Được
coi là quả chuông kỳ lạ nhất trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi đất nước
có biến động, chuông Vân Bản lại tự mình "tìm đường xuống đáy biển trú
ẩn", đến khi đất nước bình yên lại trở về…
Nằm
trong một góc khuất của Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia (Hà Nội),
chuông cổ
Vân Bản hàng ngày vẫn im lặng trước cái nhìn của hàng trăm lượt khách
tham quan. Có lẽ, đa phần trong số họ chỉ coi đây như một quả chuông cổ
bình thường như nhiều hiện vật khác trong bảo tàng. Ít ai biết rằng đây
là một quả chuông “có linh hồn” với số phận gắn với những câu chuyện
hết sức lạ lùng trong lịch sử.
Chuông được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, sau đó
được đưa về lưu giữ tại Bảo tàng cho đến ngày nay. Trên thân chuông
không khắc niên đại. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, chuông được
đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), là một trong 3 quả chuông cổ nhất Việt
Nam trong thời điểm hiện tại.
Trong thời kỳ đầu tiên, chuông được treo tại chùa Vân Bản (Đồ Sơn - Hải
Phòng). Tương truyền rằng vào thời Trần, một nhà sư Ấn Độ đã đến Đồ
Sơn dựng chùa Hang. Vì chùa nằm sát mép nước, sợ biển đe dọa nên nhân
dân dời về chùa Vân Bản và đúc chuông. Bài minh văn trên chuông tuy bị
mờ mòn nhiều, nhưng vẫn còn có thể đọc được phần lớn số chữ, trong đó
có đoạn mô tả ngôi chùa nằm trên một mỏm núi hướng ra biển.
Vị trí gần với biển cũng liên quan trực tiếp tới những âu chuyện nửa hư
nửa thực lưu truyền trong dân gian, khiến chuông Vân Bản được coi là
quả chuông có số phận kỳ lạ nhất Việt Nam.
|
Chuông Vân Bản được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia từ năm 1958. |
Theo
đó, chuông Vân Bản được cho là một quả chuông "thiêng", do người dân
khu vực Đồ Sơn gìn giữ nhiều đời. Trải qua cuộc bể dâu của đất nước,
chuông đã nhiều lần nằm dưới đáy biển sâu. Tuy vậy, như có một thế lực
nào xui khiến, đến một thời điểm nào đó chuông lại được "thỉnh về". Tính
ra, thời gian chuông Vân Bản nằm dưới đáy biển nhiều hơn thời gian
được treo tại chùa.
Tương truyền, sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Vân Bản bị đổ nát,
chuông lăn xuống biển. Ít lâu sau, dân chúng hò nhau trục vớt được quả
chuông ở bến đò Họng, rồi rước về chùa Nam gần đó. Trải qua vài trăm
năm sau, do một trận bão lớn, chùa bị đổ sập, chuông lại bị lăn xuống
biển ở chân núi Tháp. Đến thời Lê, chùa Vân Bản được dân chúng dựng lại
ở ven núi. Sau khi chùa mới dựng xong, người dân Đồ Sơn lại tìm được
quả chuông, đem về treo ở chùa.
Những thế kỷ sau đó, chuông Vân Bản còn nhiều lần tuyệt tích dưới đáy
biển. Dân gian cũng đồn đại rằng những lần chuông biến mất đều trùng
với thời điểm đất nước có biến loạn. Chuông đã một lần bị thất lạc từ
thế kỷ 15 để tránh cuộc hủy hoại văn hóa Đại Việt trên quy mô lớn của
giặc Minh. Đầu thế kỷ 19, chuông lại “lặn” xuống biển để tránh việc phá
chùa Tháp của Hoàng Cao Khải... Đến khi nào "muốn" trở lại đất liến
thì chuông sẽ "tự" cho con người những dấu hiệu để trục vớt.
Cũng có ý kiến cho rằng người dân Đồ Sơn đã chủ động giấu chuông Vân
Bản xuống đáy biển và dựng lên những câu chuyện kỳ bì để bảo vệ quả
chuông này. Và đến khi đất nước bình yên, họ tìm lại quả chuông để đưa
về chùa.
Chuông được cho là đã tự "lăn" vào lưới của một ngư dân ở Đồ Sơn vào
năm 1958 -thời điểm đất nước ta lập lại hòa bình được một thời gian
ngắn, khi người này đang buông lưới đánh cá. Thấy lưới nặng, người ngư
dân tưởng một con cá lớn mắc lưới nhưng kéo mãi không lên. Người ngư
dân này đành nhờ người lặn xuống biển gỡ lưới, không ngờ "con cá" trong
lưới chính là một quả chuông lớn. Khi quả chuông được phát hiện, người
dân Đồ Sơn đã phỏng đoán đó là chuông Vân Bản vì câu chuyện về chiếc
chuông nhiều lần đắm mình xuống đáy biển đã được lưu truyền từ lâu.
Điều đặc biệt là chuông bị chìm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị
nước mặn ăn mòn, làm hư hỏng. Có người lý giải rằng, chuông bền như
vậy vì được đúc với một tỷ lệ vàng rất cao.
Một số hình ảnh về chuông Vân Bản:
|
Chuông Vân Bản có kích thước to lớn, cao 125cm, đường kính miệng 80cm.
|
|
Quai
chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau, nơi tiếp giáp ở vị
trí cao nhất trang trí hình búp sen vẩy cá chép bao phủ toàn bộ thân
rồng.
|
|
Hình tượng rồng mang nhiều đặc trưng của thời Trấn. |
|
Thân chuông có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật.
|
|
Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc. Phần vành miệng trang trí 52 cánh sen.
|
|
Trong hai ô trên có hai bài minh văn khắc chìm chữ Hán, 4 ô dưới để trơn.
|
|
Không chỉ là một quả chuông cổ gắn với các huyền tích của Đồ Sơn, đây còn là một quả chuông có giá trị nghệ thuật rất cao.
|
|
|
Chuông bị chìm dưới biển hàng thế kỷ nhưng không hề bị nước mặn ăn mòn,
làm hư hỏng. Có người lý giải rằng, chuông bền như vậy vì được đúc
với một tỷ lệ vàng rất cao.
|
Theo Đất Việt