30/11/2012 13:32 (GMT+7)
Số lượt xem: 120147
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tụng 10 vạn biến hay 20 vạn biến trong mộng thấy Phật, Bồ Tát liền thổ ra vật đen. (Vật đen tiêu biểu cho ác nghiệp, mửa ra là tướng tội diệt phước sanh, cho nên tự thấy trong miệng thổ ra vật đen hay cơm đen.)


Mộng thấy chư Thiên, Ðường, Tự Xá (Nhà, chùa, tịnh xá rộng lớn) hoặc trên núi cao, hoặc thấy ở trên cây cao (Không bị tội nghiệp hệ lụy, cho nên được thăng lên. Ðây là thiện nhơn được thành tựu nên thấy thiên, đường, tự, xá) Hoặc thấy ở trong ao lớn tắm rửa (là tịch trừ tội cấu được thân thanh tịnh). Hoặc mộng thấy thân bay lên hư không (không bị tội nghiệp ràng buộc cho nên thân khinh cử nhẹ nhàng) hoặc thấy cùng chư Thiên nữ an vui khoái lạc (được sức giữ gìn thiện căn tương ưng nên cùng thấy vui khoái lạc.)

 Hoặc thấy thuyết pháp (được thị giáo lợi hỉ). Hoặc thấy râu tóc rụng rớt (râu tóc rụng rớt là pháp Tây quốc ngoại đạo, râu tóc rụng rớt đều là tiêu biểu đoạn trừ phiền não căn gốc vậy). Hoặc nói rằng thấy thân mình cạo bỏ râu tóc.

Hoặc thấy ăn cơm sữa, uống nước cam lồ (thấy ăn sữa là thành tựu được phước lành của thế gian, uống nước cam lồ là được pháp vị xuất thế). Hoặc vượt qua sông, suối, biển lớn (được khỏi biển khổ).

Hoặc leo ngồi trên tòa sư tử (được tòa pháp vương) Hoặc thấy cây Bồ đề (là kiến đạo tướng). Hoặc cỡi thuyền (là nương cỡi thuyền Bát Nhã là được cái tướng đến bờ giải thoát. Tô Ðất Ðịa kinh nói rằng: Hoặc thấy cỡi sư tử, cỡi trâu trắng, nai trắng, ngỗng trắng … đều là cái tướng Tất Ðịa thành tựu).


Hoặc thấy bực Sa Môn (được ly thế nhiễm mà ra khỏi tam giới).

Hoặc thấy cư sĩ mặc áo trắng, áo vàng che đầu (Vàng là tiêu biểu chánh, trắng là tiêu biểu tịnh, tức là thấy bạch tịnh Chánh pháp mà phú hộ). Hoặc thấy mặt trời, mặt trăng (tiêu biểu phá phiền não vô minh ám). Hoặc thấy người đồng nam đồng nữ (không bị phiền não tham dục làm ô nhiễm). Hoặc thấy trên cây có nhũ quả (nhũ nghĩa là trắng, trắng là thiện nghiệp, nghĩa là được thế, xuất thế gian thiện nghiệp quả báo).

 Hoặc thấy người hắc trượng phu trong miệng tuôn ra lửa hừng hẫy cùng với họ đấu chiến được thắng (nghĩa là cùng phiền não ma cộng chiến mà đắc thắng).

Hoặc thấy ác mã, trâu nước muốn đến húc người trì tụng Thần chú. Người trì chú hoặc đánh, hoặc nạt nộ, sợ mà bỏ chạy (nghĩa là đối với si phiền não ma, mà được thắng vậy). Hoặc ăn sữa cháo, tôn Phạn (là được thượng vị phước thiện thành tựu). Hoặc thấy Tô Ma Na Hoa (hoa đây nói là xứng ý hoa, sắc vàng trắng mà rất thơm, cây cao ba, bốn thước rũ xuống che như tàng lọng. Nghĩa là tiêu biểu sở cầu thiện pháp quyết được xứng ý. Hoặc thấy có mùi hương thơm, bạch hoa hương tiêu biểu cho hương của ngũ phần pháp thân. Nghĩa là được ngũ phần thiện nghiệp). Hoặc thấy quốc vương (nghĩa là được đại nhơn hộ niệm được tôn quý thắng nghiệp).

Nếu không thấy những cảnh giới như vậy, phải biết người đời trước đã tạo ngũ vô gián tội, nên càng phải trì tụng mãn 70 vạn biến, 90 vạn biến, trăm vạn biến liền thấy những cảnh giới như trên, nên biết đó là tội đã diệt liền thành tiên hạnh. Những cảnh giới hảo mộng như trên đây đều là cái tướng chứng nghiệm thành tựu của người hành giả.

 

CẢM NIỆM

 

Ai ơi! Xem hết quyển này,

Gắng theo phương pháp  trong đây tu hành.

Niệm Phật trì chú Chuẩn Ðề,

Sống đời hạnh phúc chết về Tây phương.

Niệm Phật chẳng khác thuyền trôi,

Thuận theo gió nước vào bờ rất mau.

Chuẩn Ðề kiêm niệm chẳng lơ,

Khác nào phản lực động cơ đời này.

Quyết đi thì đến không sai,

Chuẩn Ðề niệm tụng Thánh thai hiện tiền.

Chuyên cần chí kính lòng thành,

Chuẩn Ðề như ý toại lòng ước mong.
Dịch Giả : Thích Viên Đức


Nghi thức trì chú chuẩn đề
Kính thưa các đạo hữu!
Thời gian vừa qua, tôi có đọc một số bài viết của các anh, chị trên diễn đàn về Ngũ Bộ Chú, về Chú Chuẩn đề... cũng như các khuyến cáo liên quan đến việc hành trì chú Chuẩn đề.
Nay tôi xin đăng nguyên văn: Nghi Thức Trì Chú Chuẩn Đề do Tỳ Kheo Bồ Tát Phúc Tuệ biên tập vào năm 1951, được Nhà xuất bản kiểm duyệt và in năm 1953 tại Hà Nội. Sách này có bán tại các cửa hàng ở Chùa Quán Sứ - Hà Nội. Các anh, chị cũng như các đạo hữu cố gắng tu tập và hành trì, sẽ lợi mình, lợi người.
Theo lời của Tỷ Kheo Bồ Tát Phúc Tuệt thì tất cả mọi người đều có thể trì tụng Chú Chuẩn Đề.
Tất cả nghi thức từ khi nhận được đều có ghi đầy đủ, các anh, chị cũng không nên quan ngại về việc điểm đạo hay chưa mà hãy thành tâm hành trì, tất hữu ứng.

Sau đây là nguyên văn của Nghi Thức Trì Chú Chuẩn Đề

NGHI THỨC TRÌ CHÚ CHUẨN ĐỀ

Tỷ Khưu Bồ Tát Phúc Tuệ

I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU
Đây là môn mà Nghiệp sư tôi đã truyền cho tôi trì tụng đến nay là 4 năm, tôi đã thấy được nhiều điều linh ứng, nên tôi thành tâm giới thiệu với chư quý giáo hữu.
Trì chú này được rất nhiều lợi:
1. Tiêu trừ được tai chướng;
2. Tăng trưởng thiện căn;
3. Tăng trưởng trí tuệ;
4. Được nhiều điều tốt lành.
Đích thực là những điều tôi đã được chiêm nghiệm đúng là hữu thành tất hữu cảm. Tôi vừa được giới châu xong lại liền được dự phái đoàn Tăng du học, một phần lớn là nhờ công đức ngài Chuẩn Đề vậy.
Trì chú Chuẩn Đề lại còn làm trợ duyên cho việc niệm Phật và phần cầu vãng sinh nữa.
Ta phải biết rằng hết thảy chúng ta đều bị ba cái chướng nó ngăn lấp không cho ta tu học và học đạo Phật. Ba chướng ấy là:
1. Phiền não chướng tức tham, sân, si...
2. Nghiệp chướng tức là nghề mình đang làm;
3. Báo chướng tức là quả báo mình đang hưởng thụ.
Chỉ có chú Chuẩn Đề là một thần chú có oai lực tiêu trừ tà ma, nên ta cần phải chuyên trì nhất là mỗi ngày được ba buổi, không thì một vậy; hoặc về buổi sáng, hoặc về buổi trưa hay buổi tối tùy tiện.
Chú Chuẩn Đề lại rất dễ trì, bất luận xuất gia hay tại gia, có trì trai hay không trì trai, đều trì được cả. Hễ hết lòng thành tín trì tụng thì đều trừ hết tai họa, đau ốm và yeu quái, lại hưởng được nhiều phúc duyên, mà cầu nguyện sự gì cũng đều được thành tựu hết thảy.

