Nói 5 mà không nói 6 vì căn thứ 6
chính là thức thứ 7. Nó là nền tảng để ý thức y đó hoạt động.Căn này thiếu
phước bao nhiêu nó cũng không thiếu. Bởi nó luôn đồng hành cùng thức thứ 8. Khi
có một thân tướng xuất hiện, cũng có nghĩa là đang tồn tại một thức thứ 8tương
ưng vớithân tướng đó. Thức thứ 8 đã có thì thức thứ 7 không thể không. Hai thức
này luônđồng hành cùng nhau.
Ý căn, hành tướng của nó khi còn
nhiễm ô là suy lường và chấp thủ. Cho nên, dù 5 căn có đủ, sắc diện có vượt
trội hơn người, nếu trong tâm luôn hiệndiện sự tính toán, so đo, thủ chấp,
tranh dành, đố kỵ… thì biết là mình đang dấn thân vào cái gọi là tạo nghiệp bất
thiện,một cái nhân của việc thiếu phước.Trong phước có sẵn cái mầm họa hoạn là
đó. Ý căn nhiễmô chính là nền tảng để ý thức hoạt động theo kiểu đưa mình vào
cõi chết.Chết, theo nghĩa khổ đau sinh tử,cũng theo nghĩa giết chết huệ mạng
của mình.
Với một phước báu có sẵn, là đầy đủ
5 căn hoạt động rất tốt, ta đã và đang sử dụng sáu căn của mình thế nào? Là tận
dụng được phước báu để làm tăng trưởng phước báu hay tận dụng phước báu để đánh
mất phước báu?
Duy
tâm sở tạo
Hai mươi mấy năm tu hành, tôi khám
phá ra rằng: Cái gọi là thành Phật, thành Bồ-tát chẳng qua chỉ để thấy các pháp
đúng như chính nó. Wa! Bấy lâu nay, chúng ta không thấy pháp đúng như chính nó
sao? Sách thấy là sách, sáng thấy là sáng, voi thấy là voi…,có thứ nào thấy
không đúng? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vẫn cảm nhận mọi thứ đầy đủ như bao
người bình thường khác. Không hề thấy sách thành chó, thấy sáng thành tối, thấy
xanh thành vàng… sao có thể bảo là không thấy pháp đúng như chính nó?
Dù thấyđúng như thế, ta vẫn chưa
thấy các pháp đúng như chính nó.
Trong một lần tịnh tâm, tôi thấy
thân tứ đại của mình không phải là thân xác thịt, nó là thân bảy báu. Thấy, như
mình mở to hai mắt thấy thân xác thịt hiện nay của mình, không phải suy luận
cũng không phải do quán mà thành như vậy.
Trong một lần tịnh tâm, tôi thấy
thân mình chỉ như chiếc bóng, dịch chuyển nhẹ nhàng trong hư không. Không còn thân
xác thịt này. Mở mắt mà thấy. Không phải lù mù trong trạng thái nửa mê nửa
tỉnh.
Trong một lần tịnh tâm, tôi thấy
không có gì ngoài một tâm sáng choang.Ánh sáng xuất phát từ trán, sáng lần ra,
bao trùm tất cả và xác thân này không còn hiện diện. Đúng như kinh Bát-nhã đã nói: “Không mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân…”. Tuy vậy, đó chưa phải là tướng không của các pháp. Vì vẫn còn cái
sáng choang trùm khắp để mình cảm nhận.
Vậy thân này là bảy báu hay thân
này là xác thịt máu mủ như hiện nay?
Cái thấy nào mới đúng là thấy được
bản chất của thân xác thịt này?
