mái tam quan lợp ngói vẩy cong cong... Ôi sao mà thân thương đến thế! Chính điện được thiết kế hoàn toàn theo phong cách cổ truyền Việt, trước sân là một bản đồ Việt Nam thống nhất, rồi Chùa Một Cột to như gần nguyên mẫu...và cũng rất ấn tượng là sân hồng hạc với những khóm trúc thanh cao. Tôi đứng đây dưới khóm trúc tận Hy Mã Lạp Sơn mà cứ như đang ở trên chùa Yên Tử quê nhà vậy. Theo đạo lý Việt: Đất lành, chim đậu. Từ ngày Thầy Huyền Diệu đến xây chùa, trồng cây, lập vườn... thì chim Hồng hạc lại bay về, việc làm của Thầy đã chinh phục niềm tin của người đứng đầu đất nước cũng như đông đảo dân chúng nơi đây.nguoiphattu.com

Bodhaya: Bồ Đề - Bodhi có nghĩa là giác ngộ

Thánh địa nổi tiếng thứ hai trong lịch sử Phật Giáo là Bồ Đề Đạo tràng. Nơi đây Đức Phật đã tọa thiền suốt 49 ngày đêm dưới tán cây Pipala, bên cạnh dòng sông Ni Liên Thiền. Phật đắc đạo tại đây và địa danh này đã trở thành Bồ Đề Đạo tràng, cây cổ thụ pipala được đặt tên là cây Bồ Đề (có nghĩa là giác ngộ, bodhi tree).

Do địa điểm khá thuận lợi và nổi tiếng được UNESCO công nhận Di sản thế giới, cho nên nhiều khách Viêt Nam đã được đến đây qua con đường từ thủ đô New Delhi. Qua tài liệu ghi chép của ngài Huyền Trang, chúng ta hình dung ra được quang cảnh sầm uất rực rỡ của địa danh này trong quá khứ hơn 2.500 năm trước. Cây Bồ Đề bây giờ không biết là thế hệ thứ bao nhiêu của cây Bồ Đề gốc, nhưng cành lá vẫn xum xuê, thân cây to lớn, rắn chắc.
 
Việt Nam Phật Quốc tự tại Lâm Tỳ Ni - Nepal.
Việt Nam Phật Quốc tự tại Lâm Tỳ Ni - Nepal.
 
Phía Bắc của ngôi Tháp là một con đường hẹp đó là con đường mà Đức Phật, sau khi thành đạo, đã hành thiền qua lại. Giờ đây, ngày đêm, mưa nắng, khách thập phương từ mọi miền trên thế giới đến đây, nhường nhịn, trầm lặng ngồi thiền dưới gốc Bồ Đề, cũng như dọc con đường mà Đức Phật đã từng thiền hành; những lá Bồ Đề từ trên cây thiêng rơi xuống lặng lẽ, nhẹ nhàng, ai cũng mong nhặt được những chiếc lá như là những báu vật thiêng liêng đem về thờ phụng, nhưng không hề thấy sự giành giật, tranh cướp. Có người còn muốn xin một nắm đất từ gốc Bồ Đề lịch sử mang về thờ.
 
Việt Nam Phật quốc tự tại Bồ đề đạo tràng - Ấn Độ.
Việt Nam Phật quốc tự tại Bồ đề đạo tràng - Ấn Độ.

Là người Việt, từ Mỹ, Pháp đến hay Hà Nội, Sài Gòn sang vùng đất Giác ngộ, hầu như có chung cùng một điểm đến đó là Việt Nam Phật quốc tự... Ngôi chùa Việt ở đây được xây dưng cách ngôi chùa Viêt ở Lâm Tỳ Ni hai thập kỷ... và cũng từ một bàn tay cần cù, một bộ óc thông tuệ và một tấm lòng nhiệt thành của nhà sư Thích Huyền Diệu dựng lên.

Hôm tôi đến Bồ Đề Đạo tràng, may mắn có thầy ở nhà, thầy mời tôi lên tầng thứ tư của một công trình đang xây dựng dở dang... ngồi uống trà! Hai mươi mấy năm xây dựng và giờ vẫn tiếp tục dựng xây..., chuyện xây chùa Viêt trên đất Phật gian khổ, khó khăn đến mức nào đã được thầy kể lại trong một cuốn sách... Ở Bồ Đề đạo tràng cũng như ở Lâm Tỳ Ni có rất nhiều chùa, mỗi quốc gia một phong cách kiến trúc, một đặc điểm văn hóa thờ cúng .

Đến Việt Nam Phật quốc tự tôi thấy như đến Đại Sứ quán Việt Nam ở các nước tôi từng đến. Dẫu vậy, thì Đại Sứ quán Việt Nam ở Tokyo, hay Paris, Luân Đôn... dù có trang trí, bày biện kiểu gì, thậm chí có sứ quán là ta tự xây thì vẫn là kiểu ''nhà thuê''... còn Việt Nam Phật quốc tự thì từ cái cổng đến chính điện, hậu cung... vẹn toàn chất Việt. Đến Viêt Nam Phật quốc tự ai trong chúng ta lại không tự hào về bản sắc Việt giữa đất Phật ngàn năm này!