II. NGHI THỨC TRÌ TỤNG
1. Trước hết phải rửa tay, rửa mặt, súc miệng, thay quần áo cho sạch sẽ rồi mới đến trước Phật đài mà lễ niệm.
Rửa mặt thì niệm chú rằng: An lam sa ha (3 lần)
Rửa tay thì niệm chú rằng: An chu ca ba du sa ha (3 lần)
Súc miệng thì niệm chú rằng: An ham an han sa ha (3 lần)
Lời dặn: Trì chú được thì sự rửa mới được toàn sạch.
(Không được đi dép, guốc dơ bẩn vào Phật điện. Móng tay cắt ngắn và cậy sạch ghét. Hai ống quần phải buộc kỹ hay mặt quần đùi nịt kỹ hạ bộ cũng được).
2. Thắp ba nén hương vái ba vái vừa vái vừa kiệm rằng (ai thuộc kệ thì đọc kệ):
Bài kệ dâng hương:
Giới hương định hương dữ tuệ hương.
Giải thoát giải thoát tri kiến hương
Quang minh vân đài biến pháp giới
Phả cúng thập phương Tam bảo tiền.

Nam mô Hương Cúng Dàng Bồ Tát (3 lần) (1 lễ).

3. Khi cắm hương vào lư rồi thì niệm chú “Phả Lễ Tam Bảo rằng”:
Án phạ nhật la vật (3 lần)

Niệm rồi lễ Phật ba lễ và mỗi lễ xướng rằng:
- Nam mô thập phương tận hư không giới nhất thiết chư phật (1 lễ).
- Nam mô thập phương tận hư không nhất thiết tôn pháp (1 lễ).
- Nam mô thập phương tận hư không giới nhất thiết hiền thánh tăng (1 lễ)

4. Thỉnh chuông (đánh một hồi dài, điểm 3 tiếng chót – ai thuộc kệ thì đọc kệ rồi hãy thỉnh chuông càng hay)

Kệ thỉnh chuông:

Nguyện thử chúng sinh siêu pháp giới
Thiết vi u ám tất giao văn
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông
Nhất thiết chúng sinh thành chính giác
(Đánh 1 hồi độ mười tiếng: tiếng chuông gần dứt, lại đọc tiếp):
Văn chung thanh, phiền não khinh, Trí tuệ trưởng, Bồ đề sinh; Ly địa ngục, Xuất hòa khánh, Nguyện thành Phật, độ chúng sinh.

Đánh 1 tiếng, lại đọc tiếp:
Án già ra đế gia sa ba ha

5. Ngồi theo cách Kim Cương tọa có 2 phép:
a. Toàn già: (bàn chân trái gác trên vế hữu, rồi bàn chân hữu gác trên vế trái).
b. Ngồi bán già: Có hai cách: (1). Chân bên mặt gác lên trên vế trên về bên trái thôi, thế gọi là “Hàng ma tọa”; (2) Chân bên trái gác lên trên vế bên mặt, gọi là “Cát tường tọa”

6. Hai tay kết ấn “tam muội” nghĩa là lấy bàn tay phải duỗi ngay ra, để ngửa lên bàn tay trái, rồi hai ngón cái giáp móng với nhau, để ngay dưới rốn (lúc ngồi niệm Phật cũng vậy).

