Hiện nay, nhiều con đường, cổng làng... ở Hà Nội được trang trí nhiều chiếc đèn lồng đỏ "kỳ lạ". Những chiếc đèn với nhiều nhiều kiểu dáng, chữ nghĩa đa dạng nhưng lại không đọc được bởi không đọc được viết bằng... tiếng Việt.
Bộ VH-TT&DL vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tháo dỡ các loại đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, in bằng chữ nước ngoài, không phù hợp với bản sắc văn hóa VN trang trí tại các di tích, lễ hội, khu dân cư. |
Tại các huyện ngoại thành của Hà Nội như Thường Tín, Ứng Hòa, Hoài Đức... đèn lồng "lạ" vẫn giăng kín tại các cổng làng, các con đường, đình chùa, thậm chí cả ở nhà văn hóa xóm
Ông Nguyễn Văn Tài (75 tuổi, xã Liên Ninh, làng Nguyên Bì, huyện Thường Tín) cho biết, trước Tết âm lịch, phong trào treo đèn lồng rầm rộ, nhà nào cũng treo vài cái. Đường thôn, xóm đỏ rực.
Khi được hỏi ông có đọc được chữ được in trên những chiếc đèn lồng đó không thì ông Tài nói: "Thật sự, tôi không hiểu những chữ được in trên đó có ý nghĩa như thế nào, chỉ biết người ta treo thì mình cũng treo".
Không chỉ ở ngoại thành Hà Nội mà ngay cả trung tâm của thành phố vẫn tồn tại những chiếc đèn lồng như vậy. Hàng trăm chiếc đèn lồng "lạ" được treo dọc đường Thanh Niên.
Hình ảnh đèn lồng được treo khắp Hà Nội:
Đèn lồng được treo khắp các con ngõ của xóm Văn Giáp, Thường Tín, Hà Nội
Đèn được in chữ nước ngoài
Một người dân cho biết ông không hiểu ý nghĩa của chữ trên đèn lồng vì chúng không được viết bằng tiếng Việt
Từ cổng làng, đèn lồng giăng chi chít trên cao
Ông Nguyễn Văn Tài chỉ biết treo đèn cho đẹp chứ không hiểu chữ in trên đó có nghĩa gì
Mặc dù đã qua Tết, nhưng đèn vẫn được treo trên đường làng
Tại các khu dân cư ở thị trấn Thường Tín, đèn lồng được treo khắp hai bên đường, trước cổng nhà của người dân
Nếu không hỏi thì nhiều người nhầm tưởng đây là một làng nào đó ở một đất nước khác
Đình làng cũng treo đèn lồng
Đèn lồng ở Nhà văn hóa thôn Văn Giáp (Thường Tín, Hà Nội)
Lối vào làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội)
Làng La Phù nổi tiếng với lễ hội rước lợn. Ngày 13/1 âm lịch, đèn lồng đỏ có in chữ nước ngoài được treo khắp làng.
Có văn bản của Bộ VH-TT&DL về việc tháo bỏ những đèn lồng không có xuất xứ, có tiếng nước ngoài, không phù hợp với văn hóa Việt Nam nhưng đến nay, những chiếc đèn lồng này vẫn chưa được tháo dỡ
Tại khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn, ngay cổng vào, ở dưới là thúng tre nhưng ở trên là những chiếc đèn lồng có in chữ nước ngoài
Nhiều người không thể đọc được những chữ được in trên chiếc đèn lồng này
Cổng của các khu dân cư cũng được trang trí bằng hai chiếc đèn lồng
Tại đường Thanh Niên (quận Tây Hồ, Hà Nội), hàng trăm chiếc đèn lồng được giăng bên đường
Đủ mọi hình thù, chữ nghĩa bằng tiếng nước ngoài