09/09/2010 06:56 (GMT+7)
Số lượt xem: 5842
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nghi Thức LỄ THÀNH HÔN PHẬT GIÁO
Buddhist Wedding Ceremony

Lễ thành hôn đối với tôn giáo vô cùng quan trọng không thể thiếu trong việc kết hợp lương duyên được bền chặt lâu dài.


Đôi trai gái muốn kết thành chồng vợ mang đầy ý nghĩa thì hai người phải vào chùa hay nhà thờ của tôn giáo mà các cháu tín ngưỡng làm lễ thành hôn.

Lễ thành hôn là hai trẻ phát nguyện, tức là tuyên thệ trước đức Phật hay trước Chúa yêu nhau trọn đời.

Những lời phát nguyện hay lời thề đó ấn vào tâm của hai người thành hai hạt giống (Two Datas) tình yêu chân thật.

Đó là hai nguyên nhân nằm sâu trong tâm thức của hai người.

Hai hạt giống tình yêu này lâu ngày trở thành hai năng lực luyến ái gắn bó với nhau không cho xa cách.

Một trong hai người nếu như phản bội nhau thì người phản bội đó bị hạt giống tình yêu khiến họ bị đau khổ bởi cắn rứt lương tâm,

rồi đi đến quả báo qua kiếp sau hay đời sau hạt giống tình yêu khiến họ bị đau khổ bởi người khác phản bội lại họ hoặc hành hạ họ, nhân nào quả nấy không tránh khỏi.

Nghi thức Lễ Thành Hôn, tôi căn cứ theo Nghi Thức Lễ Thành Hôn của Tu Viện Trúc Lâm ở Edmonton – Canada ấn hành, soạn lại cho ngắn gọn mà không mất phần ý nghĩa và giá trị.

Nghi Thức Lễ Thành Hôn này gồm có hai hai phần: phần tiếng Việt và phần tiếng Anh.

Trước hết là phần tiếng Việt được trình bày như sau:

 

LỜI DẶN

Trước khi cử hành nghi thức Cầu an Lễ thành hôn, hai họ có mặt tại chùa sắp hai hàng :

Nam giới đứng bên trái, nữ giới bên phải (từ trong chánh điện nhìn ra).

Cô dâu chú rể đứng giữa.

-Dâu bên phía nữ, rể phía nam giới. ( nam tả, nữ hữu)

Đốt đèn nhang, xông trầm rồi mới thỉnh Chư tăng và vị Chủ lễ.

Đổ ba hồi chuông trống bát nhã khi vị chủ lễ niêm hương nơi bàn Tổ.


NGHI THỨC HỘ NIỆM HÔN LỄ

 

Wedding Ceremony

 

1.- ĐẠI CHÚNG VÂN TẬP


2.- CUNG THỈNH CHƯ TĂNG


3.- DÂNG HƯƠNG:

Xin cho khói trầm thơm
Kết thành mây năm sắc
Dâng lên khắp mười phương
Cúng dường vô lượng Phật
Vô lượng chư Bồ Tát

Cùng các Thánh Hiền Tăng
Nơi pháp giới dung thông
Kết đài sen rực rở
Nguyện làm kẻ đồng hành

Trên con đường giác ngộ
Xin mọi loài chúng sanh
Từ bỏ cõi vô minh
Theo đường giới, định, tuệ
Quay về nơi bến giác

Chúng con kính dâng hương lên Phật và chư vị Bồ Tát (o)

4.- ĐẢNH LỄ TAM BẢO: (3 lần đọc và 3 lần lạy)

Nhất tâm kính lễ Phật, Pháp, Tăng trường trụ trong mười phương (o)

5.- TRÌ TỤNG (đại chúng đồng tụng)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Pháp Phật cao siêu mầu nhiệm
Con nay may được thọ trì

Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (o)

6.- TỤNG KINH BÁT NHÃ: TÂM KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại
Một khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật Đa
Bỗng soi thấy thể năm Uẩn

Đều không thật có tự tánh
Liền vượt qua khỏi tất cả
Bao thứ khổ đau ách nạn.

Này Xá Lợi Tử nghe đây,
Quả Sắc chẳng khác nhân Không,
Nhân Không chẳng khác quả Sắc,
Quả Sắc biến thành nhân Không,

Nhân Không biến thành quả Sắc,
Cho đến, Thọ, Tưởng, Hành, Thức,
Cũng đều giống như vậy cả.

Này Xá Lợi Tử nghe đây,
Thể mọi pháp đều không Tướng,
Không sanh mà cũng không diệt,
Không nhơ mà cũng không sạch,
Không thêm mà cũng không bớt.

Cho nên nơi trong thể Không,
Không có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành,
Và cũng không có Thức (Tướng);
Không có Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt,

Cho đến Thân, Ý (sáu Căn);
Không có Sắc, Thinh, Hương, Vị,
Cho đến Xúc, Pháp (sáu Trần);
Không có mười tám Giới riêng,

(Từ Nhãn cho đến Ý Thức);
Không hề có chút Vô Minh,
Và không có hết Vô Minh;
Không có vấn đề Lão Tử,

Và cũng không hết Lão Tử;
Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo,
Không Trí và cũng không Đắc,
Vì không có chỗ sở đắc.

Nên khi Bồ Tát nương theo
Bát Nhã Ba La Mật Đa
Thì tâm không bị chướng ngại,
Vì tâm không bị chướng ngại,

Nên không có chút sợ hãi,
Xa lìa được mọi điên đảo,
Xa hẳn được mọi mộng tưởng,
Đạt đến Niết Bàn tuyệt đối.

Các đức Phật trong ba đời,
Cũng nhờ hành trì theo pháp
Bát Nhã Ba La Mật Đa,
Đều chứng quả Vô Thượng Giác.

Thế nên cần phải biết rằng,
Bát Nhã Ba La Mật Đa,
Chính là Linh Chú đại thần,
Chính là Linh Chú đại minh,

Chính là Linh Chú vô thượng,
Chính là Linh Chú tuyệt đỉnh,
Chính là chân lý bất vọng
Có năng lực rất siêu phàm,
Tiêu trừ tất cả khổ nạn.

Cho nên mỗi khi nói đến
Bát Nhã Ba La Mật Đa,

Bồ Tát liền đọc Thần Chú:

“Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế,
Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha” (đọc Chú này 3 lần)

 

7.- KHAI THỊ:

(Thầy chủ lễ xoay về phía chủ rể và cô dâu mà khai thị)

Hôm nay hai Phật tử (tên chú rể) và (tên cô dâu) làm lễ thành hôn.

