Chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như vẹn nguyên suốt 400 năm qua.
Nghe
danh tiếng đại cổ tự từ lâu, chúng tôi tìm đường hành hương về xã Duy
Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Sân chùa rụng đầy lá khô, những cành gỗ
khẳng khiu soi mình bên hồ nước tạo cho khách phương xa cảm thấy vẻ
thanh tịnh, yên bình giữa chốn thiền môn.
Nghe
danh tiếng đại cổ tự từ lâu, chúng tôi tìm đường hành hương về xã Duy
Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Sân chùa rụng đầy lá khô, những cành gỗ
khẳng khiu soi mình bên hồ nước tạo cho khách phương xa cảm thấy vẻ
thanh tịnh, yên bình giữa chốn thiền môn.
Sân chùa lá rụng rơi đầy.
Hồ nước gợn sóng lăn tăn trong gió chiều.
Những gốc cây khẳng khiu bên hồ.
Tương
truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông
Hồng dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy. Sau gần 500 năm tồn
tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy. Một bộ
phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái
Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên.
Những người "muôn năm cũ".
Từ
cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách
sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa cao 2 m
chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh
cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh
cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê với những đường nét chạm
khắc vô cùng tinh xảo.
Bộ cánh cửa gian trung quan ở Tam quan nội làm từ thế kỷ XVII
với những đường nét trạm trổ rồng chầu tinh xảo.
Bước
qua một sân cỏ rộng xanh non, lối nhỏ đưa du khách vào thắp hương tại
khu chùa Phật. Khu chùa Phật gồm chùa ông Hộ, tòa Thiêu Hương và điện
Phật. Những công trình này được kết cấu theo kiểu chữ công. Nét nổi bật ở
đây là tượng Thánh Không Lộ. Đây là một pho tượng được tạc vào thời Lý
bằng gỗ trầm hương. Tương truyền rằng tượng giống hệt như Thánh Tổ Không
Lộ khi ngài còn sống.
Nơi lưu giữ nhiều tượng Phật quý giá.
Du khách bốn phương về lễ Phật.
Đi
ra bằng lối cửa sau tòa Thượng điện, chúng ta sẽ được hít thở một luồng
khí mát dưới bóng cây cổ thụ mấy trăm năm in bóng xuống hòn non bộ.
Theo dãy hành lang phía Đông, nơi cuối sân là chiếc giếng khơi chôn mình
bên cạnh gốc cây ngọc lan đang tỏa hương thơm ngát.
Mái chùa cổ kính dưới những cây cổ thụ.
Gác chuông chùa Keo, một công trình nghệ thuật độc đáo.
Đi
thêm vài bước nữa, ta sẽ bắt gặp một hình ảnh nguy nga bề thế đó là gác
chuông 3 tầng, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Gác chuông
chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ lim độc đáo, tiêu biểu cho
kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê.
Cổ kính, rêu phong sau 400 năm tồn tại
Tạo cho du khách thấy lòng thanh tịnh
Một công trình kiến trúc nguy nga, bề thế.
Hai
dãy hành lang Đông – Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông thẳng tắp,
dài hun hút hàng chục gian bao bọc cả khu chùa làm thành “bốn mặt tường
vây kín đáo” cho một kiến trúc “tiền Phật, hậu Thần” đúng như câu ca: “Từ Đông sang Tây/ Nguy nga lộng lẫy/ Hai chục lâu đài/ Sáng trong như ngọc/ Ba ngàn thế giới/ Chẳng chút bụi trần”.
Đến
thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ
dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và
ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ
nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong
những năm tháng tu hành.
Toàn cảnh tam quan nội chùa Keo.
Bóng chùa soi mình xuống hồ nước trong xanh.
Hội thu chùa Keo tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch. Có câu ca dao rằng: "Dù cho cha đánh mẹ treo/ Em không bỏ hội chùa Keo hôm Rằm".
Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc
kiến trúc độc đáo của mình. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ
thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc. (theo aFamily.vn)