Chiêm bao và ý nghĩa liên quan


Dreams and Their Significance
08/01/2012 08:45 (GMT+7)
Số lượt xem: 110380
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Phật giáo cần nói gì về nhữn giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.


“Đời chỉ là một giấc mộng”

Một trong vấn đề bí ẩn của nhân loại chưa được giải đáp của nhân loại là chiêm bao và ý nghĩa của nó. Từ thời thượng cổ, con người đã cố gắng phân tích và tiên đoán những giấc mộng cũng như giải thích chúng theo nghĩa tâm lý học; nhưng cho đến gần đây, với một vài thành công ở mức độ nhất định, người ta vẫn chưa tìm ra giải đáp thỏa đáng cho vấn đề khúc mắc “chiêm bao là gì?”.

Thi hào theo trường phái lãng mạn của Anh Quốc, William Wordsworth đã có một quan niệm đáng chú ý, là cuộc đời mà ta đang sống đây chỉ là một giấc mộng và chúng ta sẽ “thức tỉnh” để trở về với thực tại “thật sự” khi ta chết, khi “giấc mộng” của ta chấm dứt.

Ra đời trong giấc thụy miên:

Linh hồn định mệnh tại miền xa xăm,

Xác còn quên phận nhiều năm,

Hồn về dựng dậy một lần tinh anh”.

Một quan niệm tương tự được tìm thấy trong một câu chuyện cổ tích của Phật giáo kể rằng một thiên thần đang vui chơi với các thiên thần khác bỗng cảm thấy mệt rồi nằm xuống ngủ một lát rồi qua đời luôn. Ông thác sinh thành một cô gái trên trần gian. Tại đây, cô đã lập gia đình, sinh vài đứa con và sống rất lâu. Rồi lại chết, cô đầu thai thành một thiên thần giữa những thiên thần bằng hữu khi họ mới vừa xong cuộc vui chơi nói trên. Câu chuyện này cũng cho thấy tính tương đối của thời gian, nghĩa là khái niệm về thời gian trong cõi nhân sinh thì rất khác biệt với thời gian trong cõi tồn sinh khác.

Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.

Theo tâm lý học Phật giáo, chêm bao là các tiến trình quan niệm xảy ra như là những hoạt động của trí não. Khảo sát sự xuất hiện của giấc mộng, người ta thấy rằng khi ngủ con người trải qua một tiến trình gồm 5 giai đoạn:

1. Buồn ngủ

2. Ngủ không sâu

3. Ngủ sâu

4. Ngủ không sâu, và

5. Tỉnh giấc.

Ý nghĩa và nguyên nhân của giấc mộng là một trong những chủ đề của cuộc thảo luận được trình bày trong Milinda  Panha hay Di-lan-đà vắn kinh, có lẽ đã đặt ra vào đời vào khoảng năm 150 trước Tây lịch, trong đó Đại đức Na-tiên đã nói rõ ràng có sáu nguyên nhân gây ra chiêm bao, với ba nguyên nhân mang tính hữu cơ là hơi thở, dịch mật và dịch đàm. Nguyên nhân thứ tư là do sự can thiệp của các lực siêu nhiên; thứ năm là do sự sống lại những kinh nghiệm trong quá khứ, và thứ sáu, ảnh hưởng của những biến cố tương lai.

Điều cần mô tả một cách dứt khoát là chiêm bao chỉ xảy ra trong những giấc ngủ không sâu, giống như giấc ngủ của khỉ vượn. Trong sáu nguyên nhân trên, Đại đức Na-tiên đã khẳng định rằng nguyên nhân cuối cùng, tức là những giấc mộng mang tính tiên tri, tạo ra những giấc mộng duy nhât gọi là quan trọng, còn những loại mộng mị khác thì tương đối không đáng kể.

Chiêm bao là những hiện tượng và hoạt động của trí não. Toàn thể nhân loại đều chiêm bao mặc dù có người không nhớ được giấc mộng của mình. Phật giáo dạy rằng một số giấc mộng có ý nghĩa tâm lý. Sáu nguyên nhân nêu trên cũng có thể được phân loại theo cách sau đây:

1. Mọi tư tưởng khi sinh ra đều được tàng trữ trong tiềm thức và một số tư tưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ trở lại đến trí não tùy vào sự lo âu tư lự của chúng ta. Khi chúng ta ngủ, những tư tưởng này được kích hoạt và hiện ra như những “bức tranh” chuyển động. Điều này xảy ra bởi vì, trong khi ngủ, năm giác quan cấu thành sự tiếp xúc của chúng ta với thế giới bên ngoài bị tạm thời đình chỉ hoạt động. Khi đó, tiềm thức được tự do, trở thành kẻ thống trị và cho diễn lại những tư tưởng được tàng trữ. Những giấc mộng này có thể có giá trị cho khoa tâm thần học nhưng không  thể được xem vào loại mang tính tiên tri. Chúng chỉ là những phản ảnh của trí não khi nghỉ ngơi.