Trong giờ phút trang trọng này, xin hai Phật tử nghĩ đến những ơn lớn trong cuộc đời của mình mà lễ lạy Tam Bảo để đáp đền công đức sâu dày ấy.

Sau lời xướng nghe tiếng chuông lạy xuống 1 lạy.

*)- Phật tử mang ơn cha mẹ sanh thành, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

*)- Phật tử mang ơn sư trưởng giáo huấn, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

*)- Phật tử mang ơn bằng hữu và các bậc thiện tri thức đã tác thành hôn lễ cho, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.


8.- PHÁT NGUYỆN: (Thầy chủ lễ tiếp tục khai thị cho 2 Phật tử)

Hai Phật tử! Đây là lúc hai vị phát nguyện sống cuộc sống lứa đôi theo giáo pháp của Phật.

Nên biết rằng, thành chồng thành vợ là để cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, để tiếp nối công trình của tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà làm cho nòi giống được tồn tại, tốt tươi.

Hạnh phúc ấy, trước hết là ở sự chia xẻ: chồng vợ cùng nhau chia xẻ ngọt bùi, buồn vui, cùng nhau nâng đở dắt dìu, chăm sóc nhau trong cuộc sống.

Chia xẻ để giúp nhau có sức mạnh tinh thần mà vượt qua những thất bại khó khăn,

để thấy được hạnh phúc ở trong nhau mà cùng nhau sống cuộc sống có ý nghĩa cao đẹp để nuôi lớn niềm tin cậy và sự kính trọng nhau, lòng yêu thương và hiểu biết nhau, lòng bao dung và tha thứ nhau –

Đó là những chất liệu cần thiết làm nên hạnh phúc gia đình.

Hạnh phúc chân chánh chỉ có ở một cuộc sống lương thiện, trong sạch, lành mạnh.

Đó là những gì mà đức Phật đã ân cần dạy bảo, thể hiện trong truyền thống đạo đức của tổ tiên và là những gì mà các bậc cha mẹ luôn mong ước cho con cháu của mình.

Lại nữa, nên thấy mình là trong liên hệ với tiền nhân cũng như với các thế hệ mai sau của nòi giống.

Đã thừa kế di sản của tổ tiên, mang ơn sanh thành, tạo tác của cha mẹ,

thì với con cái sau này, hai Phật tử cũng nên đem hết lòng yêu thương, khả năng và phương tiện nuôi dưỡng chúng nó nên người xứng đáng, làm cho nòi giống được lưu truyền tốt đẹp.

Trong giờ phút kết hợp trang trọng này, trước sự chứng minh của Tam Bảo, sự chứng nhận của cha mẹ và thân bằng quyến thuộc hai họ,

Hai Phật tử hãy chân thành đọc theo Thầy lời phát nguyện sau đây:

*)- Chúng con nguyện: từ nay kết thành chồng vợ, vui buồn có nhau, sướng khổ có nhau, cùng bên nhau trong mọi thăng trầm của cuộc sống.

*)- Chúng con nguyện: giữ niềm tin cậy, yêu thương và hiểu biết nhau, bao dung, tha thứ và lòng kiên nhẫn để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.

*)- Chúng con nguyện: cùng giúp nhau sống cuộc đời lương thiện, trong sạch và lành mạnh để xứng đáng là người con Phật, xứng đáng với truyền thống đạo đức của tổ tiên nòi giống và với tấm lòng kỳ vọng của cha mẹ chúng con.

*)- Chúng con nguyện: thường tự nhắc nhở rằng, sự trách móc, sự hờn giận và cãi cọ chỉ làm thương tổn hòa khí mà không giải quyết được gì.

Chúng con biết, chỉ có sự hiểu biết và lòng tin cậy mới bồi đắp được cho tình yêu, hạnh phúc và an vui mà thôi.

*)- Chúng con nguyện: trong đời sống hằng ngày, sẽ dồn hết tâm lực và phương tiện để xây dựng cho thế hệ con cháu của chúng con trong tương lai.


9.- Ý NGHĨA CHIẾC NHẪN:

(Thầy chủ lễ giảng ý nghĩa chiếc nhẫn. Sau khi giảng xong, hỏi chú rễ và cô dâu như sau)

Chiếc nhẫn được làm bằng vàng, là một thứ kim loại quý trong các thứ kim loại.

Trao cho nhau chiếc nhẫn bằng vàng là trao cho nhau những gì quý nhất của con người mình.

Nhẫn này hình tròn. Trao cho nhau chiếc nhẫn hình tròn là trao cho nhau trọn vẹn những nguyện ước tốt đẹp nhất trong cuộc đời.

Nhẫn này cũng là nhẫn nhục.

Để cho hạnh phúc được bền chặt, là chồng là vợ cần biết nhẫn nhịn, bao dung, tha thứ cho nhau, biết chấp nhận những cái tốt,

đồng thời cũng biết chấp nhận những cái xấu của nhau để cùng giúp nhau chuyển hóa.

Giờ đây hai Phật tử nghe Thầy hỏi và trả lời sau câu hỏi của Thầy:

(Nam/Nữ) Phật tử (tên) có nhận vị (nữ/nam) Phật tử (tên) là người (vợ/chồng) chánh thức để cùng nhau sống chung hòa hợp, tương kính, tin cẩn và thương yêu nhau.

Có hết lòng xây dựng hạnh phúc gia đình và luôn luôn chung thủy với (vợ/chồng), mọi việc trong gia đình đều nên cùng nhau bàn thảo một cách hòa nhã, vui vẻ;

Có biết kính trọng họ hàng, thân quyến và bạn bè của (chồng/vợ),

Có sẳn sàng nâng đỡ, trợ duyên cho (chồng/vợ) trong các việc làm hợp với đạo lý và lẽ phải không?

- Dạ có.


10.- LỄ TRAO NHẪN:

(Thầy chủ lễ bào hai Phật tử xoay mặt, chấp tay
đối diện với nhau và nói)

Theo truyền thống của tổ tiên, chồng vợ kính nhau như mới biết, quý trọng nhau như quý trọng người khách quý.

Thể hiện niềm tương kính đó, chủ rể cô dâu quay mặt lại với nhau cùng nhau làm lễ giao bái.