Tôi bắt đầu hình dung rathứ mà kinh
luận gọi là “Duy tâm sở tạo”. Tâm thế nào, sẽ có thân và cảnh tương ưng thế ấy.Khi
tâm thanh tịnh, ta sẽ có thân căn và cảnh giới thanh tịnh. Khi tâm không thanh
tịnh, ta sẽ có cảnh giới tương ưng với tâm không thanh tịnh. Điều đó không phải
là việc mới lạ. Kinh luận đã nói đến 6 đường, tùy nghiệp mà thác sinh vào sáu
đường ấy. Nghiệp là những chủng tử được lưu giữ trong tạng thức, đủ duyênsẽ
hiện ra thân căn và cảnh giới của chúng hữu tình.“Duy tâm sở tạo” mà Phật nói
là như thế. Nhưng để cảm nhận “Duy tâm sở tạo”là gì thì đến lúc đó, tôi mới cảm
nhận được ít nhiều. Bởi tin hiểu và trực thấy là hai thứ hoàn toàn khác nhau.
Điều đó có nghĩa, khi chúng ta thấy
đúng hình tướng pháp đang có, sáng thấy sáng, tối thấy tối, sách thấy sách, voi
thấy voi,không khởi thêm gì trên ấy nữa, thì cũng chưa có nghĩa là đã thấu đượcbản
chất thực của vạn pháp. Đây nhấn mạnh mấy từ “bản chất thực”, là muốn nói đến
thực tướng hay thực tánh của vạn pháp. Dù thấy chỉ là thấy, thấy ở trạng thái
hiện lượng thì đó cũng chỉ là cái thấy thanh tịnh hơn cái thấy do phân biệt mà ra,
vẫnchưathoát được vòngduyên hợp của ba thứ căn, trần và thức. Thứ gì còn thuộc
duyên hợp, thứ đó chưa phải là thực tướng hay thực tánh của pháp, từ cái thấy
cho đến vật được thấy. Thành nói kiến tánh mà còn thấy nhiều thứ quá thì đó là
kiến tướng không phải kiến tánh. Và dù không thấy gì nữa, chỉ thấy một khoảng
không thì đó là thấy không, không phải thấy tánh. Trung luận phá cái thấy,chính
là muốn hiển thực tánh của cái thấy không nằm ở chính hình tướngnó đang có.
Những thứ duyên hợp với tướng ấy cũngnhư vậy.
Nói chung, những gì ta thấy hiện
nay đều không ra ngoài nghiệp thức của mình. Không có gì thoát khỏi ba thứ
Căn-trần-thức của chính ta. Cùng là Trần
đó mà Căn khác Thức khác thì Trần có khi
cũng thành khác.
Căn
khác,như mắt sáng hay mờ, tai lãng hay nghe rõ v.v… Với điều kiện khác nhau như
vậy, sự vật đương nhiên phải được nhận biết khác nhau ít nhiều, khi cái thấy
của chúng ta vẫn còn lệ thuộc vào chúng.
Thức
khác,
là muốn nói đến phần tiềm thức làm nền tảng để 5 thức ngoài hoạt động. Đó là
thức thứ 8, thức thứ 7 và Ý thức. Tùy những gì mình đã huân tập trước đây mà
thế giới được nhận biết theo cách của riêng mình. Luận nói Nhân duyên biến, là muốn nhấn mạnh những thứ ta thấy hiện nay đều
là sản phẩm của những nghiệp nhân
mình đã gây tạo trong quá khứ, đủ duyên
mà thành cái quả hiện tại. Nghiệp nhân tốt thì thân tướng và cảnh giới tốt.
Nghiệp nhân xấu thì thân tướng và hoàn cảnh không tốt. Chúng ta cùng có cảnh
giới như nhau vì chúng ta tạo những nghiệp nhân giống nhau. Nhưng tới đó vẫn
chưa xong. Ngay nơi thân căn và hoàn cảnh do nhân duyên biến ra đó, những thứ
ta đang cảm nhận bằng 5 giác quan nhưngười khác đang cảm nhận, vẫn chỉ là thế
giới của riêng mình,không hẳn pháp vốn như vậy. Luận gọi là Phân biệt biến.
