Các Phật tử đã di chuyển đến nơi an toàn sau khi nổ ra cuộc tấn của
hàng ngàn tín đồ Hồi giáo vào lúc nửa đêm hôm thứ bảy. Những người nổi
loạn đã giận dữ đốt phá ít nhất 10 ngôi chùa và 40 căn nhà vì một bức
ảnh đốt kinh Cô-ran xuất hiện trên Facebook.
Quân đội, lực lượng bán quân sự bảo vệ biên giới và cảnh sát được huy
động và chính quyền ban hành lệnh cấm tất cả các cuộc tụ tập nơi công
công trong các khu vực bạo loạn gần biên giới phía nam với Myanmar, Lt.
Col. Jaed Hossain, trung tá quân đội, người đang chỉ đạo lắp đặt lều
bạt tạm thời cho các Phật tử chạy loạn.
"Họ đã quay về. Chúng tôi đang bảo vệ họ," trung tá Hossain đang có
mặt tại làng Merunglua, thuộc huyện duyên hải Cox’s Bazar cho biết hôm
thứ hai.
Mohiuddin Khan Alamgir, Bộ trưởng Nội vụ nói với các phóng viên ở thủ
đô Dhaka hôm thứ hai rằng các giới chức an ninh đã bắt 166 người ở
huyện Cox’s Bazar và huyện lân cận Chittagong có dính đến các vụ tấn
công.
Hàng ngàn tín đồ Hồi giáo nổi loạn đốt chùa và nhà cửa của Phật tử
ở miền Đông Nam Bangladesh hôm chủ nhật, 30-9. Ảnh: AFP
Ông Hossain cho biết khoảng 1000 gia đình Phật tử bỏ chạy khỏi nhà
của họ sau khi nổ ra các cuộc tấn công vào đêm thứ bảy. Vì sự bạo loạn
kéo dài đến rạng sáng chủ nhật nên nhiều ngôi nhà và cửa hàng do Phật
tử làm chủ đã bị cướp bóc.
Nojibul Islam, cảnh sát trưởng huyện Cox’s Bazar cho biết ít nhất 20 người bị thương.
Nhiều người ở vùng lân cận nghèo khó của Merunglua đã mất tất cả.
"Tôi đang ở trong cửa hiệu của tôi. Bỗng họ kéo đến và đốt cửa hàng
tôi? Tôi bỏ chạy khỏi nhà cùng với vợ và hai con, " Prodip Barua, chủ
cửa hàng tạp hóa nói với thông tấn Mỹ AP.
Tuy Prodip Barua đã biết cửa hàng của ông bị đốt thành tro bụi, nhưng
khi quay về hôm thứ hai ông vẫn không khỏi bàng hoàng sửng sốt khi
thấy ngôi nhà của ông cũng chịu chung số phận.
"Tôi biết sống thế nào bây giờ? Tôi biết lấy gì nuôi con tôi ăn học được đây. Tôi đã mất tất cả," Prodip Barua nức nở kêu gào.
Bộ trưởng Nội vụ Mohiuddin Khan Alamgir đến thăm hiện trường vụ nổi loạn
Chính phủ cam kết sẽ xây lại nhà cho các nạn nhân. Bộ trưởng Alamgir
nói sau khi đến thăm khu vực xảy ra bạo động, rằng chính phủ sẽ đảm bảo
an ninh và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng.
Các cuộc tấn công nổ ra sau khi một bức ảnh đốt thánh kinh Hồi giáo
xuất hiện trên mạng xã hội Facebook. Những người nổi loạn đã lên án bức
ảnh trên Facebook của một Phật tử 25 tuổi người địa phương, mặc dù
chưa chắc anh ta là người thực sự đăng bức ảnh đó.
Chỉ khoảng 300 ngàn người Bangladesh, chiếm khoảng 0,2% trong số 150 triệu dân, là những người sử dụng Facebook.
Báo Daily Star tiếng Anh của Bangladesh dẫn lời người đàn ông lên án
bức ảnh nói rằng ai khác nhầm lẫn đăng bức ảnh đó trong trang Facebook
của anh ta. Tờ báo này nói rằng ngay sau khi bạo loạn vừa xảy ra, tài
khoản Facebook của người thanh niên này đã bị đóng và cảnh sát đã phải
bảo vệ anh ta và mẹ anh ta.
Joinul Bari, trưởng huyện Cox’s Bazar cho biết giới chức đã tạm giam bố mẹ của người thanh niên này và đang điều tra.
Một bức tượng Phật trong chùa Lal Ching còn sót lại sau vụ hỏa hoạn ở thị trấn Ramu.
Phật tử chiếm dưới 1% dân số Bangladesh vốn đa số là người Hồi giáo,
tuy nhiên tín đồ của hai tôn giáo này thường chung sống hòa bình. Một
số gia đình Phật tử bỏ chạy bởi các cuộc tấn công đã trú ẩn trong những
ngôi nhà của người Hồi giáo láng giềng và hôm thứ hai, nhiều gia đình
Hồi giáo đã cung cấp thực phẩm cho các nạn nhân.
Bạo động ở Bangladesh xảy ra cùng với các cuộc biểu tình nổ ra ở các
nước Hồi giáo tháng qua sau khi một bộ phim được sản xuất bởi một công
dân Mỹ đã phỉ báng Nhà tiên tri Muhammad bằng việc miêu tả nhật vật
thiêng liêng nhất của người Hồi giáo là người đàn ông gian trá, lăng
nhăng và quấy rối tình dục trẻ em.
Khoảng 20 người biểu tình đã bị chết trong các cuộc biểu tình tấn
công vào biểu tượng Mỹ và phương Tây, trong đó có cả các tòa nhà ngoại
giao.
Quần Anh (chuyển ngữ)
* Mời đọc nguyên văn Anh ngữ:
>>> Bangladesh vows to protect Buddhists after attacks set off by Facebook photo of burned Quran - The Washington Post