TÁI SINH


Đức Đạt Lai Lạt Ma Nghiệp Đức
20/06/2017 20:11 (GMT+7)
Số lượt xem: 2360
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thưa đồng bào Tây Tạng của tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng, cùng tất cả những người thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và hết thảy những ai có sự nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng! 






Tái Sinh



Nhờ vào viễn kiến của những vị vua xa xưa của chúng ta, những vị hiền quan và những thức giả tinh thông, giáo pháp toàn vẹn của Đức Phật, bao gồm những lời dạy từ kinh sách và từ những lời dạy kinh nghiệm của Tam thừa và Bốn phái Mật giáo cũng như những chủ đề và phương pháp tu tập liên quan, đã hưng thịnh khắp xứ Tuyết. Tây Tạng đã đáp ứng như một nguồn cung cấp truyền thống Phật giáo và những truyền thống liên quan đến văn hóacho thế giới. Đặc biệt, xứ sở này đã đóng góp một cách đáng kể cho hạnh phúc của vô số người ở châu Á, bao gồmTrung Quốc, Tây Tạng và Mông Cổ.

Trong quá trình xiển dương truyền thống Phật giáo ở Tây Tạng, chúng ta đã phát triển một truyền thống Tây Tạngđộc nhất vô nhị là thừa nhận sự tái sinh của những bậc thức giả tinh thông mà họ có sự đóng góp lớn lao cho cảPhật pháp lẫn chúng sanh, đặc biệt đối với cộng đồng Tăng lữ. 

Từ khi ngài Gedun Gyatso thông trí được công nhận và xác chứng là tái sinh của Gedun Drub vào thế kỷ XV và Gaden Phodrang Labrang (Viện Dalai Lama) được thành lập, những sự tái sinh lần lượt được thừa nhận. Người thứ ba trong dòng truyền thừa, Sonam Gyatso, được trao cho danh xưng Dalai Lama. Dalai Lama thứ năm, ngài Ngawang Lobsang Gyatso, đã thành lập Chính phủ Gaden Phodrang vào năm 1642, và nó trở thành đầu não tâm linh và chính trị của Tây Tạng. Hơn 600 năm từ Gedun Drub, một loạt những vị tái sinh chân thực đã được thừa nhận trong dòng truyền thừa Dalai Lama.

Các Dalai Lama đã đóng chức năng vừa là lãnh đạo chính trị vừa là lãnh đạo tâm linh của Tây Tạng trong 369 năm kể từ năm 1642. Tôi bây giờ tình nguyện chấm dứt điều này, tự hào và hài lòng rằng chúng ta có thể theo đuổi loạihệ thống chính quyền dân chủ đang thịnh hành ở những nơi khác trên thế giới. Sự thật, quay trở lại năm 1969, tôi đã nói rõ rằng những người quan tâm nên quyết định xem việc tái sinh của Dalai Lama có nên tiếp tục trong tương lai hay không. Tuy nhiên, bởi sự thiếu vắng những chỉ dẫn rõ ràng, nên công chúng quan tâm thể hiện một mong muốn mạnh mẽ là những Dalai Lama nên tiếp tục, nhưng ở đây rõ ràng có nguy cơ là những kẻ vì quyền lợi chính trị được ban cho sẽ lạm dụng hệ thống tái sinh này để đáp ứng mục đích chính trị của riêng họ. Do đó, trong khi tôi vẫn còn mạnh khỏe về cả phương diện thể chất và tinh thần, điều có lẽ quan trọng đối với tôi là chúng ta nên vạch ra những chỉ dẫn rõ ràng để công nhận vị Dalai Lama kế tiếp, để không có chỗ cho sự nghi ngờ và lừa dối. Để những hướng dẫn này được hiểu đầy đủ, điều cốt tủy là chúng ta cần hiểu hệ thống thừa nhận những vị Tulku và những khái niệm cơ bản phía sau nó. Do đó, tôi sẽ giải thích vắn tắt chúng ở bên dưới.

