Điều đó có nghĩa là những
bản nhạc đều tập trung vào sự tích, cuộc đời Đức Phật, giáo lý, chùa, thầy v.v…Dĩ
nhiên có nhiều bài rất hay, còn được ưa chuộng cho tới bây giờ, chẳng hạn như bản
nhạc:
Từ ngàn xưa, vương
thành Ca-tỳ -la-vệ.
Tất Đạt Đa, thái tử con
Vua Tịnh Phạn.
Lìa vua cha, lánh xa
cung điện nguy nga…
Rồi
bài “Trầm Hương Đốt” hát trong tất cả
các buổi lễ của Gia Đình Phật Tử:
Trầm
hương đốt,
Xông ngát mười phương
Nguyện nguyện kính đức
nghiêm từ vô lượng
Cầu, cầu xin chứng tâm
thành chúng con…
Rồi
bài “Từ Đàm Quê Hương Tôi” (Văn Giảng):
Ôi
uy nghiêm bóng Chùa Từ Đàm
Nơi
Bắc Nam nối liền một nhà…
Rồi
bài “Hôm Nay Thầy Về Đây”:
Hôm
nay thầy về đây.
Chúng con xin kính chào
thầy.
Trong giờ phút vui này.
Chúng con biết làm gì
đây?
Thế
nhưng sau năm 1963 dường như Phật Giáo “thay
da đổi thịt” trên mọi lãnh vực. Với sự ra đời của 10 Bài Đạo Ca và 10 Bài Thiền Ca của Phạm
Duy do Thái Thanh và Thái Hiền hát, âm nhạc Phật Giáo bước vào một khúc quanh mới.
Rồi với tập Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng của Phạm Thiên Thư cũng do Phạm Duy phổ
nhạc, hai thiên tài thi ca và âm nhạc này đã đưa Thiền Ca và Đạo Ca lên một đỉnh
cao. Nói âm nhạc Phật Giáo bước lên một đỉnh cao mới là vì Thiền ca/Đạo ca không
phải chỉ được hát trong chùa hay bởi đoàn sinh Gia Đình Phật Tử hay Phật tử thuần
thành mà nó lan vào mọi tầng lớp thanh niên sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ thời
bấy giờ. Tại sao thế? Thiền ca/Đạo ca không giống như Phật nhạc nặng về giáo lý
và cuộc đời Đức Phật. Một thoáng mây bay, một búp sen nở, một tiếng chim hót, vạt
nắng ban mai, mảnh trăng in mặt hồ… cũng có thể là chủ đề của Thiền ca/Đạo ca.
Thiền ca/Đạo ca cũng nói về tình yêu nhưng không than van, rên xiết mà làm
thăng hoa cuộc sống, giảm nhẹ những cay đắng của cuộc đời, nâng tình yêu lên một
tầng cao “Rằng xưa có gã từ quan. Lên non
tìm động hoa vàng nhớ nhau.”
Thiền
ca/Đạo ca không nói đến “tha thứ” mà nói về “buông
bỏ” (Thôi thì thôi chỉ là phù vân).
Thiền ca/Đạo ca không nói rằng “yêu” mà nói đến “nhớ”.
Thiền ca/Đạo ca không nói rằng “chết”
mà nói về “hóa thân”. Thiền ca/Đạo ca không nói đến ”chia ly” mà chỉ nói “Thôi
thì thôi nhé có ngần ấy thôi”. Thiền ca/Đạo ca không nói rằng “mùa
thu đã chết” mà nói rằng “Tiền đình tạc dạ nhất chi mai”. Thiền
ca/Đạo ca không có ý “truyền đạo” nhưng lại “tải đạo”
và khiến người nghe chợt “ngộ” và “thấm ý đạo”. Cái dễ
thương và lạ lùng của Phật Giáo nằm ở chỗ đó.
Sau năm 1975, Phật nhạc, thiền ca/đạo
ca lâm vào bế tắc. Vào thập niên 1990 tại hải ngoại (Hoa Kỳ và Canada) đã có
khá nhiều nhạc sĩ sáng tác Thiền ca/Đạo Ca.
Hiện nay phong trào sáng tác Thiền ca/Đạo ca nở rộ trong và ngoài nước
trong đó có Lê Minh Hiền. Anh vừa cho ra đời CD thứ 4 mang chủ đề Nụ Cười.
Là một Phật tử thuần thành, cùng với người bạn đời là Thu Nga, hai người hầu
như đóng góp thiện nguyện vào tất cả các sinh hoạt văn nghệ của Phật Giáo tại
San Jose, California. Chúng ta thử xem
nhạc của Lê Minh Hiền trong CD Nụ Cười như thế nào? CD này gồm 12
bài hát.