Lòng yêu thương và sự cam kết sẽ được tiếp tục lớn mạnh được căn cứ vào sự tương kính này.

-Chú Rể và Cô Dâu cùng giao bái nhau
(lạy xuống 1 lạy)

(Thầy nói tiếp :

Hai Phật tử!

Bây giờ xin hai vị cầm tay nhau, lập lại lời Thầy nói trước khi trao nhẫn cho nhau:

- Anh/Em (tên) xin nhận em/anh (tên) làm người (vợ/chồng) chánh thức của anh/em.

Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, giàu có hay khốn cùng, khỏe mạnh hay ốm đau, an vui hay cực nhọc, chúng ta cũng nguyện trọn đời sống bên nhau trong yêu thương, nhẫn nại, trách nhiệm và danh dự.

–TRAO NHẪN.

11.- HỘ NIỆM:

( Thầy chủ lễ tuyên bố :

Giờ đây, xin đại chúng chắp tay hộ niệm cho cuộc hôn phối này được thành tựu tốt đẹp và bền vững.

Nguyện ngày an lành đêm an lành
Ngày đêm sáu thời đều an lành

An lành trong mỗi giây mỗi phút
Cầu ơn Tam Bảo luôn che chở.

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần –o)

 

12.- QUAY VỀ NƯƠNG TỰA:

*)- Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời. (o)

*)- Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết. (o)

*)- Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (o)


13.- HỒI HƯỚNG:

Phát nguyện pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sanh mọi miền

Pháp môn xin nguyện học
Ơn nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Phật xin chứng nên. (o)

 

14.- KÝ GIẤY HÔN THÚ
15.- ĐẠI DIỆN HAI HỌ CẢM TẠ
16.- CUNG TIỂN CHƯ TĂNG

 

HẾT


( có thể dịp này phóng sanh, dâng tràng phan, pháp tài, kinh, tượng Phật, tắm tôn tượng Phật)

 


WEDDING CEREMONY


1.- COMMUNITY GATHERING
2.- WELCOME THE SANGHA ENTERING THE SHRINE HALL
3.- INCENSE OFFERING

In gratitude,
we offer this incense
to all Buddhas and Bodhisattvas

throughout space and time.
May it be fragrant as Earth herself,
reflecting our careful efforts,
our wholehearted awareness,

and the fruit of understanding,
slowly ripening.
May we, and all beings

be companions of Buddhas and Bodhisattvas.
May we awaken from forgetfulness
and realize our true home.
We offer this incense to all Buddhas and Bodhisattvas (o)


4.- BOWING (bow one each time)

-Homage to the Buddha, the Dharma, and the Sangha in the ten directions (3 times).

5.- SUTRA OPENING VERSE:

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sambuddhassa (3 times (o)

The Dharma is deep and lovely
We now have a chance to see it
Study it and practice it
We vow to realize its true meaning (o)

6.- CHANTING THE PRAJNAPARAMITA THE HEART OF THE PRAJNAPARAMITA

The Bodhisattva Avalokita,
While moving in the deep course
of perfect understanding,
Shed light on the five skandhas

And found them equally empty.
After this penetration,
He overcame ill-being. (o)

Listen, Shariputra,
Form is emptiness,
Emptiness is form.
Form is not other than emptiness,

Emptiness is not other than form.
The same is true with feelings,
Perception, mental formations,
And consciousness. (o)

Hear, Shariputra,
All dharmas are marked with emptiness.
They are neither produced nor destroyed,
Neither defiled nor immaculate,

Neither increasing nor decreasing.
Therefore in emptiness there is neither form,
Nor feelings, nor perceptions,
Nor mental formation, nor consciousness;

No eye, or ear, or nose,
Or tongue, or body, or mind;
No form, no sound, no smell, no taste,
No touch, no object of mind;

No realms of elements
(from eyes to mind consciousness);
No interdependent origins and
No extinction of them

(from ignorance to death and decay);
No ill-being, no cause of ill-being;
No end of ill-being, and no path;
No understanding, no attainment. (o)

Because there is no attainment,
The Bodhisattvas, grounded
In perfect understanding,
Find no obstacles for their minds.

Having no obstacles,
They overcome fear,
Liberating themselves
Forever from illusion

And realizing perfect nirvana.

All Buddhas in the
Past, present, and future,
Thanks to this
Perfect understanding,
Arrive at full, right,
And universal enlightenment. (o)


Therefore
One should know that
Perfect understanding
Is the highest Mantra

The unequalled Mantra
The destroyer of ill-being
The incorruptible truth.
A Mantra of prajnaparamita

Should therefore be proclaimed
This is the Mantra:
Gate, Gate, Paragate, Parasamgate,
Bodhis Svaha. (3 times – o)

7.- INTRODUCTORY WORDS:

(Master facing to the couple and teach)

Today (name) and (name) are getting married. To repay the deep favor of the four gratitude who have supported you, this is a moment that both of you should express the sincere gratitude to them by bowing deeply to the Three Jewels after the bell.

*)- In gratitude to their parents who have brought them to life, they bow deeply to the Three Jewels in the ten directions.

*)- In gratitude to their teachers who have shown them the Way, they bow deeply to the Three Jewels in the ten directions.

*)- In gratitude to their friends, who give them guidance and support on the path, they bow deeply to the Three Jewels in the ten directions.

8.- FIVE VOWS:

(Master of Ceremony reads to bride and groom)

Students of the Buddha, this is the moment where you would make your vows to live as according to the Buddha’s teaching.

You should know that this union is to construct a family, to continue the work of your ancestors, maintaining this human race.

Happiness is, most important of all, sharing – that is you should share your moments of joy and sadness, your good and bad times, support and care for one another in your everyday life.

Sharing will grant you spiritual strength to overcome obstacles;

it will enable you to recognize true happiness, to gain trust and respect, love and understanding, and to forgive and forget one another – these are the ingredients necessary for a healthy and happy family.

This is the teaching of the Buddha; it is also the wish and desire of all of our ancestors.

You should also realize that your existence is the link between your ancestors and your descendants.

For that reason, you should love and provide for your children.

In this important moment of your union, before the Triple Gems, witness by the parents and families of both sides, the Bride and the Groom please repeat these vows after me:

*)- We vow that from now on as spouses will share joys and sorrows, happiness and sadness, and will be close to each other in any experience of life.