Đời sống quá khứ và tương lai

Để chấp nhận tái sinh hay tính xác thực của những vị Tulku, chúng ta cần chấp nhận rằng có sự hiện hữu của những đời sống quá khứ và tương lai. Chúng sanh đến đời sống này từ những đời sống trước của họ và tái sinh lạisau khi chết. Loại tái sinh tương tục này được chấp nhận bởi tất cả những truyền thống tâm linh Ấn Độ cổ xưa và những trường phái triết học, ngoại trừ những người Charvaka, mà họ là một phong trào theo chủ nghĩa duy vật. Một số nhà tư tưởng hiện đại phủ nhận những đời sống quá khứ và tương lai với lập luận rằng chúng ta không thể thấy chúng. Một số khác không rút ra được những kết luận rõ ràng trên cơ sở này.

Mặc dù nhiều truyền thống tôn giáo chấp nhận tái sinh nhưng họ lại khác nhau trong quan điểm về cái gì tái sinh, cách nó tái sinh, và cách nó trải qua thời kỳ chuyển tiếp giữa hai đời sống. Một số truyền thống tôn giáo chấp nhậnviễn cảnh của đời sống tương lai, nhưng bác bỏ quan điểm về những đời sống quá khứ.

Nói chung, các Phật tử tin rằng sự sinh là vô thủy và rằng mỗi khi chúng ta đạt được giải thoát khỏi vòng luân hồibằng việc vượt thoát nghiệp và những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, chúng ta sẽ không còn tái sinh dưới sự ảnh hưởng của những điều kiện này nữa. Do đó, những Phật tử tin rằng có một sự chấm dứt tái sinh như là kết quả của nghiệp và những cảm xúc tiêu cực, nhưng hầu hết những trường phái triết học Phật giáo không chấp nhận rằngdòng tâm thức đi đến chỗ kết thúc. Bác bỏ sự tái sinh quá khứ và tương lai sẽ mâu thuẫn với khái niệm Phật giáo về nền tảng, đạo lộ và kết quả, mà phải được giải thích trên cơ sở của tâm thức có tu tập hay không tu tập. Nếu chúng ta chấp nhận luận cứ này, một cách logic, chúng ta cũng sẽ phải chấp nhận rằng thế giới và những cư dân của nó xảy ra mà không có nhân duyên. Do đó, nếu quý vị là Phật tử, cần thiết phải chấp nhận có sự tái sinh trong quá khứvà vị lai.

Đối với những người nhớ lại được những kiếp quá khứ của họ, tái sinh là một kinh nghiệm rõ ràng. Tuy nhiên, hầu hết những người bình thường đều quên những kiếp quá khứ của họ khi họ trải qua tiến trình chết, trạng thái trung gian và tái sinh. Vì sự tái sinh trong quá khứ và tương lai phần nào khó hiểu đối với họ nên chúng ta cần sử dụngluận lý học dựa trên bằng chứng để chứng minh sự tái sinh trong quá khứ và tương lai cho họ.

Có nhiều luận cứ hợp lý khác nhau được đưa ra trong những lời dạy của Đức Phật và những luận giải để chứng minh sự hiện hữu của những đời sống quá khứ và tương lai. Vắn gọn, chúng bao gồm bốn điểm: luận lý cho rằng các sự vật được dẫn trước bởi những sự vật thuộc loại tương tự, luận lý rằng những sự vật được dẫn trước bởi mộtnguyên nhân căn bản, luận lý rằng tâm đã quen thuộc với những sự vật trong quá khứ, và luận lý về việc có đượckinh nghiệm sự vật trong quá khứ.

Cuối cùng thì tất cả những luận cứ này được đặt cơ sở trên quan điểm rằng bản chất của tâm, sự sáng tỏ và tỉnh thức của nó, phải có sự sáng tỏ và tỉnh thức như là nguyên nhân cơ bản của nó. Nó không thể có bất kỳ thực thểnào khác chẳng hạn như một đối tượng vô tri giác như là nguyên nhân cơ bản của nó. Điều này là hiển nhiên. Thông qua phân tích logic chúng ta suy ra rằng một dòng mới của sự sáng tỏ và tỉnh thức không thể phát ra mà không có những nguyên nhân hay từ những nguyên nhân không liên quan. Trong khi chúng ta quán sát rằng tâm không thể được sinh ra trong một phòng thí nghiệm, chúng ta cũng suy ra rằng không điều gì có thể loại trừ tínhtương tục của sự sáng tỏ và tỉnh thức vi tế.

Theo như tôi biết, không nhà tâm lý, vật lý, hay khoa học thần kinh hiện đại nào có thể quán sát hay tiên đoán được sản phẩm của tâm là từ vật chất hay từ không có nguyên nhân.

Có những người có thể nhớ lại đời sống quá khứ gần nhất của họ hay thậm chí nhiều kiếp sống quá khứ, cũng như có thể nhận ra những nơi chốn và người thân từ những kiếp sống đó. Đây không chỉ là điều xảy ra trong quá khứ. Ngay cả ngày nay có nhiều người ở phương Đông và phương Tây, có thể nhớ lại những tình tiết và kinh nghiệm từ những kiếp trước của họ. Phủ nhận điều này không phải là một cách thành thật và công bằng trong việc làm nghiên cứu, bởi vì nó đi ngược lại chứng cứ này. Hệ thống công nhận tái sinh của Tây Tạng là một mô thức nghiên cứuchân thật được đặt cơ sở trên việc nhớ lại của người ta về những kiếp trước của họ.

Tái sinh xảy ra như thế nào

Có hai cách mà ở đó người ta có thể tái sinh sau khi chết: tái sinh dưới sự tác động của nghiệp và những cảm xúctiêu cực và tái sinh ngang qua năng lực từ bi và thệ nguyện. Về cái đầu, do vì vô minh, nghiệp tích cực và tiêu cựcđược tạo tác và những dấu vết của chúng lưu giữ trong thức. Những thứ này được kích hoạt lại thông qua tham áivà chấp thủ, xô đẩy ta vào đời sống kế tiếp. Chúng ta theo đó tái sinh không chủ tâm vào những cảnh giới thấphoặc cao. Đây là cách những chúng sanh thông thường trôi lăn không ngừng ngang qua sự hiện hữu giống như sự xoay của một bánh xe. Cho dù ở trong những tình cảnh như vậy, người thông thường vẫn có thể tinh tấn dấn thân với một khát vọng tích cực hành thiện trong đời sống hàng ngày của họ. Họ tự làm quen với đức hạnh mà vào lúc chết nó có thể đem lại phương tiện cho họ có sự tái sinh vào cảnh giới hiện hữu cao hơn. Trong khi đó, những bậc Bồ-tát, những người đã đạt đạo, không còn tái sinh qua hành nghiệp và những cảm xúc tiêu cực của họ, mà do sức mạnh của từ bi đối với chúng sanh và được đặt cơ sở trên thệ nguyện làm lợi ích kẻ khác của họ. Họ có thể chọn nơi chốn và thời gian tái sinh cũng như cha mẹ tương lai của họ. Một sự tái sinh như vậy, mà nó cốt yếu vì lợi íchcủa kẻ khác, là tái sinh bằng năng lực từ bi và thệ nguyện.

Ý nghĩa của Tulku

Có vẻ như phong tục của người Tây Tạng trong việc áp dụng biệt danh “Tulku” (Hóa thân Phật) để công nhậnnhững sự tái sinh bắt đầu khi những tín đồ sử dụng nó như một danh hiệu cao quý, nhưng rồi nó đã trở thành một sự diễn đạt chung. Nói chung, thuật ngữ Tulku đề cập đến một phương diện đặc biệt của Đức Phật, một trong ba hay bốn thân (phương diện) được mô tả trong Sūtrayāna (Hiển thừa). Theo sự giải thích về những phương diện này của Đức Phật, một người mà họ hoàn toàn bị trói buộc bởi nghiệp và những cảm xúc tiêu cực vẫn có khả năng đạt được Pháp thân (Dharmakaya), bao gồm Pháp thân trí tuệ và Pháp thân bản tánh. Pháp thân trí tuệ đề cập đến tâm giác ngộ của một vị Phật, tâm nhìn thấy mọi vật một cách trực tiếp và chính xác như nó là, ngay lập tức. Nó đã loại sạch những cảm xúc tiêu cực, cũng như những dấu vết của nó, thông qua việc tích lũy phước đức và trí tuệ qua mộtthời gian dài. Pháp thân bản tánh, đề cập đến bản chất trống không của tâm giác ngộ biết rõ mọi thứ đó. Hai điều này cùng cấu thành nên những khía cạnh của chư Phật. Tuy nhiên, do vì những thân này không tiếp cận trực tiếp được với người khác, mà chỉ trong các vị Phật với nhau, nên bắt buộc chư Phật phải hóa hiện trong những hình hàivật lý để có thể dễ dàng tiếp cận chúng sanh để giúp đỡ họ. Do đó, phương diện vật lý cuối cùng của một vị Phật làTha thụ dụng thân (Sambhogakaya), mà nó có thể tiếp cận với các đại Bồ-tát, và có năm phẩm chất định rõ, chẳng hạn như cư trú ở cõi trời Sắc cứu cánh (Akanishta). Và từ Tha thụ dụng thân mà hóa hiện ra vô số Ứng hóa thân(Nirmanakaya) hay Tulku của chư Phật, mà nó xuất hiện như chư thiên hay con người và có thể tiếp xúc được với cả những người bình thường. Hai phương diện vật lý này của Đức Phật được gọi là Sắc thân (Rupa-kaya).

Hóa thân gồm có ba bậc: a) Hóa thân tối thượng giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật lịch sử, người thể hiệnmười hai việc làm của một vị Phật chẳng hạn như sanh vào nơi mà Ngài chọn v.v…; b) Hóa thân nghệ nhân, làphụng sự người khác bằng cách xuất hiện làm thợ thủ công, nghệ sĩ và v.v…; và c) Hóa hiện thân, theo đó chư Phậtxuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như con người, thần linh, dòng sông, cây cầu, thảo dược, cây cối để giúp đỡ chúng sanh. Trong ba dạng hóa sanh này, hóa sanh của những vị thầy tâm linh được công nhận và được gọi là ‘Tulku’ ở Tây Tạng được xếp vào phạm trù thứ ba. Trong số những vị Tulku này có thể có nhiều người thật sự đủ tiêu chuẩn Ứng hóa thân của chư Phật, nhưng điều này không tất yếu áp dụng cho tất cả họ. Trong số những vị Tulku của Tây Tạng có thể có những người là hóa thân của những đại Bồ-tát, những Bồ-tát trên con đường tích tập và chuẩn bị tư lương, cũng như những đạo sư mà họ rõ ràng chưa bước vào con đường Bồ-tát này. Do đó, tên gọi Tulku được trao cho nhưng vị Lama tái sinh hoặc dựa trên những nền tảng tương đồng với những vị giác ngộ, hay thông qua sự nối kết của họ với một số những phẩm chất nào đó của những bậc giác ngộ.

Như Jamyang Khyentse Wangpo nói:

“Hóa sanh là những gì xảy ra khi người nào đó tái sinh sau sự qua đời của người tiền kiếp; hóa thân là khi nhữnghóa hiện xảy ra mà không có sự chết đi của người hóa thân”.

Thừa nhận tái sinh

Thông lệ công nhận “ai là ai” bằng việc nhận dạng tiền kiếp của họ xảy ra ngay cả khi Đức Phật Thích Ca Mâu Nicòn tại thế. Nhiều tài liệu được tìm thấy trong luật Tứ phần, những câu chuyện Tiền thân (Jataka), kinh Hiền ngu(Damamūka-nidāna), kinh Bách nghiệp (Karma Shataka sutra) v.v.., mà ở đó Như Lai khai mở cho thấy sự vận hànhcủa nghiệp, kể lại vô số câu chuyện về cách những ảnh hưởng của một số nghiệp được tạo tác trong một kiếp quá khứ được nếm trải bởi một người trong hiện kiếp của vị ấy như thế nào. Ngoài ra, trong những câu chuyện về những đạo sư Ấn Độ, những vị sống sau thời Đức Phật, nhiều người cho biết những nơi sanh trước đây của họ. Có nhiều câu chuyện như vậy, nhưng hệ thống công nhận và thống kê sự tái sinh của họ không xảy ra ở Ấn Độ.

Hệ thống công nhận tái sinh ở Tây Tạng

Những đời sống quá khứ và tương lai được xác nhận trong truyền thống đạo Bon bản địa của Tây Tạng trước khiPhật giáo du nhập. Và từ việc truyền bá Phật giáo ở Tây Tạng, hầu hết người Tây Tạng đã tin vào đời sống quá khứvà tương lai. Nghiên cứu sự tái sinh của nhiều vị đạo sư tâm linh xiển dương giáo pháp, cũng như tập tục cầu nguyện chí thành các vị ấy, đã thịnh hành bất kỳ nơi đâu ở Tây Tạng. Nhiều kinh sách chân thực, những quyển sách bản địa Tây Tạng chẳng hạn như Mani Kabum, Fivefold Kathang Teachings và những quyển sách khác như The Books of Kadam Disciples và Jewel Garland: Responses to Queries, mà chúng được thuật lại chi tiết bởi vị đạo sư Ấn Độ xuất chúng Dipankara Atisha vào thế kỷ XI ở Tây Tạng, kể về những câu chuyện tái sinh của ĐứcQuán Thế Âm (Avalokiteshvara), vị Bồ-tát của lòng từ bi.

Tuy nhiên, truyền thống hiện tại chính thức thừa nhận tái sinh của những vị đạo sư bắt đầu lần đầu vào đầu thế kỷ XIII với việc công nhận Karmapa Pagshi là tái sinh của Karmapa Dusum Khyenpa bởi những đệ tử của ngài phù hợpvới tiên báo của ngài. Kể từ đó, có 17 hóa thân Karmapa qua hơn chín trăm năm. Tương tự, từ khi việc thừa nhậnKunga Sangmo như là tái sinh của Khandro Choekyi Dronme vào thế kỷ XV, đã có hơn mười hóa thân của Samding Dorje Phagmo. Vì vậy, trong số những vị Tulku được thừa nhận ở Tây Tạng, có những tu sĩ và những hành giả Mật giáo nam nữ cư sĩ. Hệ thống công nhận tái sinh dần truyền sang những truyền thống Phật giáo Tây Tạng khác, cảtruyền thống Bon, ở Tây Tạng. Ngày nay, có những vị Tulku được công nhận ở tất cả những truyền thống Phật giáo Tây Tạng: Sakya, Geluk, Kagyu và Nyingma, cũng như Jonang và Bodong, những người phụng sự Phật pháp. Hiển nhiên trong số những vị Tulku này có một số đáng hổ thẹn.

Ngài Gedun Drub, một đệ tử trực tiếp của Je Tsongkhapa, đã thành lập tu viện Tashi Lhunpo ở Tsang và dạy dỗ những môn đệ của mình. Ngài thị tịch vào năm 1474 ở tuổi 84. Mặc dù ban đầu không có những nỗ lực được thực hiện để nhận diện hóa thân của ngài, nhưng người ta buộc phải công nhận một cậu bé có tên là Sangye Chophel, sinh ra ở Tanak, Tsang (1476), do vì những gì cậu bé đã nói về những hồi ức đầy đủ và gây ngạc nhiên của mình ở kiếp sống trước. Kể từ đó, truyền thống tìm kiếm và công nhận những tái sinh kế tục của các Dalai Lama được Gaden Phodrang Labrang và sau đó là Chính phủ Gaden Phodrang thực hiện.

Những cách thức công nhận tái sinh

Sau khi hệ thống công nhận các vị Tulku có mặt, nhiều thủ tục khác nhau để thực hiện nó bắt đầu hình thành và phát triển. Trong số này điều quan trọng nhất là liên quan đến lá thư tiên báo của người tiền kiếp và những chỉ dẫnvà dấu hiệu khác mà chúng có thể xảy ra; sự hồi tưởng đáng tin cậy về kiếp sống trước và nói về nó của người tái sinh; nhận diện những vật sở hữu thuộc về vị tiền kiếp và nhận ra những người từng thân cận với mình. Ngoài những điều này, những phương pháp bổ sung bao gồm thỉnh vấn những vị thầy tâm linh khả tín về tiên đoán của họ cũng như tìm những lời tiên đoán từ những nhà tiên tri thế tục, mà họ thể hiện qua phương tiện thôi miên, và quán sát những hình ảnh hiện ra nơi những hồ thiêng của những vị hộ pháp chẳng hạn như hồ Lhamoi Latso, một hồ thiêng ở Nam Lhasa.

Khi ở đó xảy ra nhiều hơn một ứng viên tương lai cho việc công nhận là một vị Tulku, và bắt đầu khó khăn để quyết định, thì có một thực hành đưa ra quyết định cuối cùng bằng tiên đoán là sử dụng phương pháp cục bột nhồi (zen tak) trước một bức ảnh thiêng liêng trong khi cầu khẩn năng lực của sự thật.

Hóa thân trước cái chết của vị tiền thân (ma-dhey tulku)

Thường một sự tái sinh phải là sự thọ nhận tái sinh làm một con người của một ai đó sau cái chết của vị tiền kiếp. Những chúng sanh bình thường nói chung không thể hóa hiện một sự hóa thân trước cái chết (ma-dhey tulku), nhưng những vị Bồ-tát cao siêu, người có thể hóa hiện trong hàng trăm hay hàng ngàn thân cùng lúc, có thể hóa hiện một hóa thân trước cái chết. Bên trong hệ thống công nhận những vị Tulku của Tây Tạng, có những vị hóa thân mà họ thuộc về cùng một dòng tâm với người tiền kiếp, những vị hóa thân mà họ được nối kết với người khác ngang qua năng lực của nghiệp và cầu nguyện, và những vị hóa thân mà họ có mặt như là kết quả của phước đứcvà việc bổ xứ.

Mục đích chính của việc xuất hiện một vị tái sinh là để tiếp tục công việc phụng sự Phật pháp và chúng sanh chưa hoàn mãn của vị tiền kiếp. Trong trường hợp một Lama là một người bình thường, thay vì có một sự tái sinh thuộc về cùng dòng tâm, một số người khác với những nối kết với vị Lama đó thông qua tịnh nghiệp và cầu nguyện có thể được công nhận như hóa thân của vị ấy. Cách khác, vị Lama có bổ nhiệm một người kế vị mà người đó hoặc là đệ tử của mình hoặc một người trẻ nào đó mà họ phải được thừa nhận như là hóa thân của mình. Bởi những lựa chọnlà có thể trong trường hợp của một người bình thường, một sự hóa sanh trước khi chết mà nó không cùng dòng tâm thức vẫn có thể thực hiện được. Trong một số trường hợp, một vị Lama cao cấp có thể có nhiều tái sinh cùng lúc, chẳng hạn như tái sinh của thân, khẩu và ý v.v… Trong thời gian gần đây, có những hóa thân nổi tiếng trước cái chết chẳng hạn như  Dudjom Jigdral Yeshe Dorje và Chogye Trichen Ngawang Khyenrab.

Sử dụng Chiếc bình vàng

Khi thời đại suy đồi trở nên tồi tệ hơn, và khi có nhiều sự tái sinh của những Lama cao cấp được thừa nhận, một số trong họ vì những động cơ chính trị, làm gia tăng con số được thừa nhận thông qua những cách thức không thích hợp và đáng ngờ, kết quả là gây tổn hại lớn lao cho Phật pháp.