7. Thân cho ngay ngắn, tâm cho an tĩnh, có tượng hay tranh Phật thì mắt lim dim chiêm ngưỡng Tôn dung rồi tưởng trên đỉnh đầu có mọt chữ “Lãm” rất tròn sáng như ngọc Châu Như ý hay như mặt trăng ngày rằm soi sáng chiếu vào đầu mình làm tan hết các tai chướng; cứ thé chuyên chú vào một chỗ, đừng để tâm tán loạn đi đâu.

8. Tưởng thế rồi xả ấn Tam muộn qua đỉnh đầu, tay rái kết ấn “Kim Cương quyền”, nghĩa là: đầu ngón tay cái bấm vào cuối đốt ngón tay vô danh đeo nhẫn rồi co cả 4 ngón tay nắm chặt ngón tay cái.
Tay mặt cầm tràng (nếu không tiện thì tay trái cầm tràng, tay phải kết ấn Kim Cương quyền, tùy ý), rồi tụng:
Tịnh Pháp giới Chân ngôn: Án Lam (108 lần)
Hộ Thân Chân ngôn: Án Xỉ Lâm (108 lần)
Lục tự Đại minh Chân ngôn: Án, ma ni bát minh hồng (108 lần)

Xả ấn chắp tay niệm bài kệ “Cầu gia hộ” rằng:
Cúi đầu quy kính pháp viên thành
Đỉnh lễ đủ bảy trăm ức Phật
Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề.
Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ.


9. Kế xướng:
Nam mô thất câu chi Phật mẫu Đại Chuẩn Đề vương Bồ tát (vừa xướng vừa lễ ba lễ).

10. Lại ngồi Toàn già hay Bán già, tay kết ấn Chuẩn Đề: hai ngón vô danh xỏ lẫn nhau nắm vào lòng bàn tay, ngón mặt ở trên, 2 ngón giữa chập lại nhau đứng thẳng, 2 ngó trỏ úp vào đốt giữa của hai ngón giữa, hai ngón cái để trên đốt ngón giữa, ngón út úp tay mặt. (Muốn kỹ vào chùa hỏi các cụ hay xem tượng đức Quan Âm)
Ai không kết ấn Chuẩn Đề được thì kết ấn Kim Cương quyền như tren, rồi tụng Chuẩn Đề Chân Ngôn:
Nam mô tát đá nẫm, tam điểu tam bồ đà câu chi nẫm, đát điệt tha, án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề: Nguyện tiêu tai chướng; Nguyện giáng cát tường; Nguyệt trưởng thiện căn; Nguyện sinh Tịnh độ, Sa bà ha, bộ lâm (21 lần).

Xong lại chí tâm tưởng chữ “Lãm” (vị nào tinh tiến tụng được 49 ngày, sẽ cố tưởng cả đủ 9 chữ ở phần Phụ lục) rồi tụng tiếp:

Án, Chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, Sa Bà Ha, Bộ Lâm (108 lần)

11. Niệm đủ rồi, xả ấn lên đỉnh đầu, tay phải kết ấn Kim Cương quyền mà ấn theo thứ tự vào 5 chỗ sau:
a. Trên trán;
b. Vai bên trái;
c. Vai bên phải;
d. Ngang ngực;
e. Yết hầu.
- Trong lúc tay ấn thì miệng đọc “Hồng, hồng, hồng, hồng, hồng” cho liên tiếp đủ 5 chỗ rồi mới xả ấn. Nhớ làm phép này trừ đuổi tà ma.

12. Xong đứng dậy lễ 3 lễ vừa lễ vừa xướng:
Nam mô Thất câu chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề vương Bồ Tát.

13. Lễ xong, quỳ xuống đọc 2 bài phát nguyện rằng:
Văn phát nguyện I
Con nay trì chú Chuẩn Đề
Lạy xin Phật Mẫu phù trì xót thương
Tiêu trừ bệnh tật tai ương,
Toàn gia, Toàn quốc ninh khang thịnh cường
Thiện tăng trí tuệ mở mang
Phúc sinh tội diệt, nghiệp oan đoạn trừ
Mai sau chứng quả bồ đề
Tràng phan nguyện Phật tiếp về Tây phương
Thân vàng ngọc tướng đoan nghiêm
Hào quang chiếu sáng hương thiên ngạt ngào
Nguyện xin độ khắp muôn loài
Đồng đăng giác ngạn đời đời tiêu dao.


Văn phát nguyện II
Cúi xin Tam bảo chứng minh, Oai thần chiếu giám ủng hộ cho con và trong gia đình, cùng người tộc thuộc khắp cả chúng sinh, lúc hiện sống này, khỏi tai khỏi bệnh, ma tặc mất tích, duyên phúc đủ đều. Nhà nhà được chữ đoàn viên, xứ xứ an phần lợi lạc. Đời này kiếp hác, gieo giống bồ đề, cùng thoát sông mê, đều về cõi Phật.

14. Đọc bài phát nguyện xong, kế niệm:

Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, đại từ đại bi, A di đà Phật (3 lần) (mỗi lần niệm, lễ 1 lễ)

Nam mô Thất câu chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề vương Bồ Tát (3 lần) (mỗi lần niệm, lễ 1 lễ).

15. Lễ Tự quy là lễ tất:
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sinh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm;
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải;
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.
Con quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, thấu hiểu đạo lớn, mở lòng từ bi.
Con quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu nghĩa kinh, trí tuệ như biển.
Con quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, hợp đạo đồng tình, không gì trở ngại


Hòa nam Thánh chúng (vái 3 vái rồi lui ra).

HẾT.

Phụ lục:

PHÉP TƯỞNG 9 CHỮ

ÁN: Tưởng trên đầu, sắc trắng như mặt trăng, phóng hào quang, trừ diệt hết mọi chướng nạn.

CHIẾT: Tưởng vào hai mắt, sắc trắng như mặt trăn, mặt trời, soi sáng phá tan hết chỗ ngu tối, mở trí tuệ cho.

LỆ: Tưởng lên trên cổ, sắc như ngọc lưu ly, hiện mọi sắc tướng, đủ trí Như Lai.

CHỦ: Tưởng vào tâm mình, sắc trong sạch, tâm thanh tịnh, chóng chứng Bồ đề.

LỆ: Tưởng vào hai vai, sắc như vàng, mang áo giáp tinh tiến.

CHUẨN: Tưởng vào rốn hai sắc vàng trắng, chóng chứng đạo tràng, bồ đề chẳng lùi.

ĐỀ: Tưởng vào hai vế, sắc vàng nhạt, chóng chứng đạo Bồ đề, được ngồi tòa sen.

SA BÀ: Tưởng vào hai ống chân, sắc đỏ, thường hay tưởng chữ này, chóng được chuyển xe pháp.

HA: Tưởng vào hai bàn chân, sắc như mặt trăng tròn đầy, người hành giả tưởng thế, chóng chứng Niết Bàn.

Lời dặn: Xin các vị cố trí chú Chuẩn Đề trong lúc loạn ly này, lợi mình lợi người.

Viết tại Sài Gòn, trong khi chờ đợi đi du học Tích Lan (Ấn Độ). Xong ngày 20 tháng 7 năm 1951

Tỷ Kheo Bồ Tát Phúc Tuệ

KIỂM DUYỆT SỐ 1063 NGÀY 14-4-1953
IN TẠI NHÀ IN ĐỨC THẮNG – 115 HÀNG GAI, HÀ NỘI.
 

Âm lịch

Ảnh đẹp