*)- We vow that, in promoting happiness in the family, we will maintain mutual trust, love and understanding and will observe tolerance and forgiveness.

*)- We vow, to urge each other toward and honest, pure and wholesome life, so as to remain worthy of our claim as disciples of the Buddha, our moral traditions and our parent’s highest expectations.

*)- We vow to frequently remind ourselves that blaming, anger and argument only destroy harmony and do not solve problems. We are aware that only understanding and trust nourish love, happiness and peace.

*)- We vow that, in our daily life, we will dedicate our time and effort to build a strong and healthy foundation for our future generations.

 


9.- BRIEF DISCUSSION ON THE MEANING OF THE RING

(The Master explains the meaning of the wedding ring. Continue to ask the bride and the groom.)

Gold is the most precious and valuable metal used in making the wedding rings.

Giving the golden ring to each other represents giving the most precious and valuable part of yourself to each other.

The round shape of the wedding rings is a symbol of the fullness and prosperity. You both wish to give each other all of whom you are and the best of who you will become.

And, in Vietnamese language, the meaning of the word “Nhan” (Ring in English) is patience.

That is to say, as husband and wife, in every day life, you should be patient with each other, tolerate and forgive each other, accept the good side of each other and also accept the bad side to support each other in transforming.

Please answer “I DO” after the following question:

- Will you (name) take this (man/woman) to be your lawful wedded (husband/wife) to live together in harmony with mutual respect, trust and love?

Do you promise to care for the family, to be faithful to your (husband/wife),

to have all discussions carried out in a pleasant manner,

to respect the friends and relatives of your (husband/wife), to encourage your (husband/wife) to do what is morally right?

-I DO

10.- CEREMONY OF EXCHANGE RINGS:

(Bride and Groom please turn and face each other)

In ancestral tradition, husband and wife must always repect each other as a distinguished guest.

To express this respect, bride and groom face each other and bow deeply to each other to show the mutual respect.

Your love and commitment will continue to grow based on this ground of mutual respect.

The Bride and Groom bow down 1 bow.

Now is the time for you to hold hands repeat after me and exchange rings.

-I (name ) take the (name) to be my lawful wedded (husband/wife), to love, honor and cherish for richer and for poorer, in sickness and in health, as long as we both shall live. EXCHANGE RINGS

II.- CHANTING:
(Master of ceremony declares):

Will the community recollects the names of the name of the Buddha in support of the newly-wedded couple.

May the day be well and the night is well
May the midday hour bring happiness too
In every minute and every second
By the blessing of the Triple Gem.
Homage to Bodhisattva Avalokita of Great Compassion.
(3 times – o)

12.- THE THREE REFUGES:

- I take refuge in the Buddha, the one who shows
me the way in this life. (o)

-I take refuge in the Dharma, the way of
understanding and love. (o)

-I take refuge in the Sangha, the community that lives in harmony and awareness. (o).

13.- SHARING MERIT

Reciting the sutras,
practicing the way of awareness
gives rise to benefits without limit.
We vow to share the fruits with all beings.
We vow to offer tribute to parents, teachers,
friends and numerous beings
who give guidance and support along the path.(o)

 

14.- SIGNING OF THE MARRIAGE STATEMENTS
15.- WORDS OF APPRECIATION BY THE FAMILIES
16.- FAREWELL TO ALL SANGHA

 

 

NHỮNG KINH LUẬN THAM KHẢO


*)- Tăng Chi Bộ Kinh tập I, IIA, IIIA, IIB, IIIB, VB
*)- Trường Bộ Kinh tập I, III, IV *)- Trung Bộ Kinh I, II, III, IV
*)- Tương Ưng Bộ Kinh tập I, II, V *)- Tiểu Bộ Kinh tập I *)- Trường A Hàm
*)- Trung A Hàm, *)- Tăng Nhứt A Hàm *)- Tạp A Hàm
*)- Kinh Thi Ca La Việt (Singàlaka) *)- Kinh Đại Niết Bàn
*)- Phật Học Phổ Thông I, II, III, IV, V. (Thích Thiện Hoa).
*)- Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (Thích Chơn Trí)
*)- Tự Điển Phật Học Huệ Quang *)- Hạnh Phúc Lứa Đôi (Thích Tâm Quang dịch)
*)- Nghi Thức Lễ Thành Hôn (Ban Nghi Lễ Tu Viện Trúc Lâm Edmonton – Canada ấn Hành)

Trích từ :”XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH”

 

HT. Thích Thắng Hoan

 


Theo quangduc.com


NGHI THỨC CẦU AN


- LỄ THÀNH HÔN


LỜI DẶN

Trước khi cử hành nghi thức Cầu an Lễ thành hôn, hai họ có mặt tại chùa sắp hai hàng :


Nam giới đứng bên trái, nữ giới bên phải (từ trong chánh điện nhìn ra).
Cô dâu chú rể đứng giữa.

-Dâu bên phía nữ, rể phía nam giới.


Đốt đèn nhang, xông trầm rồi mới thỉnh Chư tăng và vị Chủ lễ.

Đổ ba hồi chuông trống bát nhã khi vị chủ lễ niêm hương nơi bàn Tổ.

NGHI THỨC

I. CHỦ LỄ TỊNH TAM NGHIỆP

Trang nghiêm mật niệm:
Tịnh pháp giới chơn ngôn:


An lam tóa ha (21 lần, tưởng chữ... vào chén nước sái tịnh để trên bàn).

Tịnh tam nghiệp chơn ngôn:


Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám (3 lần).

II. NIỆM HƯƠNG


A.Nguyện Hương.

Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Ngát tỏa khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm bồ đề kiên cố
Chí tu học vững bền
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
Đấng Pháp vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.

 

 

B. Bạch Phật cầu nguyện

 

 

Ngưỡng bạch thập phương Chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo, chư long thiên hộ pháp, nhất thế thiện thần đồng thùy chứng giám:


Hôm nay, ngày... có hai thiện nam tín nữ tên... và... pháp danh (nếu có)... vâng lời cha mẹ hai bên, long trọng cử hành lễ thành hôn tại chùa...


Hai đệ tử xin cần cầu đảnh lễ trước ngôi Tam Bảo, ngưỡng xin từ bi gia hộ cho hai đệ tử bồ đề tâm kiên cố, phước huệ trang nghiêm, vạn sự kiết tường, trăm năm hảo hợp,

 

Đời đời kiếp kiếp nguyện kết thành bồ đề quyến thuộc trong ánh đạo Từ bi, hộ trì chánh pháp thường tại thế gian lợi lạc hữu tình (cắm hương vào lư).

