18/09/2010 18:55 (GMT+7)
Số lượt xem: 4203
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Các nhà học giả Ấn Độ bao lâu nay đã từng mơ ước đến việc xây dựng lại Nalanda, một trong những trường đại học cổ nhất của thế giới đã nằm yên trong sự đổ nát trong 800 năm qua, kể từ khi nó bị san bằng bởi những kẻ ngoại xâm.

Giờ đây, cơ hội được sống một cuộc đời trí thức đã trở lại với Nalanda gần hơn một bước nữa sau khi quốc hội tại New Delhi  thông qua một dự luật vào tháng trước chấp thuận các kế hoạch xây dựng lại khu trường sở như là một biểu tượng tham vọng mang tính toàn cầu của Ấn Độ.  

Các nhà sử học tin rằng trường đại học, nằm ở phía đông bang Bihar, đã từng là chỗ học cho 10.000 sinh viên và học giả trên toàn châu Á theo học các môn từ khoa học, triết học, văn chương đến toán học.
 
Được thành lập vào thế kỷ thứ 3, Nalanda đã dành được danh tiếng quốc tế trước khi bị binh lính Hồi  cướp phá và thư viện rộng lớn của trường đại học bị đốt trụi vào năm 1193 – khi trường đại học Oxford vừa mới xuất hiện.
 
Các đống gạch đỏ và một vài tàn tích được chạm trổ bằng đá cẩm thạch là tất cả những gì còn sót lại tại đây - 55 dặm (90 km) cách thành phố Patna, thủ phủ của bang Bihar.
 
Amartya Sen, nhà kinh tế học nổi tiếng và người được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1998 đang đấu tranh cho dự án, nói,” Nalanda là một trong những thành tựu cao nhất về mặt trí tuệ trong lịch sử của thế giới và chúng tôi cam kết sẽ khôi phục lại nó.”
 
Ông nói tại một sự kiện quảng cáo tổ chức tại New Delhi, “ Trường học đã có 2.000 giảng viên giảng dạy một số môn học theo truyền thống Phật giáo, tương tự như cách của trường đại học Oxford giảng dạy theo truyền thống Cơ đốc giáo. “
 
Trường đại học Nalanda mới tọa lạc trên 200 hectare đất gần vị trí ban đầu của nó, nhưng những nhà ủng hộ dự án đã vận động hành lang cho việc tái xây dựng Nalanda trong nhiều năm qua thừa nhận rằng sẽ cần nhiều nguồn vốn lớn cho dự án nếu trường đại học này muốn vươn lên từ tro bụi.
 
Sen nói, “Thu nhập từ một số làng, và ngân quỹ của các vị vua đã tài trợ cho trường đại học Nalanda cổ xưa. Ngày nay, chúng ta phải tìm những khoản hiến tặng từ các chính phủ, cá nhân và các nhóm tôn giáo.”
 
Bất kể tình hình tài chánh như thế nào, rõ ràng  Ấn Độ cần có thêm những học viện có trình độ đào tạo cao hơn.  
 
Chỉ với khoảng 350 đại học trong một quốc gia phát triển nhanh với gần 1,2 tỷ dân số, Ủy ban Kiến thức Quốc gia (National Knowledge Commission) đề nghị khoảng 1.500 trường đại học mới phải được xây dựng trong các thập kỷ tới.
 
Nhiều gia đình Ấn Độ giàu có gửi con cái của họ ra nước ngoài, đến Hoa Kỳ, Úc và Anh để hoàn tất việc học và tốt nghiệp tại đó, hiếm khi trở về quê hương để sống.
 
Những người ủng hộ dự án tin rằng việc xây dựng lại Nalanda có thể giúp đổi ngược trào lưu, khiến một ngày nào đó sinh viên nước ngoài sẽ tranh nhau học tại các trường đại học của Ấn Độ.
 
Phagun Pathak, một nhà giáo dục làm việc tại Delhi nói, “Ý tưởng xây dựng lại Nalanda là một ý tưởng rất hay, nhưng chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa thực chất của Nalanda. Nó là biểu tượng của toàn thế giới.”
 
Ông nói với AFP, “Nalanda phải là cơ hội cho Ấn Độ mở của cho các trường đại học và sinh viên quốc tế”
 
Trong số những người trong ban lãnh đạo của nhóm Cố vấn Nalanda là Ngoại trưởng George Yeo của Singapore . Ông nói rằng các nhóm phật tử ở trong nước cho thấy họ quan tâm đến việc gây quỹ.
 
Các nhóm phật tử khác ở Nhật Bản và các nhà ủng hộ ở Trung Quốc cũng đang nhắm tới việc hổ trợ tài chánh.
 
Ước tính sẽ cần 500 triệu Mỹ kim để xây lại khu trường sở mới, và thêm 500 triệu Mỹ kim nữa để cải thiện cơ sở hạ tầng chung quanh trong một khu vực được coi là một trong những vùng nghèo nhất của Ấn Độ.
 
Đối với các nhà trí thức, bất cứ trường đại học mang tên Nalanda sẽ có nhiều thứ cần phải sống theo để xứng đáng với thanh danh của nó.
 
Ravikant Singh, giáo sư lịch sử của một trường đại học tư tại Bihar nói, “Trong lịch sử của các trường đại học cũng như việc học tập, tên của Nalanda thì thiêng liêng và kết cuộc của nó là một bi kịch”
 
 “Mọi thứ đã bị đốt trụi nhưng di sản lừng lẫy của nó thì tồn tại mãi mãi.”
 
Các học giả khác nói rằng các kế hoạch để Nalanda hướng tới tương lai thì cũng tương tự như trong quá khứ 
 
Chitra Sengupta , nhà phân tích quan hệ quốc tế tại trường đại học Delhi, nói,    “ Mời gọi các quốc gia láng giềng của chúng tôi hợp tác về mặt giáo dục và văn hóa là đường lối đúng đắn để hướng tới trong tương lai.”
 
Tác giả: Rupam Jain Nair
Nguồn: AFT
 


Âm lịch

Ảnh đẹp