2. Loại chiêm bao thứ hai cũng không có ý nghĩa gì. Loại này xảy ra do sự gây hấn bên trong và bên ngoài, làm nổi lên một chuỗi các tư tưởng “khả thị” mà trí não “nhìn thấy” được khi nghỉ ngơi. Các nhân tố bên trong là những thứ làm phiền nhiễu cơ thể, chẳng hạn một bữa ăn nhiều dầu mỡ làm cho đương sự không thể có một giấc ngủ yên tĩnh, hoặc là sự mất cân bằng hay tương tác xung đột giữa các yếu tố cấu thành cơ thể. Sự gây hấn bên ngoài xảy ra khi trí não bị phiền nhiễu (mặc dù người ngủ không hay biết về nó) bởi hiện tượng tự nhiên như thời tiết, gió, mưa, khí lạnh, rung động xào xạt của lá cây, tiếng bật lách cách của cửa sổ, v.v. Tiềm thức phản ứng lại những thứ phiền nhiễu này và tạo ra những bức tranh phản ảnh để “giải thích” chúng ngay. Trí não điều tiết sự gây hấn theo một phương cách có vẻ hợp lý để cho người nằm mộng có thể ngủ tiếp mà không có cảm giác bị quấy rối. Những chiêm bao loại này không quan trọng và không cần sự diễn dịch.

3. Thế rồi có những giấc mộng mang tính tiên tri và có tầm quan trọng mà người ta ít khi trải nghiệm. Những giấc mộng thuộc loại này chỉ xuất hiện khi một biến cố sắp xảy ra và có quan hệ lớn lao đến người nằm mộng. Phật giáo dạy rằng, ngoài thế giới hữu hình mà ta cam nhận còn có chư thiên ở thế giới khác hay những thần thức thuộc hạn cuộc của địa cầu này mà mắt thường của chúng ta không thấy được. Họ có quan hệ với chúng ta có thể là những thân thuộc hay bạn hữu đã qua đời mà tái sinh trở lại. Họ còn duy trì những mối liên hệ và chấp hữu tinh thần với chúng ta. Khi người Phật tử hồi hướng công đức cho những vị quá cố thì chư thiên cũng được mời về để chia sẻ sự an lạc tích lũy được trong công đức kia, do vậy người ấy phát triển một mối liên hệ tinh thần với những hương linh. Đáp lại, chư thiên hoan hỷ gia hộ và chỉ điểm cho ta một số điều, qua giấc mộng, khi chúng ta sắp sửa đối mặt những vấn đề quan trọng nào đó để gúp chúng ta tránh nguy hại. Khi nói “chư thiên có thể bảo vệ chúng ta” thì điều đó không mâu thuẫn gì với điều mà chúng ta đã minh thị rằng chư thiên không thể cứu rỗi chúng ta. Sự tinh tấn trên đường tâm linh của chúng ta phải do chính chúng ta đảm nhận.

Vì vậy, khi có một điều gì quan trọng sắp xảy ra trong đời sống chúng ta thì những năng lượng tinh thần trong trí não chúng ta sẻ được kích hoạt và thể hiện qua hình tướng của giấc chiêm bao. Những giấc mộng này có thể báo trước mối nguy hiểm đang đe dọa hoặc giúp cả sự chuẩn bị tư tưởng cho tin vui trào dâng bất ngờ. Các thông điệp này được truyền đạt dưới dạng biểu tượng (rất giống với âm bản của hình chụp) và cần được thông dịch một cách khéo léo và thông minh. Nhưng rủi thay, quá nhiều nhầm lẫn hai loại chiêm bao đầu tiên với loại này, và kết quả là họ mất thời gian quý báu và tiền bạc vào chuyện tham vấn ông đồng bà cốt và những kẻ đoán mộng giả mạo. Đức Phật biết rằng người ta có thể khai thác điều này để trục lợi nên Ngài đã cảnh báo Tăng sĩ trách xa việc bói toán, chiêm tinh, và đoán mộng.