III. LỄ PHẬT

Xướng:
Quy mạng thập phương điều ngự sư
Diễn dương thanh tịnh vi diệu pháp
Tam thừa tứ quả giải thoát tăng
Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ.
Chí tâm đảnh lễ nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo (1 lạy).


Xướng:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỷ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhất thế vô hữu như Phật giả
Chí tâm đảnh lễ :Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật,
Linh sơn hội thượng Phật, Bồ tát (1 lạy).


Xướng:
Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly
Phật diện do như mãn nguyệt huy
Phật tại thế gian thường cứu khổ
Phật tâm vô xứ bất từ bi.


Chí tâm đảnh lễ nam mô Đông phương giáo chủ Dược sư lưu ly Quang vương Phật, Tây phương giáo chủ A Di Đà Phật, biến pháp giới thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát (1 lạy).

IV. TÁN HƯƠNG CÚNG PHẬT
- Dâu, rể cùng dâng hoa, nến…. trước bàn thờ Phật và các kinh sách, pháp tàng khác nếu có

Chủ lễ đọc văn sái tịnh Khai chuông mõ Tán hương...

Tiếp tán: Quán Âm Bồ Tát diệu nan thù... Chủ lễ bưng chén nước đọc:

Phù thử thủy giả bát công đức thủy tự thiên chơn, tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần, lưu nhập tỳ lô hoa tạng giới, cá trung vô xứ bất siêu luân, thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân, trần bất nhiễm trần,

phản tác tự kỷ, quyên trừ nội ngoại, đảng địch đàn tràng sái khô mộc nhi tác dương xuân, khiết uế bang nhi thành tịnh độ, sở vị đạo: nội ngoại trung gian vô trược uế, thánh phàm u hiển tổng thanh lương.

Bồ tát liễu đầu cam lồ thủy
Năng linh nhất đích biến thập phương
Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ
Linh thử đàn tràng tất thanh tịnh.
Giáo hữu mật ngôn cẩn đương trì tụng.

 

 

Tụng chú Đại Bi.

 

 

Lưu ý: Khi làm lễ sái tịnh, vị chủ lễ chỉ dùng một bông hoa nhỏ chấm vào chén nước rồi điểm ngay trên đỉnh đầu của hai người,
không nên rải nước nhiều như các nghi thức khác.

Trong lúc sái tịnh, vị chủ lễ thầm niệm "án lam tóa ha" ba lần, chấm nước ba lần.Tụng:

Đại từ đại bi mẫn chúng sanh
Đại hỷ đại xả tế hàm thức
Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm
Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.
Nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo.


Đọc lời cầu nguyện (Dâu rể đều quì, chú rể đọc trước lời cầu nguyện tự viết lấy).

 


Lời khuyên khi trao nhẫn

 

 

(Bảo hai trẻ quì, vị chủ lễ đến trước mặt tay cầm nhẫn nói lời khuyên)

Hôm nay là ngày thành hôn của hai con, ngày kỷ niệm trọng đại trong đời.

Vì vậy nên về mặt tâm linh mới có phần nghi lễ trang nhiêm này.

Thầy đã thay mặt ngôi Tăng Bảo ngưỡng bạch lên mười phương chư Phật, cầu thùy từ chúng minh gia hộ cho hai con được an vui hạnh phúc và vạn sự kiết tường như ý.

Sau đây, Thầy có đôi lời khuyên nhủ:

Kể từ hôm nay các con không còn ỷ lại vào mẹ cha mà các con đã thực sự nhận lãnh trách nhiệm của tuổi trưởng thành đối với bản thân, gia đình và xã hội.

a/ Đối với bản thân. Nói về tam quy.

Nếu các con chưa quy y ngôi Tam Bảo, thì nên cần cầu quy y.

Nếu đã quy y rồi, thì các con phải giữ tròn tam quy ngũ giới và phải luôn luôn nghe lời Phật dạy, giữ đúng là một Phật tử tại gia, học tu đúng chánh pháp hầu làm lợi ích cho mình và cho mọi người mọi loài chung quanh mình.

Hai con luôn luôn khắc sâu vào tâm trí hình ảnh của chư Phật, bởi vì Phật là đấng phước trí vẹn toàn.

Hai con phải luôn nhớ rõ những lời Phật dạy, vì lời dạy của chư Phật là nguồn chơn lý thậm thâm vi diệu.

Hai con phải luôn tuân cứ với sự khuyên dạy của chư tăng vì Chư Tăng là bậc thay mặt Phật tu hành tinh nghiêm thường trụ tại thế gian truyền trì chánh pháp, làm nhiêu ích cho chúng sanh.

(Giảng rộng thêm nếu có thì giờ)

Khi hai con đã hiểu sự lợi ích to lớn và ý nghĩa cao quý về Phật Pháp Tăng là ba ngôi báu nhất, thường còn ở thế gian này, các con đã hướng về quy ngưỡng rồi thì dầu gặp phải hoàn cảnh nào, trường hợp nào các con cũng không xa rời.

Các con không quy ngưỡng theo trời thần ma quỉ, không tin theo ngoại đạo tà giáo, không tùy tùng bè bạn xấu ác.

Được như vậy, các con chẳng những đời này đầy đủ phước đức mà vĩnh kiếp không còn sa đọa nơi ba đường dữ địa ngục ngạ Quỷvà súc sanh.

Về phần năm giới.

Phật dành riêng răn dạy cho hàng tại gia, hai con phải nhớ và làm theo:

Hai con không nên sát sanh, làm cho kẻ khác vì mình mà chết. Trái lại, luôn tôn trọng sự sống của người và muôn vật.

Không nên gian tham trộm cắp bất cứ vật quý báu hoặc nhỏ nhặt.
Không được phạm thuần phong mỹ tục, phá hoại hạnh phúc gia đình và tiết hạnh của người khác.

Phải giữ sự thành tín, không nói lời giối trá để thủ lợi về mình, gieo họa cho kẻ khác.

Không nên vì sự buồn vui vô lý mà phạm vào việc say sưa rượu chè.

Tuân giữ đúng tam quy ngũ giới là điều kiện tiên quyết của người con Phật tại gia, không thể thiếu được.