1. Bài
“Vỗ Tay Ca” phổ thơ Không Lạc, do Duy
Linh hát, âm hưởng rộn ràng, vui …từ đó thoát cảnh nghèo “nghèo an lạc, nghèo thanh tâm”. Đúng vậy. Người ta rất giàu của cải
vật chất, nhưng tâm hồn lại nghèo nàn. Cái đáng sợ nhất của kiếp người là “nghèo nàn trong tâm hồn, nghèo nàn về trí tuệ”.
2. Bài
“Búp Sen Cúng Phật” do Thu Nga hát tiếng
nhạc nhẹ nhàng, thanh thoát, vui như nhạc Xuân “ Chắp tay nở đóa sen tươi, dâng lên cúng Phật mười phương cúng dường…và
cùng chào nhau.”
3. Bài
“Lời Nói ” nhịp Boston thánh thót, dễ thẩm thấu lời, do Gia Huy hát với những câu như “Lời nói đẹp như hoa, lựa lời
mà nói, cho nhau dịu dàng”.
4. Bài
“Nẻo Về Bình Yên” do Hổ Trung Dũng
hát, âm hưởng dìu dặt, tiếng nhạc quyến rũ, huyền hoặc như nhạc dân ca Bắc Âu với
những câu như “Nẻo về bình yên như gió
bay qua đời…”
5. Bài
“Nụ Cười” do Thu Nga hát vui như nhạc Disco với những câu như “ Nụ cười là nắng ấm…làm tiêu tan giá lạnh”
6. Bài
“Hỏi Em” phổ thơ Sơn Cư do Vân Khánh
hát, nhạc mang âm hưởng dân ca xứ Huế.
7. Bài
“Trả” do Hổ Trung Dũng hát với những
câu như “ Một xả buông là hết ngâm ngùi…”
Điệu nhạc tuôn chảy như dòng sông, song có lúc rộn như ngựa phi trên cảnh đồng,
âm hưởng quyến rũ giống như một Dạ Khúc (Serenade).
8. Bài
“Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời” do Thu Nga
và Lê Minh Hiền hát với triết lý như chúng ta có khi chỉ là “một hành vô danh” trong cuộc sống này.
9. Bài
“ Thân Khẩu Ý” phổ thơ Không Lạc do
Diệu Hiền hát. Nhịp ¾ dìu dặt, khoan thai với những lời thơ như,”Mỗi lần nghe tiếng khen chê. Giữ cho tâm-ý bốn
bề lặng yên.”
10. Bài
“Tam Quy” do Lê Minh Hiền hát. Nhạc
vui, rộn ràng. Tam quy là quay về nương tựa nới Phật, Pháp, Tăng trong đó một số
câu niệm Phật bằng tiếng Phạn nghe là lạ.
11. Bài
“Tiếng Thu Không” phổ thơ Không Lạc do
Hổ Trung Dũng hát nhịp Rumba quá quen thuộc vớ nhạc Việt, dìu dặt với những lời
thơ như “ Nghe chuông lòng thấy nao nao”
như “tiếng
từ cõi tịnh vọng về thênh thang.”
12. Bài
“ Kinh Nhạc A Di Đà” do Thu Nga,
Caddilac và Lê Minh Hiền hợp ca. Cả bài là khúc phổ nhạc câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” trang nghiêm, nhẹ
nhàng, giải thoát.
Giữa
cuộc sống quá bon chen, ngày càng khó khăn của thời đại “toàn cầu hóa”. Giữa “cái nôi bá
chủ” của nền âm nhạc thế giới với những loại nhạc kích động đang thống ngự
nhân loại như nhạc Rock, nhạc Pop, nhạc Disco, nhạc Rap của Mỹ mà Lê Minh Hiền có
thể sáng tác ròng rã trong mười mấy năm trời 4 CD mang âm hưởng Đạo ca/Thiền Ca
Việt Nam...quả là một công trình đáng ca ngợi.
Quý
vị, quý bạn nào muốn có một chút “
thiền” tức nhẹ nhàng, thanh thoát
(relaxe) trong cuộc sống đang có quá nhiều bạo
lực (violent), xâm hại (abused), căng thẳng (stress) và đôi khi rất buồn chán
(depressed), xin ghé trang điện tử http://www.leminhienmusic.com/
Trân
trọng giới thiệu,
Đào Văn Bình
(California
3 Tháng 11, 2013)