4. Cuối cùng, tâm thức chúng ta là kho chứa tất cả năng lượng nghiệp báo tích lũy từ quá khứ. Thỉnh thoảng, khi một nghiệp quả sắp đến hồi chín muồi (nghĩa là, một khi hành động – mà ta đã tạo tác trong tiền kiếp hay trước đây trong  kiếp sống này – đến lúc nhận lãnh hậu quả phản ứng của nó), thì tâm thức, trong trạng thái nghỉ ngơi mà giấc ngủ mang lại, có thể làm phát sinh ra một “màn ảnh” về những gì sắp xảy ra. Lại nữa, tác động sẽ xảy ra ấy phải hết sức quan trọng và được xem là nguyên nhân dẫn đến kết luận rằng tâm thức “phóng thích” năng lượng thừa dưới dạng một giấc chiêm bao với những ảnh tượng sinh động. Những giấc mộng như thế rất hãn hữu và chỉ xảy ra với những người có bản chất tinh thần thuộc loại đặc biệt. Ảnh hưởng của một số nghiệp báo cũng hiện ra dấu hiệu của chúng trong tâm thức chúng ta vào thời khắc cuối cùng khi chúng ta sắp giã từ thế giới này.

Chiêm bao có thể xảy ra trong trường hợp hai người có hoạt động thần giao cách cảm với nhau. Khi một người mong mỏi truyền thông với một người khác thì đương sự sẽ tập trung mãnh liệt vào thông điệp và đối tượng nhận tin. Và tâm trí khi được nghỉ ngơi cũng chính là tình trạng lý tưởng để thu nhận những thông điệp này – được thể hiện dưới dạng chiêm bao. Thường thường, những giấc mộng kiểu này chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc căng thẳng mà thôi bởi vì trí não con người không đủ sức chịu đựng những thông điệp như thế trong một thời gian dài.

Kẻ phàm phu thấy và nghĩ như những người đang nằm mộng. Những thứ vô thường và phải tàn diệt thì kẻ phàm phu cho là thường hằng và tồn tại mãi mãi. Họ không thấy rằng thời thanh xuân sẽ bị chấm dứt bởi tuổi già, sắc đẹp phải nhường chỗ cho vẻ xấu xí, sức khỏe bị thay thế bởi bệnh tật, và chính sự sống cũng phải tan rã thành cái chết. Trong thế giới huyễn mộng này, những gì thực sự không có bản thể lại được xem là thực tại. Chiêm bao trong lúc ngủ cũng chỉ là một khía cạnh khác của thế giới huyễn mộng. Duy có những người tỉnh thức là các Đức Phật và A-la-hán vì họ nhìn thấy thực tại như thị.

Phật và A-la-hán không bao giờ chiêm bao. Ba loại chiêm bao đầu tiên không thể xuất hiện trong tâm thức của các ngài bởi vì những tâm thức này đã vĩnh viễn “tĩnh lặng” và do đó, không thể bị kích hoạt để trở lại chiêm bao. Loại chiêm bao cuối cùng cũng không thể xảy ra với các ngài bởi vì các ngài đã tận diệt mọi tham ái và lậu hoặc vốn là những nguyên nhân kích thích tâm trí làm phát sinh các giấc mộng. Đức Phật còn gọi là Đấng Giác ngộ bởi vì Ngài có phương thức thư giãn thể chất khác với chúng ta – không dùng đến giấc ngủ. Chúng ta vì đắm chìm vào giấc ngủ mà sinh ra hôn trầm và chiêm bao. Những nghệ sĩ và tư tưởng gia vĩ đại, như Goethe, thường nói rằng họ nhờ ngủ mà có được một số niềm cảm hứng tuyệt vời. Sở dĩ như vậy là vì trong khi ngủ, tâm trí của họ được tương đối tách rời khỏi năm giác quan cho nên họ nảy sinh những ý niệm sáng suốt mang tính sáng tạo cực cao. Wordsworth cũng có ý như thế khi ông nói rằng những áng thơ hay là kết quả của “sự hồi tưởng những cảm xúc mãnh liệt trong tĩnh lặng”.

 

Theo: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 125


Âm lịch

Ảnh đẹp