Vườn Lộc Uyển - nơi đức Phật chuyển Pháp luân
 
Tháp cổ trong vườn Lộc Uyển.
Tháp cổ trong vườn Lộc Uyển.

Ngay sau khi đắc đạo, Đức Phật tìm về vườn Lộc Uyển (vườn nai) nơi có nhiều nhà tu hành đang tu tập và đã truyền Bài Pháp đầu tiên cho năm vị tỳ kheo! Hình ảnh bánh xe Pháp luân chúng ta thường thấy ngày nay, bắt đầu từ đây.

Năm 636 Ngài Đường Huyền Trang đến đây và ghi chép lại những gì đã có, dù đã phải trải qua biết bao cuộc binh đao máu lửa từ Hung nô Đông Bắc đến các bạo chúa Hồi giáo cực đoan đã tàn sát hàng ngàn chư tăng, đốt phá hàng vạn kinh sách, hủy hoại đền chùa, bảo tháp, tu viện...nguoiphattu.com

Vậy mà, hôm nay đến đây khách hành hương vẫn choáng ngợp trước các công trình còn đó mang dấu ấn ngàn năm... từ thời vua A Dục, Cột đá, tượng Phật, các tháp, nền tháp, từ trên thực địa cũng như trong bảo tàng đang được ngành khảo cổ những thế kỷ gần đây lôi từ lòng đất lên hết sức rực rỡ.

Câu Thị Na - thánh địa Phật nhập Niết bàn
 
Ni sư Trí Thuận hướng dẫn phóng viên Dân trí thăm chùa Linh Sơn
Ni sư Trí Thuận hướng dẫn phóng viên Dân trí thăm chùa Linh Sơn
ở Câu Thị Na.

Đức Phật xuống thế cứu độ chúng sinh tròn 80 mùa sen ! Ngài đã chọn Câu Thị Na để nhập Niết bàn. Tại đây, sau khi vào đền lễ tượng Phật nằm, tôi được một sư thầy Ấn độ hướng dẫn ra hai cây Sa la cho biết đấy chính là địa điểm mà Đức Phật đã nhập Niết bàn, và trên một nền tháp phía xa luôn luôn có đông đảo các đoàn khách quỳ lạy tụng niệm, đó là nơi đã hỏa thiêu kim thân của Ngài! Xá lợi Phật sau khi dành một phần để đưa vào Bảo tháp thờ tại chỗ, còn thì chia đều cho tám vị quốc vương tám nước đưa vào bảo tháp ở các nước để chiêm bái.nguoiphattu.com

Cũng như ở nơi Phật sinh, nơi Phật thành đạo, ở Câu Thị Na cũng có một chùa Việt rất đáng tự hào. Chùa thờ Phật và cũng là Trung tâm nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Ngôi chùa do Ni sư Trí Thuận từ Paris sang tôn tạo với không chỉ trí lực, tiền của mà bằng cả sức lao động quần quật trong một thời gian khá dài.

Tôi đến chùa, đang trong thời kỳ gấp rút hoàn thành Bảo tháp, thợ từ Thái Bình, Nam Định sang đang chạm khắc trang trí từng tầng... Ni sư vừa đi mua xi măng, đá lát về giữa cái nắng thiêu đốt, nhưng vẫn vui vẻ nhiệt tình tiếp chúng tôi! Hướng dẫn thăm chùa, thăm Quan âm Phật đài và vườn tứ đại thánh địa... Ở đây cũng là nơi có nhiều nước đến xây chùa, trăm hoa đua nở, dù cái thế tiền bạc khá thấp so với những nước khác, nhưng những ngôi chùa Việt Nam ở đây đều rất đáng trân trọng!

Phong cách Việt, tấm lòng Việt và cả niềm tin Việt

Khi chưa đến đây, tôi cứ nghĩ Tây du ký là một tiểu thuyết viễn tưởng thần tiên ! Đến rồi những gì đã nghe, đã thấy tôi mới hiểu rằng hơn 1.500 trước thầy trò Đường tăng thật sự đã có một chuyến du học với sách vở để lại ghi chép đầy đủ, chương mục cụ thể! Mà không chỉ Đường Tăng, trước đó vào thế kỷ thứ 5 đã có Pháp Hiển mở đường tầm sư học đạo,và từ đấy còn biết bao thế hệ tu sĩ, phật tử từ Trung Quốc, Việt Nam... đến đây hành hương, tu tập để giác ngộ - Bồ Đề!

Nguyễn Lương Phán - (Dân trí)


Âm lịch

Ảnh đẹp