Tôi được nghe rất nhiều về
chuyện này khi ở Bangkok. Nhưng vì thủ đô của
Thái Lan là thành phố đất đai đắt
đỏ, Cty có cao ốc đó lại nằm ở con
đường Sỉ Lôm, huyết mạch, kinh doanh
sầm uất nhất. Những doanh nghiệp lớn,
những tập đoàn chiếm thế thượng phong
ở Thái hầu như đều nằm ở khu vực
đó. Chủ đầu tư bỏ qua lời bàn ra
của vị sư chùa, vẫn quyết tâm xây theo bản
vẽ 56 tầng.
Toà nhà sơn hết rồi, chỉ gắn kính, máy lạnh
vào là sử dụng, đùng cái, năm 1997 Thái bị
khủng hoảng kinh tế, 100 USD trước đó
đổi 2.400 bạt, sau lên 4.800 bạt. Mượn đô
la phải trả bằng đô la, mượn vàng trả
vàng. Mọi tập đoàn lớn mạnh nhất của
Thái đều rung rinh trong cơn khủng khoảng,
nhiều cái ngày trước vốn huy hoàng, ngày sau chỉ
còn là dĩ vãng, bị phá sản hàng loạt. Thứ
nữa là thầy phong thuỷ vào không chấp nhận nhà
đó bóng lấn sân chùa nên nhiều nhà đầu tư
đến rồi lại đi không trở lại…
Toà nhà đó bị bỏ hoang suốt 1997 cho tới
giờ, sau biết bao nhiêu là tiền của đổ ra.
Chúng tôi đến chùa Yannawa khi xế chiều. Nắng
vẫn gay gắt, bóng của toà nhà đồ sộ cao
mấy trăm mét đổ dài trên sân chùa. Tôi đi trong cái
bóng đó mà chợt thấy tín ngưỡng đạo
Phật của người Thái thật là kỳ thú.
Ở Thái có ba thứ mà người dân luôn sùng kính, tôn
thờ trong lòng thứ nhất là Phật giáo, thứ hai là
hoàng tộc, hoàng gia và thứ ba là toà án, không bao giờ xúc
phạm. Đi đường ở đâu cũng thấy
hình vua, hoàng hậu, Thái Lan có 9 đời vua Rama nhưng
được tôn trọng nhất là vua Rama 5 và 9. Vua Rama 5
sinh ra, lớn lên ở Anh quốc, bãi bỏ chế
độ nô lệ, thay đổi đất nước
Thái Lan từ nước lạc hậu thành nước
văn minh, có tên có họ trên bản đồ thế
giới. Vị vua này cũng có vợ nhiều nhất. Vua
Rama thứ 9 được tôn thờ như một vị
thánh sống dù đã là quân chủ lập hiến, quyền
lực nằm trong tay thủ tướng và quốc
hội. Nhưng khi thủ tướng hay thượng
nghị sĩ lên nhận chức thì đều là vua là
người ban chức cho, chúc phúc. Ở Thái người
dân có thể thích hoặc không thích thủ tướng
nhưng tuyệt đối tôn sùng nhà vua.
Vua Rama 9 là một tiến sĩ về nông nghiệp, ông có
công rất lớn trong việc lai tạo ra nhiều
giống trái cây ngon và nổi tiếng cho Thái Lan, đưa
quốc gia này trở thành nước có tiếng về
xuất khẩu nông sản. Ông hết sức quan tâm, giúp
đỡ dân nghèo. Những vùng trồng trọt khô hạn,
vua còn cử máy bay đến làm mưa cho nên
được dân rất kính trọng, tôn sùng. Có khoảng
95% dân Thái theo đạo Phật.
Người ta có câu, tới Thái Lan chưa tới chùa
Phật Vàng, tượng Phật bốn mặt là chưa
tới Thái. Chùa Phật Vàng được xây từ năm
1931 để lưu giữ một bức tượng
Phật bằng vàng ròng lớn nhất thế giới,
nặng 5,5 tấn. Bức tượng có lịch sử
hơn 700 năm. Khi bức tượng được
đưa về đây người ta vẫn chưa
biết nó được làm bằng vàng ròng vì bên ngoài
bức tượng được phủ một lớp
bùn vữa để tránh những cặp mắt dòm ngó.