Kinh dạy: Bốn điều TIN không thể mất. Bốn điều này phải giữ thanh tịnh không gì lay chuyển nổi (Bốn điều tin là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tin Chánh giới).

b/ Đối với gia đình.

Trong kinh Thiện Sanh đức Phật dạy con người sống phải có mối tương quan giữa vợ và chồng.

 

 

Chồng đối với vợ có năm điều.


1. Lễ độ với vợ
2. Không xem thường vợ

3. Chung thủy với vợ
4. Trao quyền nội chính cho vợ

5. May sắm đầy đủ cho vợ.

 

 

Vợ đối với chồng cũng phải đủ năm điều.

 

 

1. Thay chồng quản lý nhà cửa ngăn nắp

2. Săn sóc giúp đỡ chồng

3. Trinh thuận với chồng


4. Giữ gìn gia sản chung


5. Siêng năng làm việc và thuận thảo với cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hai bên.


Phần này hai con phải tìm học nơi kinh Thiện sanh, kinh Ưu bà tắc, và phải giữ đúng lời Phật chỉ dạy.


Thực hành đúng phần này là gầy dựng được hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và làm nền tảng gầy dựng phước đức an vui cho con cháu.

c/ Đối với xã hội


Quan hệ vợ chồng, gia đình, thân quyến khắn khít, sẽ giúp cho liên quan xã hội mật thiết.

Vì gia đình là phần tử của xã hội. Nếu mọi người đều tốt thì xã hội tốt.

Và nếu xã hội tốt thì cảnh thiên đường niết bàn ở ngay chốn trần gian này.


Chân lý nhân sinh vũ trụ là không có sự vật gì đơn độc mà tồn tại. Luôn có nhân duyên liên quan tương đối với nhau.


Hai con phải có sự hiểu biết như thế để nhớ làm tròn phận sự đối với xã hội, chu toàn nghĩa vụ công dân đất nước


và chung cùng trách nhiệm đời sống cũng như tình cảm với bà con chòm xóm láng giềng.


Ân Tam bảo, ân thầy bạn, ân cha mẹ, ân đất nước và chúng sanh là bốn ân người Phật tử phải làm tròn.


Trao nhẫn : Vị chủ lễ cầm hai chiếc nhẫn khuyến nhủ:


Này hai con, tục lệ vào ngày lễ thành hôn có phần trao nhẫn để làm điều kết ước cùng nhau và cũng chính vật kết tước này nhắc nhở cho nhau ghi nhớ mãi mãi.


Chiếc nhẫn làm bằng vàng hình khoen vòng tròn đeo vào ngón tay.

Vàng là một trong những vật quý của người đời, tượng trưng cho sự trong sạch không nhiễm ố, không thay đổi chất màu với thời gian.


Vòng tròn tượng trưng cho sự tròn đầy trong quy luật gia đình.


Tên của nó gọi là NHẪN nhắc nhớ người đeo phải nhẫn nhịn nhau.


Kinh Pháp Hoa Phật dạy là có nhẫn nhục được thì mới nhu hòa.


Kẻ nào nhẫn nhục nhu hòa là kẻ ấy đang mặc áo Như lai, hưởng đủ đầy công đức.


Trong đời sống hằng ngày, hai con không sao tránh khỏi ngang trái.


Khi gặp hoàn cảnh nghịch ý, hai con đưa ngón tay nhìn vào chiếc nhẫn để rồi nhẫn nhịn hoặc nhẫn nhục.

Được như thế hai con mới xây dựng và bảo vệ hạnh phúc cho nhau và cho mọi thành viên của đại gia đình mình.


Phật dạy: "Nhẫn là gốc của muôn hạnh lành. Trong các hạnh, nhẫn ở địa vị cao nhất".

 

Thay mặt người thân hai con, Thầy trao đôi nhẫn làm vật kết ước này để tượng trưng dẫn dắt hai con luôn sống với hạnh nhẫn.


(LƯU Ý: Khi trao nhẫn, vị chủ lễ không trực tiếp đeo mà bảo chú rể cô dâu ngửa tay nhận và đeo cho nhau.
Chờ đeo xong, tiếp tục khuyên nhủ)


Được nhận nhẫn, hai con luôn nhớ sống theo hạnh nhẫn nhục và khắc ghi ân sanh thành nuôi dạy của cha mẹ đôi bên,

 

bởi người đã lam lũ hy sinh và trao trọn tình thương vô bờ bến cho hai con.

 

Có đức tin vững chắc và hạnh nhẫn nhục kiên trì, bước đường tương lai của hai con chắc chắn sẽ hoàn toàn an vui hạnh phúc.

V. TỤNG TIÊU TAI, TỰ QUY, HỒI HƯỚNG

A. Tiêu tai cát tường thần chú:

 

Nẳng mồ tam mãn đa một đà nẩm, a bát ra để hạ đa xá ta nẳng nẩm, đát điệt tha, án khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta phạ ha.


B. Nguyện an lành:


Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời thường an lành
Tất cả các thời đều an lành
Xin nguyện từ bi thường gia hộ.
Nam mô tiêu tai giáng kiết tường Bồ tát.


C. Tự quy:


Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh,
Thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng (lạy).
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh,
Thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển (lạy).
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh,
Thống lý đại chúng, hết thảy không ngại (lạy).


D. Hồi hướng:

 

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.

- Cuối cùng là dâu, rể cùng dâng 1 cặp tràng phan (nếu có)
- Phóng sanh chim, cá (nếu có)


GHI CHÚ: -Mở nhạc Phật giáo phù hợp trước và sau buổi làm lễ

-Sau lễ, đại diện hai họ nên đọc lời cảm tạ Tam Bảo, chư tăng, họ hàng thân hữu và nhắc nhớ củng cố khắc ghi ở hai trẻ. Lễ tạ ba lạy rồi lui ra.

theo diendangames.com
  Trả Lời Với Trích Dẫn  

--------------------------------------------------------------------------------

12-29-2009 03:03 AM #3
MINH VIEN
 Xem Hồ Sơ
 View Forum Posts
 Nhắn Tin Riêng
 Senior Member
Tham gia ngày
Dec 2009
Bài gởi
262
Công Đức
353.300,34
 
Hai con quý mến!

Các con biết không, cuộc sống của người có nhân cách, khi họ vào đời và ra xã hội sẽ nở ra những hoa trái thơm tho, đem lại vinh quang cho gia đình, dòng họ và tổ quốc.

