Có
những buổi chiều ngồi một mình trong thư viện của chùa Hoằng Pháp, lần
đọc lại các truyện ngụ ngôn, kinh Pháp Cú, kinh Bách Dụ… tôi cảm nhận ra
được rằng trong những mẩu chuyện đơn giản ngắn gọn này, nhiều khi còn
mang cả tính hài hước và lại chứa đựng cả một khối triết lý đồ sộ, buộc
người ta phải dùng tuệ giác để quán sát và suy ngẫm thì mới nhận chân ra
được một phần nào thâm nghĩa mà cổ nhân muốn gởi gắm.
Mỗi giới điều được thâu tóm thành
bốn chữ, chỉ cốt để giúp trí nhớ và
học thuộc lòng. Muốn rõ nghĩa phải xem nội dung của giới
điều và xem sự tích. Khi
đọc sự tích, ta có thể thấy rõ
nguyên
do chế giới và mục tiêu mỗi giới, đồng
thời
cũng có thể thấy cái tinh thần nằm ở đằng sau chữ nghĩa, vượt trên
chữ nghĩa và truyện tích. Có vậy mới thấy giới luật tuy nhiều mà
rút lại
không ngoài bốn chữ "thiểu dục tri túc" hay không ngoài hai chữ
"tàm quý".
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nguyện mây hương mầu này, Đến
khắp mười phương cõi, Cúng
dường tất cả Phật, Tôn
Pháp, Chư Bồ Tát, Vô
biên chúng Thanh văn, Cùng
tất cả Thánh hiền, Duyên
khởi đài sáng chói, Trùm
đến vô biên cõi, Khắp
xông các chúng sanh, Đều
phát tâm Bồ-đề, Xa
lìa các nghiệp vọng, Trọn
thành đạo Vô thượng. Nam
mô Hương Cúng Dường Bồ-tát Ma ha tát
Buổi sáng
khi thức dậy, ta biết rằng ta có hai mươi bốn giờ trước mặt để sống. Đó
là một món quà quý giá. Ta sống như thế nào để có an lạc và hạnh phúc
trong suốt hai mươi bốn giờ, mà người khác cũng nhờ đó mà có an lạc và
hạnh phúc.
Bất cứ một Tôn-Giáo nào, hàng tín-đồ thường tôn-sùng vị Giáo-Chủ của mình để tỏ lòng hâm-mộ và biết ơn. Có người biết ơn vị Giáo-Chủ của mình do nơi sự huyền-bí, linh-thiêng, mầu-nhiệm. Có người thì biết ơn bằng cách thoát khỏi tai-nạn hoặc bệnh-tật. Có người lại biết ơn trên căn-bản hợp-lý thật sự và Trí-Tuệ Có người thì tin-tưởng bằng cách xu hướng mơ-hồ mù-quáng vì thấy nhiều người tin-tưởng.
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không? Có thể tìm được các nữ đạo sư trong Phật giáo truyền thống không?
Từ lâu, tôi hằng tâm nguyện
được dịp phiên dịch hay biên soạn lịch sử của những Ðại Tông Ðồ Ðức
Phật, nhất là các ngài Xá Lợi Phất (Sàriputta), Mục Kiền Liên (Màhà
Moggallàna), A Nan (Ananda) Ca Diếp (Kassapa), Ưu Bà Li (Upàli) v.v...
Nhưng rất tiếc tìm được tài liệu đầy đủ để đúc kết cuộc đời của vị Thánh
Tăng ấy không phải là chuyện dễ.
Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại miền trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Ngài đã vì lòng từ bi, vì sự an lạc, hạnh phúc, giải thoát cho chúng sanh và thế gian, nên xuất hiện ở cõi Ta bà nầy.
|