15/11/2013 15:08 (GMT+7)
Số lượt xem: 898
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Khi có ân oán xảy ra, chúng ta phải làm thế nào để ứng xử, đối phó cho êm xuôi, hòa hiếu?

Xưa nay, ân oán là chuyện thường xảy ra trong đời một tác phẩm nghệ thuật cuộc sống đầy biến động có những chuyện nhỏ cá nhân, gia đình vụn vặt nhưng cũng có những chuyện lớn mang tính quốc gia, vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ. Quả báo của chúng ta từ bao kiếp quá khứ đã gây ra, Thói thường ở đời trong mỗi chúng ta đều có hạt giống của cái ác, mình dở không ưa người hay, mình lười biếng không ưa người chăm chỉ, mình trái không ưa người phải, mình nghèo hèn không ưa người giàu sang, việc nhỏ hóa thành chuyện lớn.
 
Những cảm xúc gắn liền với sự tức giận, thù hằn có khuynh hướng làm cho người ta lâm vào tình trạng căng thẳng đó là lòng đố kỵ, ganh ghét, tham lam,muốn làm hại người, ngược lại chúng ta cũng có con tim hạt giống của cái thiện, nếu có lòng vị tha thì những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ tan biến ngay. Khi có ai đó làm gây cho chúng ta tổn thương,hạ nhục, có thể ảnh hưởng xúc phạm đến cá nhân và chuyền những thông tin ngoài biên giới của Phật pháp.

Bạn sẽ khó lòng nhìn người thứ hiển hiện trước mắt mà làm cho mình bị tổn thương bằng cặp mắt bao dung. Nếu lý giải, nó sẽ có tin đồn khác và ta cứ phải lý giải hoài mình không thể ép dư luận hiểu mình, cũng không thể lãng phí thời gian để sống cuộc đời hay bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người khác, nên nhiệm vụ thanh minh là... bất khả thi. Để quyết định cho việc tha thứ, động lực duy nhất bạn có thể nghĩ đến là những tác động tích cực bị "bốc hỏa".Nếu cứ hình dung hay tưởng tượng lại hành động hoặc lời nói đã gây tổn thương cho mình, chúng ta sẽ cảm thấy tinh thần nặng nề, đương nhiên lòng rất đau xót, hẳn chúng ta khó quên được ngay, nhưng không chọn lấy hành động báo thù, ngược lại còn làm nhiều việc thiện tận đoạn phiền não, quyết định lấy đức báo oán, để thành tựu đạo hạnh, biết mở lòng bằng sự vị tha, chúng ta sẽ lấy lại được cảm giác sảng khoái, thanh thản. Lợi ích, đó là tâm từ bi, từ lòng vị tha
 
Để trưởng dưỡng những hạt giống thánh thiện này, trong Kinh Thuỷ Sám: Đức Phật dạy rằng "Tội từ tâm khởi đem tâm sám. Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu...”. Tùy nơi tâm của mình, tâm thiện lành sẽ tưới tẩm hạt giống từ bi, tạo nghiệp lành cho con người. Khi biết chấp nhận một sự thật là không có gì hoàn hảo cả, chúng ta sẽ bỏ bớt thói quen chú ý vào những lỗi lầm của người khác. Cố gắng nhìn vào những mặt tích cực của người khác, thông cảm cho những người khác vì rất có thể người ta vô tình gây ra chuyện làm chúng ta phiền lòng, chúng ta cũng đừng quên tha thứ cho chính mình.
 
Một số người có thể tha thứ cho những sai phạm của người khác nhưng lại không tha thứ cho chính mình. Nếu không biết tha thứ cho bản thân, những cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến chúng ta giống như chúng ta không tha thứ cho người khác. Giải pháp này có thể giúp chúng ta trút bỏ cơn giận, thù hằn trong lòng một cách cảm giác thật dễ chịu hồn nhiên. Nên nhớ rằng, chúng ta cũng chỉ là con người bình thường và việc phạm lỗi lầm là điều tất nhiên không thể trách khỏi. Hãy biết tha thứ cho người khác và cho chính mình.
 
Chúng ta tu hạnh Tâm từ bi hỷ xả còn có khả năng trị liệu chuyển hóa tâm ác của người khác trở nên hiền lành, làm tiêu tan cái mầm ác nghiệp. Theo Kinh Lương Hoàng Sám Đức Phật dạy "Lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan, gieo nhân lành nhất định sẽ gặt quả lành, trồng ác nhân phải gặp ác báo, dẫu trải trăm ngàn kiếp không sai một phân, không thể tính đếm được!
 
Xin suy ngẫm cho chín chắn, chúng ta nếu có một chút it nhận xét cũng có thể rút ra được một bài học xử thế cho chúng ta.  Nếu bây chúng ta muốn được an vui tươi đẹp, thì phải tự chủ; mà muốn được tự chủ thì cần nương theo Phật pháp để sửa đổi hành vi, tánh tình,sâu sắc các hành vi ác độc ,quan niệm hẹp hòi sai lạc đã lâu đời lâu kiếp bám chắc nơi chúng ta trong vòng sanh tử. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều độc ác của hành động và lời nói. Đã sửa đổi hành vi cũng phải sửa đổi tánh tình, vì tánh tình xấu xa mới thật nguy hại nhiều hơn. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ là những tâm tánh xấu xa cố cựu của chúng sinh.

Từ đó Đức Phật dạy cho chúng ta rằng, vận dụng từ bi và trí tuệ đã chuyển hóa người ác trở thành lương thiện, kẻ thù thành bạn tốt để chung sống an hòa. Nếu người không phải với ta, ta quyết không phải lại với người, thì hai bên có khác gì nhau và cứ thế ân oán cứ liên miên đeo đẳng mãi, ta cũng tổn hại và người cũng tổn hại. Cho nên lấy oán báo oán không phải là cách tốt nhất của người đời đối xử với nhau. Nếu không lấy đức báo oán thì khó có thể hóa giải những tâm địa ác độc, làm tiêu trừ những thói ganh ghét, đố kỵ của con người bước trên đó với rất nhiều sỏi đá và không thiếu kịch tính. Cuộc sống vị tha là một cuộc sống mà chúng ta sống để làm lợi ích cho mọi người, nở trong tâm với những hương thơm là Tuệ giác và lòng Từ, để sáng soi từng bước chân người lữ hành trong cõi vô thường, nên lấy tịnh giới làm thể, lấy trí tuệ làm mạng, bỏ niệm vọng cầu, an vui với chánh pháp.
 
Chỉ có sự thảnh thơi, tươi mát của tâm hồn có chất liệu tu tập, dùng trí huệ để quán tưởng những pháp chân chính, hoạc ngồi Thiền, niệm Phật, trì tụng, kinh hành, để giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh chuyển hoá, sẽ là tư lương quí báu, là chất đề hồ tâm linh, là dinh dưỡng sống để có thể chia sẽ cùng con người, phù hợp với chân lý cùng nhau trong bất cứ những hoạt cảnh của cuộc đời….dù là bất hạnh hay khổ đau.

Nhuận Hải (Phật học)

Âm lịch

Ảnh đẹp