Thầy biết, có những cặp trai gái ở đời không có đạo lý, họ đến với nhau do cảm tính, đam mê nhục dục-vật chất bên ngoài nên họ đã gieo đau khổ cho nhau rất nhiều.

Trái lại, có những người con trai, con gái hiểu đạo lý, sinh trưởng trong gia đình có đạo lý.

Họ đến với nhau, hiểu rõ đạo lý, vun đắp hạnh phúc cho nhau trong đời.

Hai con đến với nhau, thương yêu nhau, xây dựng hạnh phúc với nhau không vì bản thân mình, mà phải vì sự kế thừa dòng họ huyết thống tổ tiên ông bà .


Tổ tiên ông bà trong quá khứ đã làm cho dòng họ mình rạng rỡ, thì nay hai con phải có nhiệm vụ tiếp tục làm sáng chói dòng họ của mình trong tương lai.
Hai con phải đến với nhau như vậy mới có ý nghĩa.

Hai con đến với nhau, vì cảm nhận ơn sâu xa của tổ tiên- ông bà, của cha mẹ đã tác thành cho mình.

Do vậy mà hai con tự nguyện tìm đến để xây dựng hạnh phúc với nhau trong cõi đời này.
Hai con đến với nhau, vì cảm mến công ơn tác thành của bạn bè, thiện hữu, cảm nhận ơn sâu xa của trời và đất.


Do đó, hai con đã tự nguyện đến với nhau để xây dựng hạnh phúc trong cuộc đời.

Điều quan trọng hơn là hai con tự nguyện tìm đến nhau được thiết lập trên niềm tin chánh pháp, biết quay trở về với cội nguồn tâm hồn, tâm linh của mình.

Hạnh phúc nếu được thiết lập trên nền tảng cội nguồn tâm linh, thì không chỉ có giá trị một trăm năm mà có giá trị cả ngàn năm, triệu năm và mãi mãi về sau trong cuộc sống của mỗi con người.

Vì cảm nhận điều đó, mà hai con tự nguyện tìm đến nhau .

Trong giờ phút này, Thầy nhắc nhở hai con nên yêu thương nhau và thực hiện những điều mà Thầy dặn dò hôm nay.

Các con phải biết rằng, trái tim của hai con không phải tự thân mà có.

Trái tim của hai con có được là nhờ cha mẹ, tổ tiên- ông bà, bạn bè-bằng hữu của hai con, nhờ có trời- đất mới có trái tim của hai con.

Trái tim đó tạo nên hạnh phúc hay khổ đau, ngọt ngào hay chát đắng, đều tùy thuộc vào niềm tin sâu sắc của hai con đối với cội nguồn tâm linh của mình .
Nếu niềm tin tâm linh của mình hời hợt, mong manh, thì bất cứ tình yêu nào trong cuộc đời này do được thiết lập từ không có niềm tin hoặc niềm tin hời hợt, chúng cũng đều dẫn tới thất vọng và khổ đau.

Nếu niềm tin tâm linh của mình sâu xa và tình yêu được thiết lập trên nền tảng đạo lý, thì tình yêu đó có cơ hội tạo nên kết quả ngọt ngào, phát sinh ra nhiều hoa trái rất đẹp, rất thơm và rất lành.

Vì vậy, khi hai con tự nguyện tìm đến nhau, hai con phải quán chiếu trái tim và nuôi dưỡng trái tim của mình hàng ngày.

HÀNG NGÀY, KHI XỬ SỰ VỚI NHAU, HAI CON PHẢI BIẾT NUÔI DƯỠNG TRÁI TIM CỦA MÌNH, ĐỪNG ĐỂ TRÁI TIM BỊ THƯƠNG TÍCH, BỊ TÌ VẾT.

Nếu các con vụng về trong cách hành xử của mình, thì các con đã làm cho trái tim của mình bị thương tích.
Khi trái tim mình bị thương tích, thì trái tim của cha mẹ, dòng họ và của bạn bè mình cũng bị thương tích.

Và mình không còn xứng đáng để ngửa mặt lên nhìn trời.

Mình cũng không còn xứng đáng để cúi xuống nhìn đất.

Và ngay nơi cội nguồn và dòng suối tâm linh của mình sẽ bị khô kiệt đi.

Trái lại, nếu mình luôn biết nuôi dưỡng trái tim của mình, khi làm điều gì, nói điều gì, xử sự với nhau điều gì, mình phải nghĩ rằng, trái tim này không chỉ của tôi mà còn của cha mẹ tôi, của tổ tiên - ông bà tôi.

Trái tim của ông bà, cha mẹ được lành lặn, là do trái tim các con được lành lặn.

Trái tim con cháu của các con trong tương lai được lành lặn, là do trái tim của hai con trong giờ phút này được lành lặn.
Khi các con suy nghĩ sâu sắc như thế, thì các con đã có cơ hội đạt được hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại.

Trái tim của các con xứng đáng kế thừa trái tim dòng dõi huyết thống của mình.

Trái tim đó rất xứng đáng để sống với bạn bè chung quanh.

Nó cũng rất xứng đáng để trao truyền lại cho thế hệ con cháu trong tương lai.

Hạnh phúc nào không có phước đức, thì nó sẽ tụ và tan nhanh chóng như sương mai mong manh. Hạnh phúc được thiết lập trên nền tảng của phước đức, thì hạnh phúc đó vững chãi như cây đại thọ ngàn năm.

Phước đức được nuôi dưỡng bằng trí tuệ.

Trí tuệ được nuôi dưỡng bằng phước đức.


Nuôi dưỡng bản thân mình, nuôi dưỡng con cháu mình bằng chất liệu trí tuệ và phước đức.

Để từ đó dòng họ mình được phát triển, lớn mạnh trong dòng suối tâm linh: phước đức và trí tuệ.

CÁC CON BIẾT ĐẾN VỚI NHAU KHÔNG PHẢI VÌ DỤC VỌNG THƯỜNG TÌNH, KHÔNG PHẢI VÌ TÂM Ý BẢN NĂNG THẤP HÈN.

Các con đến với nhau để tạo ra hạnh phúc cho nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Rồi để hỗ trợ nhau cùng đi trên con đường hạnh phúc, cùng đi đến con đường an lạc.

