Nếu bạn muốn nghiên cứu học hỏi cho có
hệ thống từ thấp lên cao, thì từ trước tới nay, theo chỗ chúng tôi được
biết, thì chưa có bộ sách nào biên soạn hay hơn bộ Phật Học Phổ Thông.
Bộ sách nầy do Cố Hòa Thượng Thiện Hoa biên soạn. Toàn sách gồm có 12
quyển, gọi là 12 nấc thang giáo lý.
Người Phật tử chân thật phải nên biết triết lý Phật Giáo,
khoa học Phật Giáo. Bằng trái lại việc thực hành tôn giáo chỉ như tập
tục, theo thói quen không có ý nghĩa gì nhiều.
Trong tâm chúng ta có tham, có
sân, có si, bây giờ muốn chúng hết thì ai đuổi nó ra? Mỗi đêm chúng ta
thắp hương cầu Phật cho con hết tham sân si được không? Chắc rằng Phật
cho không được vì tham sân si trú ngụ sẵn trong nội tâm chúng ta. Muốn
đuổi nó thì phải loại ra, phải diệt trừ nó
Để góp phần vào sự nghiệp thống nhất chung của Phật giáo Việt Nam, việc
nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Nghi lễ Phật giáo trong vai trò
hoằng pháp và trong đời sống văn hóa tâm linh của toàn dân tộc. Xuất
phát từ những suy nghĩ này, chúng tôi xin được đóng góp ý kiến với nội
dung “Nghi lễ Phật giáo trong vai trò hoằng pháp và đời sống văn hóa tâm
linh”.
Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến hỏi đạo. Đến
nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường,
một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách.
Anh ngạc nhiên hỏi: "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?"
Đạo sư hỏi lại: "Thế anh có hành lý gì không?"
GN - Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...
Người ta sợ “lão hóa” nên có thể “trẻ hóa” lại con người trên
hình thức, đi ngược dòng thời gian bằng sự can thiệp của ngành y học,
thẩm mỹ, v.v. nhưng người ta không thể “trẻ hóa” mãi thân tứ đại đang
đến hồi suy giảm cơ năng của các tế bào vốn đã thủy chung với quy luật
biến đổi muôn đời thành, trụ, hoại, không. Vậy thì phương thuốc nào giúp
chúng ta chống “lão hóa” bền lâu?
HỎI: Đến những ngày giỗ ông bà cha mẹ, nếu không đủ duyên
hay không có điều kiện mời chư Tăng Ni thì con cháu có thể tụng kinh tại nhà
được không? Và nên tụng kinh nào là phù hợp? Nghi thức ra sao?
Phật lực
HỎI: Theo giáo lý Tịnh Độ tông,
ngoài tự lực còn có tha lực (hay Phật lực, năng lực cứu độ của Phật A Di Đà).
Vậy tha lực trong Phật giáo có ý nghĩa như thế nào? Một người tuy có làm ác
nhưng lúc lâm chung niệm được 10 niệm với tâm chí thành, chí kính thì có được
vãng sanh không? Nếu thành tựu vãng sanh là do duyên lành từ kiếp trước hay do
Đức Phật A Di Đà cứu độ?
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ
thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính
huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các
câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm
khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả
lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể
diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ
im lặng .
Các tin đã đăng: