Ngày Phật đản hay là ngày đản Bụt, Phật tử hay là con Bụt. Như vậy
ngôn ngữ của chúng ta được giàu có thêm lên vì chúng ta không bỏ chữ
Phật mà chúng ta phục hồi được chữ Bụt.
Sư Ông Làng Mai trả lời: Sở dĩ chúng tôi dùng chữ đạo Bụt mà không dùng chữ đạo Phật, vì chúng tôi nghĩ rằng chữ Bụt có tính
<<< Chùa Quán Sứ xưa - hình minh họa
dân tộc hơn chữ Phật. Các nước chung quanh chúng ta đều còn gọi Buddha là Bụt.
Dân
Việt Nam cho đến thế kỷ thứ XIII- XIV vẫn còn gọi Buddha là Bụt. Chỉ từ
khi quân Minh sang chiếm nước ta, chúng ta mới bắt đầu bắt chước họ gọi
là Phật thôi. Nếu quý vị đọc Đắc Thú Long Tuyền Thành Đạo Ca của vua
Trần Nhân Tông, quý vị thấy rằng ngài vẫn dùng chữ Bụt. Tổ thứ ba của
phái Trúc Lâm ngài Huyền Quang cũng dùng chữ Bụt.
Thiền
sư Khuy Cơ là đệ tử lớn của Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang nói: Chữ
Buddha đáng lý phải dịch là Bụt Đà nhưng người ta đã dịch lầm là Phật.
Chính những vị cao tăng bên Trung quốc đời Đường đã thấy. Như vậy sự sai
lầm của một nước không có lý gì một nước khác cũng phải sai lầm theo?
Chúng
tôi đã cương quyết sử dụng chữ Bụt và đạo Bụt. Nếu chúng ta cần dùng
danh từ Hán Việt thì chúng ta dùng Phật giáo, còn nếu đạo là đạo Bụt.
Ngày Phật đản hay là ngày đản Bụt, Phật tử hay là con Bụt. Như vậy ngôn
ngữ của chúng ta được giàu có thêm lên vì chúng ta không bỏ chữ Phật mà
chúng ta phục hồi được chữ Bụt.
Trong
tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng, chúng tôi sử dụng chữ Bụt và chữ Bụt có
vẻ thân thương, gần gũi hơn chữ Phật nhiều lắm. Chắc quý vị cũng biết rõ
là trong kho tàng truyện cổ tích, ca dao của nước ta, dân chúng vẫn còn
duy trì cách gọi Buddha là Bụt.
Nguồn: Làng Mai