Trong suốt cuộc xung đột giữa Tây Tạng và người Gurkha (1791-1793), chính quyền Tây Tạng phải cầu viện sựủng hộ quân sự của Mãn Thân. Do vậy quân đội Gurkha bị đánh đuổi ra khỏi Tây Tạng, nhưng sau đó những quan chức Mãn Thanh đặt ra một đề xuất 29 điểm viện cớ là làm cho việc điều hành của chính phủ Tây Tạng hiệu quảhơn. Đề xuất này bao gồm việc đề xuất bóc thăm từ một Chiếc bình vàng để quyết định việc thừa nhận tái sinh của các vị Dalai Lama, Panchen Lama và Hutuktu - một danh hiệu mà người Mông Cổ trao cho những vị Lama cao cấp. Do đó, thủ tục này được thực hiện trong trường hợp công nhận một số tái sinh của Dalai Lama, Panchen Lama và những Lama cao cấp khác. Nghi lễ thực hiện được viết bởi Dalai Lama thứ tám là Jampel Gyatso. Ngay cả sau khi một hệ thống như vậy được đưa ra, thủ tục này bị bỏ qua với vị thứ chín, thứ mười ba và bản thân tôi, Dalai Lama thứ 14.

Ngay trong trường hợp của Dalai Lama thứ mười, sự tái sinh chân thực đã được tìm thấy rồi và trong thực tế thủ tụcnày không được tuân thủ, nhưng để chiều lòng Mãn Thanh người ta thông báo rằng thủ tục này đã được tiến hành.

Hệ thống Chiếc bình vàng thực sự chỉ được sử dụng trong trường hợp của Dalai Lama thứ 11 và thứ 12. Tuy nhiên, Dalai Lama thứ 12 đã được công nhận trước khi thủ tục này được sử dụng. Do đó, chỉ có một trường hợp khi một vị Dalai Lama được công nhận bằng việc sử dụng cách thức này thôi. Tương tự như vậy, trong số những tái sinh của Ban-thiền Lama, ngoại trừ vị thứ tám và thứ chín, không có trường hợp nào sử dụng phương cách này. Hệ thốngnày bị áp đặt bởi người Mãn Thanh, còn người Tây Tạng thì không có niềm tin vào nó bởi vì nó thiếu mọi phẩm tính tâm linh. Tuy nhiên, nếu nó được sử dụng một cách trung thực, dường như rằng chúng ta có thể xem nó tương tựvới hình thức tiên tri bằng việc sử dụng phương pháp cục bột nhồi (zen tak).

Vào năm 1880, trong khi công nhận Dalai Lama thứ 13 như là tái sinh của vị thứ 12, những dấu hiệu của mối liên hệTu sĩ - Nhà bảo trợ giữa Tây Tạng và Mãn Thanh vẫn tồn tại. Ngài được Panchen Lama thứ tám công nhận là tái sinh chân thực, và bằng những tiên đoán của nhà tiên tri Nechung và Samye cũng như bằng việc quán sát hình ảnhxuất hiện ở hồ Lhamoi Latso, do đó thủ tục Chiếc bình vàng không được tuân thủ. Điều này có thể hiểu rõ từ di chúccuối cùng của Dalai Lama thứ 13 về năm con Khỉ Nước (1933) mà ở đó ngài nói:

“Như tất cả quý vị biết, tôi được lựa chọn không theo tập tục bóc xăm từ Chiếc bình vàng, mà sự lựa chọn của tôi được tiên đoán và báo trước. Phù hợp với những lời tiên tri và dự báo này mà tôi được công nhận tái sinh của Dalai Lama và được đăng quang”.

Khi tôi được công nhận là tái sinh thứ 14 của Dalai Lama vào năm 1939, mối liên hệ giữa Tu sĩ - Nhà bảo trợ giữaTây Tạng và Trung Quốc đã chấm dứt. Do đó, không còn vấn đề về bất kỳ nhu cầu nào để xác nhận tái sinh bằng việc sử dụng Chiếc bình vàng. Ai cũng biết rõ rằng Hội đồng Tây Tạng và Quốc hội Tây Tạng đã tuân theo thủ tụccông nhận tái sinh của Dalai Lama bằng việc tính đến những tiên đoán của những vị Lama cao cấp, những sấm truyền và những hình ảnh được nhìn thấy ở hồ Lhamoi Latso…

Dalai Lama - Nghiệp Đức dịch
(Nguồn: dalailama.com)


Âm lịch

Ảnh đẹp