Một vài lúc, tôi nhận ra người ta
nhìn sự việc không như tôi đã nhìn. Cũng như tôi đã nhìn sự việc không như thiên
hạ đã nhìn. Người ta ăn uống rất ngon ở một tiệm chay mà chỉ mới đặt chân vào,
tôi đã phải dợn ngược vì thấy mùi tanh vương vãi. Người mà thiên hạ thấy thân thương
trìu mến thì tôi lại bắt gặp ở đó một sự dối trá.Thứ tôi nghĩ làm vậy là cần
thiết, người ta lại cho làm vậy làngu. Có những thứ tôi thấy không hề xảy ra,
nhưng người ta trao đổi với nhau như nó đã từng hiện diện.Không phải họ lộng ngôn,
tôi biết người ta không có ý đó, chẳng qua vì sự việc qua tâm thức của họ trở
thànhnhư vậy, và họ nói ra như vậy.Một vài lần, tôi viết một điều gì đó trên
facebook. Tôi viết trong tâm trạng không có đối tượng. Nghĩa là vào lúc đó, trong
đầu hiện lên thứ gì thì tôi viết ra thứ ấy, không nhắm vào ai. Bỗng dưng có
người nhảy vào la toáng lên rằng saotôi chỉ trích họ. Hỏi đã biết nhau chưa?
Lúc đó mới vỡ lẽ.Chưa từngthấy nhau.Vậy mà bảothiên hạ chỉ trích mình. Khá
nhiều những chuyện tương tự như thế xảy ra. Chỉ bởi tâm thức không đồng mà cái
nhìn thành khác. Chúng ta nhìn thế giới qua lăng kính của mình.
Thế giới này,nhìn thì như chung,
nhưng vẫn là thế giới của riêng mỗi người. Gặp nhau mà hòa hợp được, không hẳn vì
ở đó chỉ xuất hiệnnhững kẻ có trí tuệ.Chỉ là do đồng khí với nhau. Đó là kết
quả của cái gọi là đồng quan điểm, định kiến, đồng sự hiểu biết, hay đồng ở mặt
tình cảm.Cho nên, có khi mình thấy giảng pháp trái với kinh luận rất nhiều,
nhưng thiên hạ theo nghe rất đông. Kẻ chính nhân thì vẫn có người bài bác.Như
kinh điển Đại thừa, người thấy rất hay, kẻ thì mang đi đốt sạch. Chẳng qua là
đồng khí hay không. Đồng thì tương thuận. Không đồng thì tương nghịch. Người
đời thường nói “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là vậy.
Dần dà rồi khoa học cũng có thế
chứng minh cho người đời thấy rằng, cái gọi là Duy tâm Duy thức mà Phật đã nói
không phải là không có căn cứ. Đương
nhiên, khoa học chỉ có thể đi rìa rìa mé ngoài cái gọi là Duy tâm Duy thức,
không thế thấu được những chỗ đòi hỏi phải là tâm thanh tịnh mớithẩm thấu được.
Tôi được xemmột video, với tiêu đề
cảnh giác như vầy: “Những gì bạn sắp xem
trong đây, có thể là một bước ngoặc quan trọng của đời bạn. Bạn hãy xem cho kỹ
vì nó sẽ thay đổi cái nhìn của bạn đối với thế giới vật chất. Tất cả tài liệu
trong đây đều là sự thật. Vì nó đã được chứng minh bởi khoa học – Staboy”.
Nội dung của video nói lên một hiện
thực mà người đời đang đối mặt: Hầu hết đều cho thế giới mình đang cảm nhận qua
5 giác quan là thật. Thế giới và con người là thật sự như những gì chúng ta
đang thấy, đang nghe, đang cảm nhận. Chúng ta thực thấy có một thế giới bên
ngoài độc lập với mình. Nhưng với cái nhìn của khoa học hiện nay, tất cả ngoại
cảnh mà ta nhìn thấy đó, thật sự chỉ diễn ra tại một phần khá nhỏ và tối đen ở
não sau (trên gáy).
