06/09/2012 20:27 (GMT+7)
Số lượt xem: 84046
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Với một nụ cười như Mona Lisa, khuôn mặt nhìn với một sự thanh thản tinh tế, nhẹ nhàng nhưng ảnh hưởng sâu sắc trong sự mãn nguyện. Nó mời gọi người xem tự hỏi niềm vui nội tâm nào đã sản sinh sự yên tĩnh sâu sắc đó.


Có phải đây là một bức tranh mới tại MFAH (Bảo Tàng Mỹ Thuật Houston)? Có phải là một công trình mới tại Đại học Rice? Không, đó là một pho tượng mới tạc, to lớn và ấn tượng của Đức Phật được đặt tại Chùa Pháp Nguyên ở Pearland, Texas (aka Dharma Spring Temple).

Bức tượng có chiều cao 29 feet và là một trong những pho tượng Phật lớn nhất được dựng lên ở Bắc Mỹ. Được chế tác tại Việt Nam, pho tượng gần đây đã được vận chuyển xuyên qua Hong Kong và sẽ được mở cửa cho công chúng tại công viên thiền vào mùa xuân năm 2013.

Tượng Phật phục vụ như là phương tiện quan trọng để thiền định và là một biểu tượng cao quý. Tuy nhiên, lãnh đạo Phật giáo đã thận trọng chỉ rõ rằng những bức tượng này không phải là sự tôn thờ thần linh.

"Bức tượng không phải là một thần tượng, chúng tôi sử dụng nó như là một đối tượng để thiền định", Hòa thượng Thích Trí Hoàng phát biểu.

"Chúng tôi hy vọng pho tượng sẽ giúp người chuyển hóa để có sự bình an và niềm vui nội tâm, những điều này được biểu hiện rõ ràng trong bức tượng" ông nói.

Thật vậy, để giúp các cá nhân thiền sinh chuyển hóa nội tâm từ một tâm trạng phiền não sang tâm trạng an vui các bức tượng Phật trên toàn thế giới đã mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú, hiển nhiên như thế.

Các nhà điêu khắc thường bao gồm các yếu tố nghệ thuật như: thủ ấn (mudras), pháp khí (như tràng hạt hay hoa sen), loại hình cơ thể (gầy hoặc bụ bẫm, tai dài) và dấu hiệu trên khuôn mặt của Đức Phật để giúp Phật tử tham thiền trong chánh niệm.

Bức tượng này tiêu biểu Đức Phật A Di Đà, Đức Phật của cõi Tịnh Độ, tượng trưng cho lòng từ bi, trí tuệ và giác ngộ. Khi chiêm ngưỡng bức tượng giúp hành giả xa rời tham dục của thế giới này và hướng tới giác ngộ. Điểm đặc biệt, tinh tế của bức tượng này là nụ cười "giống như Mona Lisa" với mục đích phục vụ như một biểu tượng cho việc thiền định. Không chỉ vậy, thiết kế đặc biệt của nó cũng còn là chiếc cầu nối kết các nền văn hóa.

Trong khi bức tượng có một số kiểu thức châu Á điển hình được đề cập ở trên, bức tượng cũng có một sự tinh tế đặc biệt của phương Tây.

"Pho tượng này rất khác với những kiểu thức điển hình truyền thống của châu Á về Đức Phật", Thầy Trí Hoàng, vị trụ trì Chùa Pháp Nguyên nói.

"Nụ cười trên pho tượng là một cái gì đó nhẹ nhàng làm cho bạn suy nghĩ, tự hỏi và suy ngẫm, và pho tượng trông cũng khá giống người Mỹ" Thầy Trí Hoàng nói, "cho nên pho tượng trở nên hấp dẫn đối với Phật tử cả phương Tây và châu Á."

Phật giáo rất hưng thịnh ở phương Tây, cả trong số những người nhập cư châu Á và những người Phật tử phương Tây bản địa. Trong khi đó, cũng có những căng thẳng giữa các nhóm tôn giáo trên những căn bản và mức độ hợp tác khác nhau. Nhưng Phật giáo luôn bắt rễ vào vùng đất trong đó nó được trồng, mà sự kết hợp phong cách phương Tây và châu Á có thể sẽ trở thành phổ biến hơn và có thể cung cấp không chỉ con đường cho việc thiền định, mà còn cho những sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau của Phật giáo tại Hoa Kỳ.

Alison Steele, người điều hành trang web Tin Tức Tăng Đoàn Nam Houston, tin rằng bức tượng sẽ làm việc đó là kết nối thành công những khác biệt tại những thời điểm khác nhau, cùng các nền văn hóa Phật Giáo.

"Trong Phật giáo Mỹ, chúng ta thường thấy một sự hoàn toàn khác biệt giữa cái gọi là Phật tử 'huyết thống' và Phật tử tân tòng phương Tây nói tiếng Anh ", cô nói.

"Trong ngôi chùa này, cả hai nhóm tín đồ nói tiếng Anh và Việt đang hợp tác qua sự kết nối hòa hợp," Steele, "bức tượng cung cấp một chuẩn mực chung cho tất cả các thành viên có thể liên quan cảm thông, bất kể khác biệt văn hóa".

Theo http://blog.chron.com

http://www.phattuvietnam.net/quocte/20490-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-ph%E1%BA%ADt-c%C3%B3-n%E1%BB%A5-c%C6%B0%E1%BB%9Di-mona-lisa.html


Âm lịch

Ảnh đẹp