03/12/2010 13:25 (GMT+7)
Số lượt xem: 4099
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Mọi người thường hay nghĩ rằng xuất gia là để được an nhàn, để thọ nhận sự thoải mái, vì thế nên tìm cho mình một nơi ở thật tốt, thật bình yên. Sự suy nghĩ trên thật là sai lầm!

Việc đầu tiên của người xuất gia là học tập dâng tặng, học tập chịu đựng gian khổ, tập sống những nơi có sinh hoạt khó khăn. Nếu không ra sức trồng trọt thì làm sao có được mùa thu hoạch? Có những việc phải khác với thế tục thường tình. Không ý thức được điều này thì có thể cửa thiền là chỗ ở không an. Vì tất cả cảnh giới Phật chế ra nhằm giúp cho ta có ý chí tu học vượt khó, thành tựu được đạo nghiệp rồi thì chỗ nào cũng là nơi an trụ.


Tiêu chí của người xuất gia là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”. Nếu như trên đã không cầu được Phật đạo thì nói gì đến việc cứu giúp, giáo hóa chúng sinh. Quý vị tìm đến nơi học đạo, tất nhiên phải hiểu rõ mục đích của mình là gì, chấp nhận được đời sống của người xuất gia thì nơi nào cũng là nơi yên ổn giúp chúng ta thành tựu đạo nghiệp.

1. Gian khổ là chỗ ở không an

Trong bùn lầy nước đọng mà hoa sen vẫn tặng cho đời hương thơm tinh khiết. Người tu hành cũng vậy, gặp nơi sinh hoạt gian khổ mà vẫn kiên tâm bền chí để vượt qua những chướng ngại thì mới có được hương thơm giải thoát.

Bồ-tát Thiện Huệ (tiền thân của Đức Phật Thích Ca) giáng sinh nơi cõi Ta-bà, ở trong đời ngũ trược mà thành tựu đạo Bồ-đề. Bồ-tát Địa Tạng đã vào tận địa ngục để hóa độ chúng sinh, quý ngài lấy sự gian khổ làm an vui. Là những hành giả tu học, chúng ta phải có ý chí, lấy nước mát từ bi dập tắt lửa tham sân phiền não để vượt qua những khó khăn, tìm đến những nơi nóng như lửa, vào những chỗ lạnh như băng, với năng lực phục vụ tuyệt vời đó, có thể cho ta thấu được chân lý nhiệm mầu.

Thuở xưa, Tôn giả Phú Lâu Na là một trong mười đệ tử ưu tú của Đức Phật, có lần ngài xin Phật cho đến quốc gia Thâu Lô Na ở miền tây Ấn Độ.

Phật dạy:

- Ông không nên đến đó, bởi vì người dân xứ này rất hung ác thô bạo. Giả như họ chửi ông thì sao?
- Thưa Thế Tôn, miễn họ đừng đánh con là tốt rồi.
- Nếu họ đánh ông thì sao?
- Thưa Thế Tôn, họ đánh con chứ chưa giết chết con.
- Nếu họ giết chết ông thì sao?
- Thưa Thế Tôn, việc ấy cũng tốt, vì họ đã giúp con trả được nghiệp, xả bỏ báo thân mà tự tại giải thoát. Và như vậy là con đã làm tròn tâm nguyện tu hành.

Tôn giả Phú Lâu Na, thật chẳng hiềm gian khổ, dốc lòng phụng sự đạo pháp và giáo hóa chúng sinh.

Được biết trong Cao Tăng Truyện Ký, chư tôn đức ngày xưa, đều vì việc cầu pháp, truyền pháp mà gian lao khổ nhọc. Như ngài Huyền Trang, ngài Pháp Hiển vì muốn tham học giáo lý của Đức Phật mà phải bôn ba gian khổ đi về phương tây để thỉnh kinh; như ngài Giám Chân vì muốn rộng truyền giới pháp cho đất nước Phù Tang, mặc cho đôi mắt đã mù lòa, tuổi già chồng chất mà vẫn kiên trì vượt biển đến Nhật Bản để tuyên giảng luật; ngài Chân Đế vì việc dịch kinh, hoằng pháp mà phải lưu vong phiêu bạt hơn hai mươi năm nơi đất khách quê người; ngài Từ Minh Sở Viên trong lúc tọa thiền, vì điều phục vọng tâm và hôn trầm, ngài đã dùng dùi sắt đâm vào đùi đến ứa cả máu. Tất cả đều là những gương tu học xưa nay được lưu truyền trong chốn tòng lâm. Thế nên, người xuất gia học đạo thời nay, đừng nên cầu sự an vui mà hãy thuận theo những khó khăn, gian khổ để tùy duyên mà phát triển việc tu học của mình, cố gắng rèn luyện ý chí sao cho vững mạnh, hoa mai có nở rộ là nhờ cái giá rét của mùa đông.

Cho nên Thiền sư Hoàng Bá đã nói:

Bất kinh nhất phiên hàn triệt cốt,
Chẩm đắc mai hoa phác tỵ hương.

Dịch:

Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt,
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương.

