Tiếng
Việt Trong Sáng là một đề tài - không phải mình tôi - mà đã có rất
nhiều người lên tiếng và lên tiếng từ lâu. Cứ thử vào Google rồi đánh
máy ”Tiếng Việt Trong Sáng” chúng ta sẽ thấy biết bao bài viết ở trong
lẫn ngoài nước than phiền,
Chữ viết và tiếng nói là phương tiện truyền đạt giữa con người và
con người. Loài vật chắc cũng có tiếng nói qua những âm thanh như:hót,
kêu, gầm, hú, sủa…để truyền đạt cho nhau nhưng loài vật không có chữ
viết.
(Các tôn giáo lớn không phủ nhận tình yêu đôi lứa mà tìm cách thăng hoa tình yêu chứ không làm nhầy nhụa tình yêu. Chúng ta thử tìm hiểu câu nói đầy bí ẩn của Marcel Proust để làm phong phú hóa tư tưởng của con người.)
Bạn ơi,Tôi đang huân tập một đức tính:Hễ có
ai chửi tôi, nhục mạ, bôi lọ tôi…tôi sẽ nhẫn nhục không trả lời. Nếu
buộc phải trả lời tôi sẽ dùng lời lẽ ôn hòa, không dùng lời thô tục,
hung dữ …để trình bày rõ sự việc, để mọi người được biết…mà không làm
tổn thương đến người đang công kích hay thù hận tôi.
Of Mice and Men
(Chuột và Người)
Nguyên tác của John Steinbeck
Bản dịch Việt Ngữ của Đào Văn Bình
Đôi Lời Phi Lộ
John
Steinbeck sinh tại Salinas, California năm 1902 - một thành phố cách xa
bờ biển Thái Bình Dương vài dặm, gần Thung Lũng Salinas màu mỡ và cách
San Jose khỏang 70 dặm Anh. Nơi đây đã được dùng làm bối cảnh cho nhiều
tiểu thuyết của ông. John Steinbeck học sinh vật học dưới biển tại Đại
Học Stanford nhưng ông phải bỏ dở và không đậu đạt gì cả. Sau khi phải
làm một lọat những công việc nặng nhọc, ông bắt đầu viết văn. Ông thất
bại khi thử hành nghề như một nhà báo tự do tại New York, ông quay trở lại California
và tiếp tục viết văn trong một căn nhà lẻ loi. Sự thành công chỉ đến
với ông vào năm 1935 với cuốn Tortilla Flat.
Kể
từ khi Quan Vân Trường bị Lữ Mông chém đầu rồi đem thủ cấp dâng nạp cho
Tào Tháo theo cái kế “Di họa Giang Đông” thấm thoắt đã 1800 năm. Nhờ sư
cụ khuyên giải nên hiểu được lý vô thường, nhân quả của nhà Phật, nhờ
lòng trung dũng, ngay thẳng, anh hùng, không đánh người ngã ngựa mà được
thoát sanh về Cung Trời Đao Lợi hưởng phúc, ngày ngày đánh cờ, uống
rượu, bàn luận thế sự với các vị anh hùng khác.
Tài ở chỗ này nhưng chưa chắc đã tài ở chỗ kia. Cái Tài tạo ra sự tranh đua, ghen tuông, đố kỵ “chữ Tài liền với chữ Tai một vần”.
Nhưng cái Tâm thì ai cũng thương mến, do đó nó xuyên suốt, vô ngại, ở
đâu cũng dung thông được. Do đó cái Tài thường hay chết yểu, còn cái
Tâm thì bất tử.
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ mà cực đoan, quá khích đối
đầu với chủ nghĩa cá nhân phóng túng. Những tham vọng bành trướng và
thống trị nhân lọai chưa bị lọai trừ. Những xung đột vì khác tôn giáo
và ngay trong cùng một tôn giáo đang là một nguy cơ gây bất ổn cho tòan
thế giới.
Chữ Nghèo (Bần) và Nghèo Hèn (Bần Tiện, Bần Cùng) đã có từ ngàn xưa chứ
không phải đời nay mới có. Cái nghèo đã gây ra biết bao thảm cảnh xã hội
nhưng nó cũng là nguồn cảm hứng cho bao “ca khúc đoạn trường” như “Les
Misérables” (Những Kẻ Khốn Cùng) của Victor Hugo mà Hồ Biểu Chánh đã mô
phỏng theo với “Ngọn Cỏ Gió Đùa”…
Tôi nghĩ rằng cái bảng hiệu Buddha Bar & Grill ở Sài Gòn,
Buddha Spa và Funky Buddha ở Hà Nội kia, cùng với rất nhiều những thứ
nhố nhăng khác, chính là sản phẩm ngoại lai du nhập vào từ những bèo bọt
của văn hóa xứ người và đầu óc “kinh tế thị trường”chạy theo lợi
nhuận.
Các tin đã đăng: