07/05/2019 21:49 (GMT+7)
Số lượt xem: 2082
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ngược dòng lịch sử 2.638 năm về trước, tại vườn Lâm-tỳ-ni thuộc  thành  Ca-tỳ-la-vệ của đất nước Ấn Độ,  hoàng  hậu  Ma-da đã hạ sanh một Thái tử nơi cội hoa Vô ưu.



Phat Dan Sanh

Truyền thuyết kể lại rằng, khi ra khỏi lòng mẹ, Thái tử đứng vững chân, xoay mặt về hướng Bắc và nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn; Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ”. Theo kinh Đại Bổn Duyên và một số kinh theo truyền thống Bắc tạng thì cho rằng Thái tử sanh ra từ hông bên phải của hoàng hậu, bước đi bảy bước trên hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất mà nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Sau ngày Đản sanh, vua Tịnh Phạn cho mời các đạo sĩ Bà-la-môn đến xem tướng và đặt tên cho Thái tử là Tất-đạt-đa (Siddhattha).

Theo kinh Đại Bổn, kinh TậpTiểu Bộ kinh thì lúc mới sanh ra, Thái tử đã có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, đó là dấu hiệu của một Bậc Chánh đẳng Chánh giác, hoặc một bậc Chuyển luân Thánh vương trong tương lai. Bảy ngày sau khi Thái tử Đản sanh  thì Hoàng hậu Ma-da qua đời, Thái tử được người dì là Ma- ha-ba-xà-ba-đề nuôi dưỡng. Khi lớn lên, Thái tử được học tập và rèn luyện thông suốt tất cả các học nghệ, cho đến các khả năng như biện thuyết, suy luận… Ngài đều tỏ ra xuất chúng.

Rồi đến khi trưởng thành, Thái tửtư tưởng xuất ly tầm đạo. Vua Tịnh Phạn hiểu được điều đó, liền tìm đủ mọi cách để giữ chân Thái tử. Theo lệnh vua cha, Thái tử kết hôn với công chúa Da-du-đà-la, một công chúa tài sắcđức hạnh của nước Kiều-tát-la. Sau đó Thái tử có một đứa con trai là La-hầu-la. Khi Thái tử chứng kiến những cảnh khổ về sanh, già, bệnh, chết và sau đó là trông thấy sự thanh thoát của một vị Sa-môn, Thái tử quyết định rời khỏi hoàng cung để xuất gia tầm đạo. Theo truyền thống của Bắc tạng thì Thái tử trải qua sáu năm tầm sư học đạo, năm năm tu khổ hạnh và sau đó Ngài tìm ra con đường Trung đạo, thiền định bên cội bồ-đề bốn mươi chín ngày đêm thì hoát nhiên đại ngộ, Ngài trở thành một Bậc đại giác, tức là thành Phật.

Sự đản sanh của Đức Phật có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những Ngài đã góp phần củng cố trật tự xã hội Ấn Độ, mà còn hướng dẫn con người thoát khỏi những khổ đau sanh tử. Xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ rất phức tạp. Lúc bấy giờ ở Ấn Độ có rất nhiều trường phái và các học thuyết khác nhau, trong Luật Thiện Kiến ghi có đến 96 trường phái. Tất cả các học thuyết của các trường phái ấy lan rộng khắp nơi và chịu sự chi phối của Bà-la- môn giáo. Nhưng đến khi đất nước lớn mạnh với những cơ sở hạ tầng phát triển thì kiến trúc thượng tầng dường như không kham nổi vai trò của mình nữa. Những sinh hoạt hàng ngày mà người dân Ấn Độ lệ thuộc vào Bà-la- môn giáo, lệ thuộc vào các vị thần quyền năng… đã trở nên gò bó đơn điệu. Vào giai đoạn ấy, một Bậc giác ngộ chân lý có khả năng giải quyết mọi rối ren về tư tưởng và của con người bấy giờ. Đó là một Đấng sáng tạo không độc quyền giữ chân lý, Ngài chỉ dung nạp, dung chứa và hòa hợp. Ngài đã tự thân tu tập, chứng ngộ rồi đưa ra con đường cứu khổ, giải thoát cho con người. Vị đó chính là Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Xã hội Ấn Độ bấy giờ chia thành bốn giai cấp: Bà-la- môn, Sát-đế-lợi, Phệ-xá và Thủ-đà-la là giai cấp nô lệ cho giai cấp Bà-la-môn. Sự bất công trong xã hội Ấn Độ không chỉ tác động đến đời sống vật chất, mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần, tư tưởngtôn giáo của người dân Ấn Độ. Nó đã hạn chế lý trí của con người, biến con người trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín tôn giáo. Con người sống trong xã hội ấy không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do quan hệ bất công và sự bóc lột hà khắc của giai cấp quý tộc với giai cấp nô lệ, mà còn bị bóp nghẹt bởi sự phân biệt chủng tính, màu da và sắc tộc.

Đức Phật Thích-ca ra đời, Ngài đã sáng lập nên một tôn giáo bình đẳng, vị tha. Ngài phủ nhận giai cấp bất công trong xã hội và đem chế độ bình đẳng để đãi ngộ cho mọi người. Trong bài kinh Tiểu Duyên, thuộc Trường A-hàm, Đức Phật dạy rằng: “Hiện nay trong chúng đệ tử của Ta dòng dõi không đồng, xuất xứ khác nhau xuất gia tu hành trong giáo pháp của Ta. Nếu có ai hỏi: “Ngươi thuộc dòng nào?” thì nên trả lời rằng: Tôi là Sa-môn, con dòng họ Thích”. Với sự thành lập Ni đoàn, Đức Phật đã mở ra cho phụ nữ con đường giải phóng. Người phụ nữ trong Phật giáo không chỉ thoát khỏi thân phận phụ nữ thấp hèn, lệ thuộc vào nam giới, mà họ còn có thể đạt được chân lý Niết-bàn tối thượng. Ngài còn chỉ dạy cho những vị lãnh đạo một quốc gia hay lãnh đạo một xã hội làm thế nào để cho một quốc gia, xã hội đó vững mạnh lâu dài.

Quả thật Đức Phật là một Bậc vĩ nhân, Ngài đã tác động phi thường đến con người trong đời sống xã hội, khiến cho con người được sống hòa bình hạnh phúc. Ngài đã thu hóa mọi hạng người: kẻ sang, người hèn; kẻ giàu, người nghèo, kẻ nam, người nữ, v.v… Ngài đem hòa bình khi có chiến tranh, Ngài giác ngộ cho kẻ  lầm lạc, Ngài đem nước cam-lồ cho kẻ tham dục, sân hậnsi mê, Ngài đem tình thương đến cho người bị khốn khổ, v.v… Trong lịch sử nhân loại, ta không thấy có một nhân vật nào đã hy sinh để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người như Đức Phật. Chúng ta có biết đến một vài nhà hiền triết như Socrates, Platon, Aristote, nhưng các vị này chỉ là những triết gia, những nhà tự do tư tưởng đi tìm chân lý, còn tình thương trước sự đau khổ trầm luân của con người thì họ đều khiếm khuyết.

Sự kiện Đức Phật đản sanh là để xóa tan cái tối tăm của vô minh, hướng dẫn con người thoát khỏi khổ đau. Con người muốn được hòa bình, hạnh phúc an lạc thì trước hết phải học những cách thức dẫn đến giập tắt sân hận, tham lamsi mê, vì đó là gốc rễ của năng lực tội lỗi. Giáo lý của Đức Phật giúp cho xã hội có thể tiến bộ về văn hóa, văn minh, cho con người sống trong hòa bình và hòa hợp, soi sáng cho nhân loại vượt qua một thế giới tối tăm, hận thùđau khổ, tiến tới một thế giới ánh sáng, tình thươnghạnh phúc.

Như vậy, Đức Phật ra đời mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không những Ngài đã thiết lập một xã hội bình đẳng, đem lại hòa bình cho nhân loại, mà còn hướng con người thoát khỏi khổ đau trầm luân trong sanh tử. Có lẽ từ những đóng góp có giá trị cho xã hội loài người như vậy mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận ngày Phật đản là ngày Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này rất có ý nghĩa, không những phổ biến giá trị của Phật sâu rộng vào quần chúng nhân dân, mà còn thể hiện tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới. Nhân mùa Phật đản 2014, chúc tất cả những người con Phật và tất cả nhân loại trên thế giới một mùa Phật đản an lạc, hạnh phúc
Thích Nữ Diệu Hương
(Thư Viện Hoa Sen)


Âm lịch

Ảnh đẹp