Lời Tựa (của người dịch sang
tiếng Việt)
Quyển
sách này gồm có hai phần đề cập đến hai chủ đề thoạt nhìn khá độc lập với nhau.
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của
những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
Con người có số mệnh hay không? Có nên tin vào số mệnh hay
không? Thái độ của các triết gia và của các tôn giáo lớn đối với vấn đề
số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo
lớn của thế giới và là tôn giáo lớn nhất, có số tín đồ đông nhất ở nước
ta hiện nay quan niệm vấn đề số mệnh như thế nào?
Phật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc
nước Ấn Độ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng
trầm, có lúc tưởng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật
giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp nơi.
Có
người hỏi: "Phật pháp có thể chia nhiều tông, tại sao không
thể chia nhiều phái?" Nên biết Phật pháp là để hiển bày
bản thể tự tánh bất nhị của Diệu giác nên chẳng thể
chia. Có thể chia là giáo pháp (chẳng phải Phật pháp). Chư
Phật chư Tổ, vì muốn thích ứng căn cơ trình độ của mọi
chúng sanh, nên vì khế hợp đương cơ mà chia nhiều tông,
tức là trên phù hợp ý Phật (Phật pháp chẳng thể chia),
dưới khế hợp đương cơ (giáo pháp có thể chia) là vậy.