2. Tha hương là chỗ không an

Tha hương cầu đạo là việc hay làm của người xuất gia, nên có khi nơi đất khách quê người, trong sinh hoạt phải trải qua biết bao thử thách về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, toàn là những việc khó khăn. Người xuất gia là ra khỏi nhà thế tục, lúc này lấy quần chúng làm nhà, lấy việc hoằng pháp làm lợi ích cho chúng sinh, lấy tinh tấn cầu đạo làm nơi trú ngụ, nên nói “xứ xứ vô gia, xứ xứ gia” (Chốn chốn không nhà thảy là nhà). Vì vậy, người tu không có quan niệm về địa phương nơi chốn.

Thời Đông Hán có hai vị dịch giả Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, các ngài từ miền trung Ấn Độ lặn lội đến Trung Quốc để dịch kinh, hoằng pháp; Nhật Bản có ngài Tối Trừng; ở Hàn Quốc có ngài Nghĩa Tương đã vượt hàng ngàn cây số để đến Trung Nguyên, mong sao có cơ hội học tập giáo pháp Đại thừa; và vùng đất Tứ Xuyên với núi rừng hùng vĩ đã sinh ra Mã Tổ Đạo Nhất; đất Quảng Đông lại có ngài Thạch Đầu Hy Thiên. Quý ngài xuất gia học đạo, mang hoài bão tiếp nối dòng thiền của Lục Tổ Huệ Năng, làm phát triển từ Giang Tây đến Hồ Nam… Các bậc Tổ sư vì cầu pháp, độ sinh mà chẳng hề gian lao nơi đất khách quê người, đây là những tấm gương tiêu biểu cho thế hệ mai sau học tập. Thời cận đại ở Nhật Bản có ngài Linh Mộc Đại Chuyết, đã đem pháp thiền của Phật giáo truyền bá đến các nước phương tây.

3. Chốn binh đao là chỗ không an

Chốn trận mạc, là nơi có muôn ngàn nguy hiểm, mạng sống con người thật mong manh. Cho nên những vùng đất có chiến tranh chính là nơi không bao giờ an ổn, nhưng người xuất gia vẫn không ngại tìm đến nơi để cứu giúp và hóa độ chúng sinh.

Thiền sư Ẩn Phong ở triều đại nhà Đường, có lần trên đường du hóa, ngài bỗng trông thấy hai đoàn binh mã chuẩn bị đánh nhau, liền vội vàng đến để khuyên giải, thế nhưng hai bên đều không để ý. Ngay khi đó Thiền sư liền cầm tích trượng ném lên không trung, rồi dùng thần thông biến hóa thành những hình ảnh kỳ lạ, ngăn trở cuộc chiến tranh.

Thời Nam Bắc triều, loạn lạc liên tục xảy ra. Lúc đó có Thạch Hổ, Thạch Lặc hùng cứ một nơi. Vì tính chất hung tàn, chúng đã giết hại rất nhiều thường dân vô tội. Lúc bấy giờ ở Tây Vực có một vị cao tăng tên là Phật Đồ Trừng, vì muốn cứu khổ cho bá tánh lê dân, ngài vào tận trong doanh trại dùng Phật pháp mà cảm hóa hai con ma vương và binh sĩ của chúng, dần dần chúng giảm bớt tính chất hung tàn giết hại.

Người xuất gia, dù gặp hoàn cảnh như thế nào cũng không chùn bước, ở nơi có yêu cầu về Phật pháp dẫu cho địa phương ấy còn nhiều bất an, ta vẫn đến để hoằng pháp làm lợi ích cho chúng sinh, giúp họ hiểu biết đạo lý tu hành, dừng lại việc giết chóc điêu linh.

4. Nơi ở bận rộn là chỗ không an

Những bận rộn, náo động làm cho chúng ta không an. Có người xuất gia rồi lại sợ những nơi bận rộn, ồn náo. Phải chăng chúng ta xuất gia để hưởng sự an nhàn? Còn việc phục vụ chúng sinh thì sao? Đức Phật đã thuyết pháp bốn mươi chín năm, giảng kinh hơn ba trăm hội, mà chưa từng ngơi nghỉ. Cho nên việc rèn luyện ý chí khổ hạnh cũng rất quan trọng. Nếu có ai bảo ở trong an vui thanh nhàn mà có thể thành đạo, thì đây là điều không hợp lý. Vì vậy hãy xem bận rộn là nơi an trụ.

Phật tử Phật Quang Sơn, không ít người đã từng nói:

- Ở Phật Quang Sơn nhiều việc bận rộn lắm!
Bận rộn chẳng tốt lắm sao?

Tham gia xây dựng chùa chiền là một Phật sự lớn lao; tham gia những hoạt động về hoằng pháp là một điều rất vinh dự, những việc làm này, đều có ý nghĩa riêng của nó. Anh nhàn rỗi, chừng mười năm sau cũng phải vào quan tài, cớ sao lúc ta còn khỏe mạnh, lại không làm một chút gì? Người ta thường hay làm cho mình bận bịu.

Ngày tháng dần trôi, ta suốt ngày chỉ lo phát triển vật chất trong đời sống, mà quên bẵng đi việc làm chính yếu của mình là thành tựu đạo nghiệp. Phật pháp ngày nay, không những đoàn kết hòa hợp, mà còn khởi xướng bận rộn. Tất cả việc làm bận rộn đó, đều mong ước sao cho Phật giáo luôn phát triển ở tương la

Đại Sư Tinh Vân - Chí Hải dịch

http://thienviendaidang.net


Âm lịch

Ảnh đẹp