Một năm trước căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm ở Đông Nam Bangladesh
khi đám đông người Hồi giáo cướp phá và hủy hoại 19 ngôi chùa và tu viện
Phật giáo.
Nhưng cuộc tàn phá đã truyền cảm hứng cho việc hòa giải tôn giáo, điều hiếm có ở Nam Á.
>>> Biểu tình phản đối các cuộc tấn công ở Bangladesh
>>> Nhạy cảm tôn giáo không thể là lý do cho bạo lực!
>>> Chính phủ Bangladesh thực thi công lý
Chính phủ của quốc gia Hồi giáo đa số đã cải tạo và xây dựng lại tất
cả các tu viện, nhận được nhiều lời khen ngợi từ khắp khu vực. Dự án đã
được hoàn thành vào tháng trước (ảnh).
Nilotpal Baruah, tổng thư ký Hiệp hội Thống nhất Phật giáo Trung ương
và Phúc lợi xã hội ở Ramu - nơi cuộc tấn công tồi tệ nhất vào ngày 29
và 30 năm ngoái xảy ra - cho biết các nhà lãnh đạo cộng đồng Phật giáo
rất biết ơn.
"Nhiều cổ vật Phật giáo có tầm quan trọng lịch sử đã bị mất ... nhưng
chúng tôi hài lòng với chính phủ bởi vì họ đã làm được nhiều điều để
chữa lành vết thương của chúng tôi".
Các cuộc tấn công xảy ra sau khi một thanh niên Phật giáo Bengali
được báo cáo đã đăng một bức ảnh trên Facebook được cho là xúc phạm đạo
Hồi. Điều đó đã được những người quá khích sử dụng để biện minh cho
những căng thẳng ở các làng Phật giáo ở Cox’s Bazar. Mặc dù các cuộc bạo
loạn đã nhanh chóng được kiểm soát, nhưng hàng trăm ngôi nhà của Phật
tử cũng như các tu viện Phật giáo đã bị phá hủy.
Phật tử Bangladesh chiếm ít hơn 1% trong tổng số 155 triệu người của đất nước.
Thủ tướng Sheikh Hasina Wajed và các quan chức khác đã đến thăm ngôi làng đổ nát và cam kết bồi thường và tái thiết.
Tiểu đoàn Kỹ sư Xây dựng của quân đội Bangladesh đã bắt tay hành
động, xây dựng lại 14 ngôi chùa và sửa chữa lại năm ngôi tự viện, với
chi phí 200 triệu taka (19,65 triệu đô la Hồng Kông).
Hơn 50 bức tượng Phật đã được nhập khẩu từ Myanmar và Thái Lan.
Vào ngày 3-9, Hasina đã khánh thành những địa điểm tôn giáo được xây
lại và trao cho cộng đồng Phật tử trong sự hiện diện của hơn một chục
phái viên nước ngoài. Bà cho biết chính phủ của bà đã quyết tâm bảo vệ
quyền của người dân thuộc tất cả các tôn giáo.
"Cuộc tấn công ... đã mang lại sự xấu hổ cho toàn bộ quốc gia. Chúng
tôi hy vọng việc xây dựng lại đền thờ và tu viện sẽ giúp chữa lành vết
thương đó".
Hình ảnh đổ nát sau cuộc bạo loạn năm ngoái
Karunashri Thera, trụ trì của ngôi chùa được xây dựng lại Bidarshan
Bimukti Bhabna Kendra, cho biết bạo động đã "tàn phá" một cộng đồng Phật
giáo mà sư cho rằng đã sống hạnh phúc bên cạnh người Hồi giáo trong
nhiều thế kỷ.
"Bây giờ cộng đồng rất vui khi được trở lại những ngôi chùa và tu viện", sư nói.
Công việc trùng tu cũng đã được ca ngợi bởi nhiều nhà lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo.
Giảng viên trường cao đẳng địa phương Mohammad Ezzatullah cho biết đám đông bạo loạn đã "làm xấu hổ" cộng đồng Hồi giáo.
Nhà hoạt động vì quyền lợi có trụ sở ở Ấn Độ Prasenjit Biswas cho
biết, ở Nam Á, nhà nước thường không đáp ứng được trách nhiệm của mình
trong việc bảo vệ các dân tộc thiểu số.
"Với kịch bản tấn công vào các dân tộc thiểu số, chính phủ Bangladesh
đã thực hiện nghĩa vụ luân lý trong việc khôi phục và xây dựng lại các
cấu trúc Phật giáo", giáo sư Đại học của North Eastern Hill cho biết.
"Điều này đã đặt lớp thuốc dưỡng lên trên chấn thương của các Phật tử
và tạo cho họ một vẻ ngoài phẩm giá và quyền bình đẳng để sống với tư
cách là những dân tộc thiểu số trong một quốc gia Hồi giáo".
Văn Công Hưng (Theo South China Morning Post)