Ngài
động lòng trắc ẩn sâu xa trước hoàn cảnh khổ đau quanh Ngài, chính vì
vậy mà Ngài nhất định tìm cho ra chìa khóa đưa đến hạnh phúc cho nhân
loại. Vào năm 29 tuổi Ngài rời bỏ vợ đẹp con ngoan và cung vàng điện
ngọc để cất bước lên đường học đạo với những bậc thầy nổi tiếng đương
thời. Những vị thầy này dạy Ngài rất nhiều nhưng không vị nào thật sự
hiểu biết nguồn cội của khổ đau phiền não của nhân loại và làm cách nào
để vượt thoát khỏi những thứ đó. Cuối cùng sau sáu năm tu học và hành
thiền, Ngài liễu ngộ và kinh qua kinh nghiệm tận diệt vô minh và thành
đạt giác ngộ. Từ ngày đó người ta gọi Ngài là Phật, bậc Chánh Đẳng Chánh
Giác. Trong 45 năm sau đó Ngài chu du khắp miền Bắc Ấn để dạy người
những gì mà Ngài đã chứng ngộ. Lòng từ bi và hạnh nhẫn nhục của Ngài quả
thật kỳ diệu và hàng vạn người đã theo Ngài, trở thành tín đồ Phật
giáo. Đến năm Ngài 80 tuổi, dù xác thân già yếu bệnh hoạn, nhưng lúc nào
Ngài cũng hạnh phúc và an vui, cuối cùng Ngài nhập Niết Bàn vào năm 80
tuổi. Lìa bỏ gia đình không phải là chuyện dễ dàng cho Đức Phật. Sau một
thời gian dài đắn đo suy nghĩ Ngài đã quyết định lìa bỏ gia đình. Có
hai sự lựa chọn, một là hiến thân Ngài cho gia đình, hai là cho toàn
thể thế gian. Sau cùng, lòng từ bi vô lượng của Ngài đã khiến Ngài tự
cống hiến đời mình cho thế gian. Và mãi cho đến nay cả thế giới vẫn còn
thọ hưởng những lợi ích từ sự hy sinh của Ngài. Đây có lẽ là sự hy sinh
có nhiều ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Hiện
nay vẫn còn nhiều bàn cãi về năm sanh chính xác của Đức Phật; tuy nhiên
ý kiến của phần đông chọn năm 623 trước Tây Lịch. Ngày Phật đản sanh là
ngày trăng tròn tháng 4. đó là một ngày tuyệt đẹp. Tiết trời trong
sạch, gió mát thoang thoảng. Trong vườn trăm hoa đua nở, tỏa hương ngào
ngạt, chim hót líu lo… tạo thành một cảnh tượng thần tiên ở thế gian để
đón chào sự đản sanh của Thái Tử. Theo truyền thuyết Ấn Độ thì lúc đó
đất trời rung động, từ trên trời cao tuôn đổ hai dòng nước bạc, một ấm
một mát, tắm gội cho thân thể của Thái Tử. Ngày nay các quốc gia theo
truyền thống Phật giáo, tổ chức ngày Đại lễ Phật Đản vào khoảng giữa
tháng tư âm lịch. Cũng theo truyền thuyết Ấn Độ, ngày Phật Đản sanh đáng
tin cậy, có lẽ vào ngày mồng 4 tháng 8; tuy nhiên, tất cả các nước theo
Phật giáo lấy ngày trăng tròn tháng tư làm lễ kỷ niệm. Đối với cộng
đồng Phật giáo, ngày lễ quan trọng nhất nhất là ngày lễ Phật Đản. Đó là
ngày trăng tròn tháng tư. Hằng triệu người trên thế giới cử hành lễ Phật
Đản. Ngày này được gọi là ngày Vesak tại xứ Tích Lan, ngày Visakha Puja
tại Thái Lan. Vào ngày này, Phật tử tại vài xứ như Trung Hoa, Đại Hàn
tham dự vào lễ “Tắm Phật.” Họ rưới nước thơm vào tượng Phật Đản Sanh.
Việc này tượng trưng cho thanh tịnh nơi tâm ý và hành động. Chùa viện
được trang hoàng bông hoa cờ phướn; trên bàn thờ đầy lễ vật cúng dường.
Những bữa cơm chay được dọn ra cho mọi người. Người ta làm lễ phóng
sanh. Đây được xem như là ngày thật vui cho mọi người. Theo truyền thống
Nguyên Thủy, ngày Phật Đản sanh, có lẽ vào ngày mồng 8 tháng 4; tuy
nhiên, tất cả các nước theo Phật giáo lấy ngày trăng tròn tháng tư làm
lễ kỷ niệm. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật
giáo, vì ngày đó vừa là ngày Đức Phật đản sanh, thành đạo và đạt niết
bàn. Theo truyền thống Đại Thừa, ngày rằm tháng tư là ngày mà các nước
theo truyền thống Phật giáo tổ chức ngày lễ kỷ niệm Phật Đản sanh, xuất
gia, thành đạo và nhập Niết bàn. Lễ Vesak gồm có một thời giảng pháp,
một buổi quán niệm về cuộc đời Đức Phật, các cuộc rước xung quanh nơi
thờ. Ngoài ra ngày Vesak còn là dịp nhắc nhở chúng ta cố gắng đạt tới
Đại giác.
Dù
Đức Phật đã nhập diệt, nhưng trên 2.500 năm sau những giáo thuyết của
Ngài vẫn còn tế độ rất nhiều người, gương hạnh của Ngài vẫn còn là
nguồn gợi cảm cho nhiều người, và những lời dạy dỗ của Ngài vẫn còn tiếp
tục biến đổi nhiều cuộc sống. Chỉ có Đức Phật mới có được oai lực hùng
mạnh tồn tại sau nhiều thế kỷ như thế ấy. Đức
Phật không bao giờ tự xưng rằng Ngài là một thần linh, là con của thần
linh, hay là sứ giả của thần linh. Ngài chỉ là một con người đã tự cải
thiện để trở nên toàn hảo, và Ngài dạy rằng nếu chúng ta noi theo gương
lành ấy chính ta cũng có thể trở nên toàn hảo như Ngài. Ngài không bao
giờ bảo đệ tử của Ngài thờ phượng Ngài như một thần linh. Kỳ thật Ngài
cấm chỉ đệ tử Ngài làm như vậy. Ngài bảo đệ tử là Ngài không ban phước
cho những ai thờ phượng Ngài hay giáng họa cho ai không thờ phượng Ngài.
Ngài bảo Phật tử nên kính trọng Ngài như một vị Thầy. Ngài còn
nhắc nhở đệ tử về sau này khi thờ phượng lễ bái tượng Phật là tự nhắc
nhở chính mình phải cố gắng tu tập để phát triển lòng yêu thương và sự
an lạc với chính mình. Hương của nhang nhắc nhở chúng ta vượt thắng
những thói hư tật xấu để đạt đến trí huệ, đèn đốt lên khi lễ bái nhằm
nhắc nhở chúng ta đuốc tuệ để thấy rõ rằng thân này rồi sẽ hoại diệt
theo luật vô thường. Khi
chúng ta lễ lạy Đức Phật là chúng ta lễ lạy những giáo pháp cao thượng
mà Ngài đã ban bố cho chúng ta. Đó là cốt tủy của sự thờ phượng lễ bái
trong Phật giáo. Nhiều người đã lầm hiểu về sự thờ phượng lễ bái
trong Phật giáo, ngay cả những Phật tử thuần thành. Người Phật tử không
bao giờ tin rằng Đức Phật là một vị thần linh, thì không có cách chi mà
họ có thể tin rằng khối gỗ hay khối kim loại kia là thần linh. Trong
Phật giáo, tượng Phật được dùng để tượng trưng cho sự toàn thiện toàn mỹ
của nhân loại. Tượng Phật cũng nhắc nhở chúng ta về tầm mức cao cả của
con người trong giáo lý nhà Phật, rằng Phật giáo lấy con người làm nòng
cốt, chứ không phải là thần linh, rằng chúng ta phải tự phản quang tự
kỷ, phải quay cái nhìn vào bên trong để tìm trạng thái toàn hảo trí tuệ,
chứ không phải chạy đông chạy tây bên ngoài. Như vậy, không cách chi mà
người ta có thể nói rằng Phật tử thờ phượng ngẫu tượng cho được. Kỳ
thật, từ xa xưa lắm, con người nguyên thủy tự thấy mình sống trong một
thế giới đầy thù nghịch và hiểm họa. Họ lo sợ thú dữ, lo sợ không đủ
thức ăn, lo sợ bệnh hoạn và những tai ương hay hiện tượng thiên nhiên
như giông gió, bão tố, núi lửa, sấm sét, vân vân. Họ không cảm thấy an
toàn với hoàn cảnh xung quanh và họ không có khả năng giải thích được
những hiện tượng ấy, nên họ tạo ra ý tưởng thần linh, nhằm giúp họ cảm
thấy thoải mái tiện nghi hơn khi sự việc trôi chảy thuận lợi, cũng như
có đủ can đảm vượt qua những lúc lâm nguy, hoặc an ủi khi lâm vào cảnh
bất hạnh, lại cho rằng thượng đế đã sắp đặt an bài như vậy. Từ thế hệ
này qua thế hệ khác, người ta tiếp tục niềm tin nơi “thượng đế” từ cha
anh mình mà không cần phải đắn đo suy nghĩ. Có người cho rằng họ tin nơi
thượng đế vì thượng đế đáp ứng những thỉnh nguyện của họ mỗi khi họ lo
âu sợ hãi. Có người cho rằng họ tin nơi thượng đế vì cha mẹ ông bà họ
tin nơi thượng đế. Lại có người cho rằng họ thích đi nhà thờ hơn đi chùa
vì những người đi nhà thờ có vẻ sang trọng hơn những người đi chùa.
Buddha’s Birth Day
In
the year 563 B.C. a baby was born into a royal family in northern
India. He grew up in wealth and luxury but soon found that worldly
comfort and security do not guarantee real happiness. He was deeply
moved by the suffering he saw all around, so He resolved to find the key
to human happiness. When he was 29 he left his wife and child and his
Royal Palace and set off to sit at the feet of the great religious
teachers of the day to learn from them. They taught him much but none
really knew the cause of human sufferings and afflictions and how it
could be overcome. Eventually, after six years study and meditation he
had an experience in which all ignorance fell away and he suddenly
understood. From that day onwards, he was called the Buddha, the
Awakened One. He lived for another 45 years in which time he traveled
all over northern India teaching others what he had discovered. His
compassion and patience were legendary and he made hundreds of thousands
of followers. In his eightieth year, old and sick, but still happy and
at peace, he finally passed away into nirvana. It couldn’t have been an
easy thing for the Buddha to leave his family. He must have worried and
hesitated for a long time before he finally left. There were two
choices, dedicating himself to his family or dedicating himself to the
whole world. In the end, his great compassion made him give himself to
the whole world. And the whole world still benefits from his sacrifice.
This was perhaps the most significant sacrifice ever made.
Nowadays,
there are still some discussions over the exact year of the Buddha’s
birth; however, the majority of opinions favor 623 B.C. The Buddha’s
birthday was the day of the full moon in May. It was a beautiful day.
The weather was nice and a gentle breeze was blowing. All the flowers in
the Lumbini Park were blooming, emitting fragrant scents, and all the
birds were singing molodious songs. Together, they seemed to have
created a fairy land on earth to celebrate the birth of the Prince, a
coming Buddha. According to the Indian legendaries, at that time, the
earth shook, and from the sky, two silvery currents of pure water gushed
down, one was warm and the other cool, which bathed the body of the
Prince. Nowadays, countries with Buddhist tradition usually celebrate
the Buddha’s Birthday around the middle of the fourth month of the Lunar
Year. Also according to Indian legends, the more reliable Buddha’s
Birth Day, perhaps on the 4th month, 8Th day; however, all Buddhist
countries obseve the Full Moon Day of the Lunar month of Vaisakha
(April-May) as Buddha Birth Day Anniversary. For the Buddhist community,
the most important event of the year is the celebration of the birth of
the Buddha. It falls on the full-moon day in the fourth lunar month (in
May of the Solar Calendar). This occasion is observed by millions of
Buddhists throughout the world. It is called Vesak in Sri Lanka, Visakha
Puja in Thailand. On this day, Buddhists in some countries like China
and Korea would take part in the ceremonial bathing of the Buddha. They
pour ladles of water scented with flower petals over a statue of the
baby Buddha. This symbolizes purifying their thoughts and actions. The
temple are elegantly decorated with flowers and banners; the altars are
full of offerings. Vegetarian meals are provided for all. Captive
animals, such as birds and turtles, are set free from their cages. This
is a very joyous day for everyone. According to the Theravada tradition,
the Buddha’s Birth Day, perhaps on the 4th month, 8Th day; however,
all Buddhist countries observe the Full Moon Day of the Lunar month of
Vaisakha (April-May) as Buddha Birth Day Anniversary. This is one of the
major festivals of Buddhism because most Buddhist countries celebrate
the day on which the Buddha was born, attained awakening, and passed
into nirvana. According to the Mahayana tradition, the month
corresponding to April-May, on the Full Moon day of which is celebrated
the Birth, Renunciation, Enlightenment and Parinirvana of the Buddha.
The Vesak celebration consists of the presentation of the teaching,
contemplation of the life of Buddha, the process around the secred
sites. Furthermore, Vesak festival goes beyond mere hirtorical
commemoration; it is a reminder for each of us to strive to become
enlightened.
Even though the Buddha is dead but 2,500 years
later his teachings still help and save a lot of people, his example
still inspires people, his words still continue to change lives. Only a
Buddha could have such power centuries after his death. The Buddha did
not claim that he was a god, the child of god or even the messenger from
a god. He was simply a man who perfected himself and taught that if we
followed his example, we could perfect ourselves also. He never asked
his followers to worship him as a god. In fact, He prohibited his
followers to praise him as a god. He told his followers that he could
not give favors to those who worship him with personal expectations or
calamities to those who don’t worship him. He asked his followers to
respect him as students respect their teacher. He also reminded his
followers to worship a statue of the Buddha to remind ourselves to try
to develop peace and love within ourselves. The perfume of incense
reminds us of the pervading influence of virtue, the lamp reminds us of
the light of knowledge and the followers which soon fade and die, remind
us of impermanence. When we bow, we express our gratitude to the Buddha
for what his teachings have given us. This is the core nature of
Buddhist worship. A lot of people have misunderstood the meaning of
“worship” in Buddhism, even sincere Buddhists. Buddhists do not believe
that the Buddha is a god, so in no way they could possibly believe that a
piece of wood or metal is a god. In Buddhism, the statue of the Buddha
is used to symbolize human perfection. The statue of the Buddha also
reminds us of the human dimension in Buddhist teaching, the fact that
Buddhism is man-centered, not god-centered, that we must look within not
without to find perfection and understanding. So in no way one can say
that Buddhists worship god or idols. In fact, a long time ago, when
primitive man found himself in a dangerous and hostile situations, the
fear of wild animals, of not being able to find enough food, of
diseases, and of natural calamities or phenomena such as storms,
hurricanes, volcanoes, thunder, and lightning, etc. He found no security
in his surroundings and he had no ability to explain those phenomena,
therefore, he created the idea of gods in order to give him comfort in
good times, courage in times of danger and consolation when things went
wrong. They believed that god arranged everything. Generations after
generations, man continues to follow his ancestors in a so-called “faith
in god” without any further thinkings. Some says they in believe in god
because god responds to their prayers when they feel fear or
frustration. Some say they believe in god because their parents and
grandparents believed in god. Some others say that they prefer to go to
church than to temple because those who go to churches seem richer and
more honorable than those who go to temples.
Thiện Phúc