Đồng thời mở ra một chân trời rộng lớn, một quê hương rộng lớn hơn cho bản thân mình, cho dòng họ và cho bạn bè mình.
Vợ chồng sống với nhau, mà không có sự trong sáng và hòa hợp tuyệt đối, đến lúc sinh ra hoa trái, thì hoa trái đó trở thành mâu thuẫn, gượng gạo. Lúc đó, Con sinh ra không ngoan, cháu sinh ra không hiền.

Vợ làm điều gì phải bàn bạc với chồng,

Chồng làm điều gì phải bàn bạc với vợ.

Cái gì không hiểu, mình phải tìm cách nói cho nhau hiểu.

Khi hiểu rồi phải cố gắng nuôi dưỡng, tìm cách phát triển cho rộng lớn, đưa nó đi vào trong máu, xương, tủy, hơi thở và trong trái tim.

Ý THỨC HÒA HỢP VÀ TRONG SÁNG ĐÓ SẼ TẠO RA NHỮNG ĐỨA CON NGOAN, NHỮNG ĐỨA CHÁU HIỀN TRONG TƯƠNG LAI.

Bởi vậy, nên sự yêu thương của người có đạo, tình yêu vợ chồng của người có đạo, đều phải được thiết lập trên nền tảng tâm hồn, tâm linh.

Hôm nay, hai con đã có phước và duyên đến với nhau.

Hai con được cha mẹ, bà con nội ngoại, bạn bè hai bên đưa đến trước ngôi Tam Bảo để tiếp xúc với cội nguồn tâm hồn, tâm linh của mình, với cội nguồn huyết thống của mình.

Các con nên biết cách phát triển cội nguồn huyết thống dựa trên nền tảng cội nguồn tâm linh .

Biết đem cội nguồn huyết thống hòa nhập với cội nguồn tâm linh .

Nhờ đó, dòng dõi huyết thống mới ngày càng đẹp và có ý nghĩa hơn trong cuộc đời.

Điều đó có nghĩa là đem cái ngắn ngủi nhập vào cái vĩnh cửu.

Đem cái tạm thời nhập vào cái lâu dài.

Đem cái hạnh phúc trong thoáng chốc nhập vào cái hạnh phúc vĩnh cửu.

ĐÓ LÀ SỰ KHÔN NGOAN NHẤT CỦA NHỮNG CON NGƯỜI CÓ TRÍ Ở ĐỜI.

Đó là sự khôn ngoan nhất của cặp vợ chồng có đức và có trí đến với nhau.

Và đó cũng là sự khôn ngoan nhất của bậc làm cha, làm mẹ đối với con cháu, mà ngày hôm nay trong giờ phút này, hai con có được thiện duyên đó.

Thầy mong rằng các con sẽ có khả năng chuyển hóa tình yêu ích kỷ thành tình yêu rộng lớn.

Nên bây giờ, khi đến với nhau, các con phải chuyển hóa cho được tình yêu ích kỷ đó thành tình yêu rộng lớn hơn.

Khi đó, dù các con sống ở đâu cũng tạo nên hạnh phúc cho mình.
Nếu các con chuyển hóa được tình yêu tầm thường thành tình yêu cao thượng, thì trong gia đình, các con sẽ là chàng rể rất dễ thương, là nàng dâu rất đáng quý và đáng mến.

Các con sẽ là người cha - người mẹ mẫu mực, là ông bà rất xứng đáng được ngồi trên bàn thờ trong tương lai để cho con cháu của mình kính lạy, phụng thờ.

Có như thế, các con mới sinh ra được hoa trái của tình yêu rất lành lặn, thơm tho.
Hoa trái đó đi đến đâu cũng đem hương sắc đến cho đời, đem lại cái vinh hạnh cho cha mẹ, dòng họ.

Trong giờ phút thiêng liêng này, Thầy nghĩ rằng, Tam Bảo sẽ chứng minh cho hai con. Dòng họ tổ tiên sẽ chứng minh cho hai con.

Mặc dù những vị đã khuất, những người đang tại thế cũng mỉm cười sung sướng, tràn đầy hạnh phúc khi thấy hai con hạnh phúc.

Mặt trời sẽ mọc, soi rọi cho hai trái tim của hai con ấm áp giữa mùa đông băng giá.

Tình yêu của mặt trăng sẽ sáng lên, soi đường cho các con đi trong đêm trường mờ mịt.

Và sao Bắc Đẩu sẽ chỉ dẫn cho hai con đi đến đỉnh cao của tình yêu mà hai con đã chọn.

Bạn bè hai con sẽ mỉm cười cùng chia sẻ tình yêu cao quý của hai con.

Nếu trong cuộc sống vợ chồng, chồng giận thì vợ phải nguôi.

Khi vợ giận thì chồng phải nguôi.

Hai con phải tìm cách hòa giải, giúp nhau vượt thoát tình trạng bế tắc của khổ đau, vượt khỏi tình trạng cô đơn trong cuộc sống và những tình trạng uẩn khúc trong lòng không nói được với ai.

Vợ chồng phải tìm cách giải tỏa cho nhau..

Khi người chồng ra ngoài xã hội có những bức xúc không biết tâm sự với ai, về đổ cho vợ, thì người vợ phải biết thông minh, can đảm, thông cảm và tiếp nhận những oan ức đó.
Trái lại, khi người vợ đi ra ngoài xã hội hay ở trong nhà tề gia nội trợ, lo công việc nhà với bao nỗi khó khăn, người vợ cũng đổ hết lên cho chồng, thì người chồng phải đứng vững như cây đại thọ để che chở cơn dông bão mà người vợ phải hứng chịu trong cuộc sống của mình.

Có như vậy gia đình mới hạnh phúc.

Cha mẹ các con sẽ nhìn các con mỉm cười sung sướng.

Họ thấy mình sinh ra được những người con trai- con gái dễ thương, chàng rể - nàng dâu hiếu thảo, hiểu biết đạo lý trong cuộc sống hàng ngày.

Mong hai con tiếp nhận những dặn dò này để làm hành trang trong cuộc sống lứa đôi của mình.

Trích từ bài giảng của T.T. Thích Thái Hòa dành cho 2 đệ tử ( 2 vợ chồng) tại Đại Hùng Bảo Điện, chùa Phước Duyên - Huế

http://www.phathoc.net/tu-hoc/nghi-le-hanh-tri/5AC213_nghi_thuc_le_thanh_hon_phat_giao.aspx

Âm lịch

Ảnh đẹp