Một
đoạn phim bạn đang xem hay một cảnh quang tuyệt đẹp của chân trời, đều đang
diễn ra tại vài phân khối vuông này. Khi bạn nói “Tôi thấy”, thật ra là bạn
thấy kết quả từ tia sáng đưa vào mắt, rồi hình thành trong não bộ qua sự biến
đổi thành dòng điện. Khi bạn nói “Tôi thấy” là bạn đang khảo sát dòng điện
trong não mình. Não bộ hoàn toàn cách biệt với ánh sáng và bên trong hoàn toàn
là bóng tối.Cho nên bộ não không thể tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Giả như trước
mắt bạn là một cây nến đang cháy. Và chúng ta thấy có ánh sáng. Khi chúng ta
nhìn ánh sáng của cây đèn thì bên trong não bộ hoàn toàn tối mịt. Ánh sáng của
cây nến chưa bao giờ tỏa sáng trong não ta. Nghĩa là chúng ta nhìn thấy màu sắc
tươi đẹp và chói lọi bên trong não bộ tối om. Điều này áp dụng cho các giác
quan còn lại. Âm thanh, xúc giác, vị giác, khứu giác. Tất cả đều nhận từ não
tính hiệu dòng điện. Cho nên bộ não, suốt cuộc đời chưa bao giờ thật sự giáp
mặt với vật nguyên thủy từ bên ngoài, mà toàn là tiếp nhận bản sao của dòng
diện thành hình trong não. Và dẫn dắt sai lầm đến việc chúng ta luôn cho rằng
những bản sao copy này là vật chất thật sự bên ngoài. Những dự kiện này đưa đến
những kết luận không thể tranh cải được: Những gì bạn thấy, rờ mó, nghe qua vật
chất, thế giới hay vũ trụ, chỉ là tín hiệu dòng điện trong óc bạn mà thôi.
Khi
chúng ta nghe tiếng chim hót của ngoại cảnh, thực tế con chim này không phải
bên ngoài, mà là trong não chúng ta. Con chim bạn đang thấy thật ra là tín hiệu
của dòng diện trong não. Nếu cắt mạch dẫn điện đó, hình ảnh con chim sẽ biến
mất tức khắc. Tương tự tiếng chim hót bạn nghe cũng nằm trong não. Nếu cắt mạch
điện đó thì tiếng hót sẽ mất. Nói đơn giản tất cả những gì mà bạn đang nghe và
thấy, chỉ là sự phiên dịch của dòng điện từ não bộ… Một người xem sao trên
trời, cho rằng mình cách xa hàng triệu năm ánh sáng, vậy mà những vì sao nằm
ngay trong anh ta. Nơi trung tâm thị giác của não. Khi bạn xem phim, bạn cho
rằng bạn đang ngồi trong một căn phòng. Thật ra là căn phòng đang bên trong
bạn. Ngay cả bạn nhìn thấy thân thể mình, thực ra chỉ là hình ảnh đang nằm
trong não bạn…”.
Có thể chúng ta không am hiểu lắmnhững
gì đã mô tả trong phim, nhưng không thể không nhận được kết luận mà đoạn phim
muốn nói: Mọi thứ đều là tín hiệu của dòng điện trong não bộ,không phải là ngoại
cảnh mà chúng ta đang cảm nhận trực tiếp như vẫn nghĩ.Khoa học đã dần đưa cái
thấy của con người trở về lại bên trong, dù chưa hiển được mặt Duy tâm hay Duy
thức của nó.
Chỉ thấy, nghe… thôi, còn chưa thấy
pháp đúng như chính nó, huống là trên pháp còn khởi phân biệt, và nhận định vấn
đề theođịnh kiến của riêng mình. Sai lầm chồng chất sai lầm.
Phân
biệt biến
Phân biệt biến, là do tâm vọng
tưởng phân biệt của mình mà cảnh giới hiện thànhnhư vậy.Như Nguyễn Du từngnói:
“Người buồn cảnh có vui bao đâu bao giờ”. Tâm buồn mà cảnh thành buồn. Buồn đó
không phải bản chất của cảnh, chỉ vì tâm thức mình buồn mà cảnh thành buồn. Chỉ
vì tâm thức mình nghĩ như vậy mà cảnh trở thành như vậy. Chẳng phải cảnh vốn
như vậy.