Tương truyền rằng khi thấy dung nhan bức
tượng xấu xí, chẳng chùa nào muốn nhận nên
có một vị sư nhận về chùa Traimit Witthayram. Hôm
ấy trời đất nổi một trận cuồng
phong, mưa to, gió lớn, bức tượng bỗng
bị nứt toác ra. Tan cơn mưa, bình minh ló rạng. Khi
những tia nắng đầu tiên chiếu vào bức
tượng, qua những khe nứt bỗng thấy có
một quầng hào quang chói loà.
Sư trụ trì thấy lạ quá liền chạy ra xem, sai
người ra gỡ bỏ lớp bùn vữa ra thì mới
biết đó là pho tượng cực kỳ quý giá, làm
bằng vàng ròng nặng tới 5,5 tấn. Nếu cứ quy
ra giá trị vàng trong thời điểm đỉnh cao
như bây giờ, chỉ tính riêng vật liệu bức
tượng đó đã ngang cả trăm triệu đô
la. Quý giá không kém là ở đền thờ phật ngọc
Emeral có bức tượng phật được làm
bằng ngọc xanh, ngày 22/3/1784 Vua Rama I đã mạng
tượng về Bangkok. Vua Rama I may 2 bộ quần áo mùa
hè và mùa mưa bằng vàng ròng cho tượng Phật, đến
thời Vua Rama III bức tượng có thêm một bộ
mùa đông. Lễ thay áo cho phật diễn ra 3 lần trong
năm. Nước tắm phật được
đặt phía trước chùa để mọi
người cùng được thụ lộc.
Tượng phật Emeral bề ngang 48,3cm, cao 66 cm kể
cả bệ.
Chùa Phật nằm là ngôi chùa lớn nhất Bangkok, còn có tên
là Wat Pho, có bức tượng phật nằm dài 46m, cao
15m, có tất cả 95 ngôi tháp bảo, và hơn 200 bức
tượng phật có chiều cao hơn 3m được
mang từ khắp nơi trên đất nước về.
Có 5 bảo tháp lớn do 5 vị vua xây dựng để
tưởng nhớ tới các vị vua tiền bối.
Kiến trúc chùa được xây dựng theo kiến trúc
cổ Thái Lan. Mới đây nhất là tượng phật
Trân Bảo Phật Sơn khắc trên núi được
đích thân thái tử cho người bạt cả nửa
quả núi đá, khắc lên một bức tượng cao
130 mét tặng cho vua cha. Lý do của hành động này
nhằm hồi hướng cho vua cha lúc ông được
72 tuổi, tròn 6 con giáp.
Vì vua đã có tất cả rồi, vua mà cái gì cũng có,
cung vàng, điện ngọc, châu báu, của ngon, vật
lạ không thiếu nhưng thái tử muốn tặng cho
vua cha mình một thứ mà mãi say người đời còn
nhắc lại cũng như chúc phúc cho cha vì khi
người dân đến lễ phật tất cả
những công ơn lễ phật đó đều hồi
hướng cho vua. Theo quan niệm của người Thái,
hành động đó của thái tử đúng là
người con thật chí hiếu!
Ở Thái sau khi rửa tượng phật, các vị
sư lấy nước tắm phật, đọc kinh,
niệm chú rồi để trong chùa. Người Thái
nếu cho rằng con mình bị tà ma hoặc không may gì
đó sẽ lấy nước tắm phật cho con
uống hoặc rẩy vào người.
Tôi đến chùa Yannawa, quỳ trước một vị
sư. Sau khi đọc kinh, ông lấy nước tắm
phật vẩy lên người rồi thí chủ sẽ
lạy ba lạy. “Good luck for you, chúc may mắn”. Vị
sư già nói. Thùng công đức tại chùa được
ghi bằng nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng
Việt. Ở chùa còn có một nghi thức nữa là
thỉnh phật linh. Nếu thí chủ có lòng, xin thỉnh
với sư, vị sư cho phép mới thỉnh một
tượng phật nhỏ cỡ ngón tay cái, đeo vào dây
chuyền trong người. Không cần biết
tượng phật đó làm bằng cái gì, đất, vôi
hay kim loại… khi đeo ở trong người với lòng
chân thành là lúc nào cũng có phật đi theo, phù hộ và
chở che cho họ trên tất cả các lĩnh vực