Mười mấy năm trước, thời tôi còn
viết sách cúng dường,vài đại giađã rất thíchnó.Một câu gì đó trong sách đã giúpchư
vị tỉnh ngộ. Chị nói như vậy với tôi,sau bao lần trầy trậtgặpmặt. Thứ gì không
phải là duyên của mình, tôi thường từ chối tiếp xúc.Cáo bệnh tránh hoài không
được thì cũng phải gặp.
Sách không bán,chỉ để cúng dườngmà
đòi muahoài thì không thể bán. Tôi cũng không hề có ý bán sách. Bởi tôi không
giàu nhưng cần tiền là có, không phải nhọc tâm buôn bán xin xỏ. Tôi được phước
báu đó từ những ngày chưa tu hành,nên không cần thiết phải bán. Lại, đến chùa
là cốt tu sao cho cái Maha của mình hiện ra, không phải để kiếm lợi lộc mà nghĩ
đến chuyện mua bán. Thành việc cầm tiền người khác, dù chỉđể làm Phật sự, không
phải là tư tưởngchủ đạo của tôi.Nhưng cảmtấm lòng tha thiết của chị, tôi đã phá
vỡ luật đó của mình. Lần in kế tiếp, tôi đã thông báo để chị có thể đóng góp,
với cách dùng từ hoa mỹ là “xin” màkhông ấn định bao nhiêu. Tức góp bao nhiêu
thì góp, không góp thì thôi.
Không ngờ, lòng nhiệt tình của
tôiđượcmang đi rao, như thể đó là bản tính của tôi, như thể đó là cách sống của
tôi. Có lẽ cho đến giờ này, vẫn còn khắc sâu trong não một số người, bởi tôi
không hề đính chánh, cũng không một lời biện minh. Ngay cả với em mình,tôi cũng
không giải thích. Sao bà không nóitui, lại xin người ngoài chi cho mang tiếng?
Tôi có thiếu tiền đâu mà xin. Tôi làm,vì nghĩ đó là ước muốn của chị.Tôi chỉ muốn
tạo điều kiện để chị đượctoại nguyện.Không phải thiếu tiền cũng không phải muốn
xin mà làm việc đó. Tần số không tương ưng, nên tôi đã nhìn sự việc không đúng
như chính nó, cớ sự mới ra như vậy. Giờ hiểu rồi thì thôi. Rút kinh nghiệm.
Pháp giới này, có gì không từ tâm
lưu xuất? Mọi vui, buồn, may mắn hay bất hạnh đều do cái nhìn của mình mà ra.
Thấy đó là bất hạnh thì nó thành bất hạnh. Thấy đó là bài học chư Phật ban cho
mình thì nó trở thành pháp bảo nhiệm mầu.Khi bạn đã cho nó là pháp bảo thì có
gì để luận bàn? Đó là lý do vì sao, dù việc xảy ra như vậy, khi chị cho tiền tôi
vẫn vui vẻ cầm lấy, rồi vào cúng lạicho HT. Thường Chiếu.
Mới thấytrong thế giới này, mọi thứ
không hề đơn giản như những gì mình thấy hay nghe. Bởi pháp hình thành từ nhân
duyên. Muốn đánh giá một vấn đề cho chính xác, không thể bỏ qua mặt nhân duyên
này. Cho nên, hoặc là nhìn chỉ là nhìn, nghe chỉ là nghe, không để thứ gì tác
động lên tâm thức của mình. Còn đã để nó tác động vào tâm thức của mình thì
không nên bỏ qua mặt nhân duyên đã tạo nên nó. Quên mặt này thì lầm lẫn nhiều
lắm.Phật dạy: “Thấy duyên khởi là thấy
pháp. Thấy pháp là thấy Phật”. Muốn thấy pháp mà thấy theo kiểu thấy Phật,
là thấy đúng bản chất của pháp, thì việc đầu tiên là khôngnên quên mặt duyên
khởi làm phát sinh ra pháp. Còn cứ ngay tướng mà đánh giá, không cần biết nhân
duyên khiến nó phát sinh, thì lầm không thể tránh.
Tôi làm việc đó, không phải bản
tính tôi thích xin tiền hay có chủ trương xin tiền người khác làm Phật sự.Đó
không phải là tánh của tôi. Xảy ra việc trên, chỉ vì nhân duyên là muốn giúpchị
toại nguyện với việc mua sách của mình.Nếu không có nhân duyên đó thì không có
việc xin tiền. Nếu không có việc đòi mua sách mà tôi vẫn xin tiền, đó mới là
tánh của tôi. Còn đã do nhân duyên mà thành có, thì hết nhân duyên nó trở lại
không. Tướng là tướng, không phải chínhlà tánh. Không phải tánh thì không phải
khi nào tôi cũng như vậy.
Việc không có mà trở thành có, là
do chúng ta quên mất mặt nhân duyên của pháp. Chỉ quen phán xét sự vật theo cái
nhìn theo tư kiến có sẵn. Lấy tướng nhìn thấy trong một lúc làm tánh của vạn
pháp và bỏ qua mặt nhân duyên của nó. Nên trước và sau, ởđâu và lúc nào,cũng
thấy tánh ấy tồn tại. Từ một cái không có trở thành một cái có, chỉ vì chúng ta
thiếu cái nhìn duyên khởi đối với pháp.
Có lẻ phải là nạn nhân,mìnhmới hiểu
được hết việc hướng ra ngoài đánh giá người khác nguy hiểm thế nào.Thiếu phước
mà không có tai hay mắt thì không thể thấy hay nghe,quả tìnhbất hạnh.Nhưng đủ
phước có tai có mắt mà thấy không rõ, nghe luôn lầm…thì tạo nghiệp bất thiệncũng
không phải ít.Không thể không canh con mắtcái tai của mình. Thấy trực tiếp còn
chưa chắc đúng, huống là nghe nói lại mà tin răm rắp. Thành thấy cũng phải để
đó, coi lại. Nghe cũng phải để đó, xét lại.Phải luôn cảnh tỉnh mình rằng, những
gì nhìn thấy nghe thấy chỉ trong một thoáng, không hẳn đã là toàn bộ sự việc
hay một con người. Chỉ là một tướng hiện ra do mối nhân duyên nào đó. Trong
nhân duyên khác, chưa chắc tướng ấy đã còn tồn tại. Không nên y vào tướng trạng
thấy trong chốc lát, cho đó là tánh của pháp.
Mới thấy thương Tổ thật nhiều. Một câu
“Phản quan tự kỷ” đủ giúp con cháu tăng trưởng phước đức, giảm thiểu bất hạnh.
Chấp
ngã là nền tảng sinh mọi u tối
Thế giới này, ngày càng xảy ra
nhiều mâu thuẫn, tranh chấp v.v… là do chấp ngã. Nơi nào cóchấp ngã nhiều, nơi
đó thường xảy ranhiều mẫu thuẫn. Vì chấp ngã có khuynh hướng cái gì thuộc tôi
mới đúng, thuộc tôi mới nhất. Cũng do chấp ngã mà nảy sinh tình trạng tranh
dành, hơn thua, không ngó mặt nhau.
Chấp ngã là hành tướng của thức thứ
7.
Chấp ngã có hai phần. Một là ngã.Hai
là chấp. Chấp là thủ chặt, đầu mối của mọi lầm lẫn. Chấp vào phiền não thì sinh
phiền não chướng. Chấp vào sở tri thì sinh sở tri chướng. Chấp, đa phần là hệ
quả của tập. Do tập mà có chấp. Thứ gì huân tập nhiều thành có lực, sẽ đưa đến
chấp.
Ngã vi tế là chỉ cho thức thứ 8.
Thức thứ 7 chấp thức thứ 8 làm ngã.
Ngã thô hơn là chỉ cho thân ngũ uẩn
này. Thân ngũ uẩn là duyên hợp của 5 thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đã duyên
hợp thì vô ngã. Nhưng do vô minh mà chúng sinhđã chấpvào thân tứ đại cho đó là
thân mình, chấp vàotình cảm cho là tình cảm của mình, chấp vàosự hiểu biết (sở
tri) cho là hiểu biết của mình, từ đó hình thành nên loại chấp ngã này. Chỉ khi
nhìn vạn pháp bằng cái nhìn duyên khởi, mớicó thể giúp chúng ta phá bỏ dần loạithủ
chấp này.
Ý thức, hành tướng chính của nó là
phân biệt. Không có thức thứ 7 thì ý thức không hoạt động được. Nếu thức thứ 7
không nhiễm ô thì ý thức vẫn không đánh mất tính phân biệt của mình, nhưng là
loại “phân biệt không phải ý”. Nếu thức thứ 7 ở tình trạng nhiễm ô, phát huy
tính chấp ngã và suy lường thì ý thức hoạt động theo kiểu “Tội vi khôi”.
Không có ý thức thì năm thức ngoài
không hoạt động được. Nếu ý thức ở trạng thái hiện lượng, là phân biệt mà không
phân biệt, thì năm thức ngoài cũng ở trạng thái hiện lượng. Cảnh thế nào nhận
biết đúng thế ấy. Nếu ý thức ở trạng thái nhiễm ô thì năm thức ngoài cũng thành
nhiễm ô.Mọi thấy nghe đều bị nhiễm ô chi phối. “Phân biệt biến” xuất hiện là do
đây.
Tóm lại, mọi cái nhìn cái nghe của
mình đều bị chi phối bởi thức thứ 7, thông qua ý thức. Thức thứ 7 mà “bình
đẳng” thì mọi thấy nghe đều dựa trên sự bình đẳng ấy mà hiện tướng. Thức thứ 7 mà
phát huy suy lường và chấp ngã thì mọi thấy nghe cũng y đó mà hiện tướng. Nhưng
thức thứ 7 là phần hoạt động âm thầm bên trong, không thể trực tiếp nhận rõ như
với ý thức. Vì thế, tuy mục đích tu hành là trở về vô ngã, tức nhắm vào thức
thứ 7, nhưng khi tu thì chỉ có thể y vào ý thức mà tu.
Nhà thiền hay nói đến mấy từ vô phân biệt. Đó là kết quả mà một hành
giả tu thiền phải đạt được. Chính là làm sao sống lại được với tâm vô phân biệt
của mình. Phân biệt là hành tướng của ý thức. Vô phân biệt cũng là hành tướng
của ý thức. Nghĩa là, ý thức có hai trạng thái:Hoặc phân biệt ở trạng thái hiện
lượng, gọi là vô phân biệt. Hoặc phân biệt ở trạng thái nhiễm ô, là phân biệt
do chấp ngã, do suy lường, donương vào những sở tri mình đã huân tập.
Vô
phân biệtcũng có hai trạng thái: Hoặc là phân biệt mà không
phân biệt, là khithức thứ 7 đã chuyển hóa thành Bình đẳng tánh trí. Hoặc là vô
phân biệt bằng cách dừng lại mọi phân biệt do suy lường, chấp ngã và sở tri
v.v… Chính là dừng đi dòng vọng tưởng của mình. Nói chính xác là dừng đi cái
lực của dòng vọng tưởng, để những suy lường v.v… trở lại đúng với bản chất của
nó là vọng. Khi chúng đã thành vọng thì cũng có nghĩa là
chúng ta đang sống được với cái dụng thanh tịnh của chân thể. Chấp cũng được
phá. Đó là lý do vì sao nói “Biết vọng” là pháp tu trực chỉ.
Chỉ khi vọng mất lực thì chúng ta
mới có thể làm chủ mọi hành tác của mình khi nó hiện tướng. Nếu vọng còn lực
thì khi đủ duyên, mọi suy nghĩ hành tác của mình thường bị nhân duyên quá khứ
chi phối.Mọi hành tác hiện tại, từ suy nghĩ cho đến hành động đều là quả của hàng
loạt nhân duyên này, khiến
cái nhìn của mình trở thành lệch lạc, không thể làm chủ bản thân, cũng khó ý
thức về những gì mình đang làm. Đó là tình cảnh hiện nay của phàm phu.
Thuận duyên thì
đưa đến quả tốt. Nghịch duyên thì đưa đến quả xấu.