được ấn hành ở Mỹ đã gây xôn xao trên mạng, vì nó chứa đựng quan niệm cho rằng sự sống không kết thúc khi thân xác chết đi, mà ý thức của bạn di chuyển sang một vũ trụ khác sau khi chết. Tác giả quyển sách này, nhà khoa học Robert Lanza, đã không ngần ngại cho rằng điều này là có thể.
Vượt qua thời gian và không gian
Lanza là một chuyên gia trong lĩnh vực y học tái tạo và là giám đốc khoa học của Hiệp hội Công nghệ Tế bào Cao cấp. Trước đây ông được biết đến nhờ vào những nghiên cứu chuyên sâu gắn với tế bào gốc, ông cũng khá nổi tiếng nhờ vào một số thí nghiệm thành công dựa trên việc nhân giống vô tính những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nhưng cách đây không lâu, nhà khoa học này đã quan tâm đến vật lý học, cơ học lượng tử và vật lý học thiên thể. Sự kết hợp ngoạn mục này đã khai sinh nên một lý thuyết mới - hữu sinh trung tâm luận (biocentrism) [thuyết lấy sự sống làm trung tâm], mà giáo sư đã và đang truyền bá.
Lý thuyết này cho rằng cái chết không đơn thuần hiện hữu. Nó là một ảo ảnh nảy sinh trong mỗi tâm trí của con người. Cái chết hiện hữu bởi vì con người nhận diện chính bản thân mình gắn với thân xác của họ. Họ tin rằng thể xác sớm hay muộn sẽ lụi tàn, cũng vậy, ý thức của họ sẽ biến mất theo. Sự thật thì ý thức hiện hữu bên ngoài sự ràng buộc của thời gian và không gian. Nó có thể có ở bất kỳ nơi đâu: trong thể xác con người lẫn bên ngoài nó. Điều này khá thích hợp với những định lý cơ bản của cơ học lượng tử, theo đó một lượng tử nhất định có thể hiện diện ở bất cứ nơi đâu và một sự kiện có thể xảy ra theo một số cách, đôi khi là không tính xuể.
Lanza tin rằng đa vũ trụ có thể hiện hữu đồng thời. Những vũ trụ này chứa đựng vô số kịch bản có thể xảy ra. Trong một vũ trụ, thể xác có thể chết đi. Và trong một vũ trụ khác nó tiếp tục hiện hữu, hấp thu ý thức thâm nhập vào vũ trụ này.
Điều này có nghĩa rằng một người chết, trong lúc đó, vẫn đang du hành trong cùng một đường hầm mà cuộc du hành ấy chẳng phải kết thúc ở địa ngục hay thiên đường, chỉ đơn giản là ở trong cùng một thế giới mà người đó đã sống, thời gian này vẫn còn tồn tại. Cứ thế tiếp tục, cho đến vô cùng.
Đa vũ trụ
Điều này gieo một hy vọng, mà lý thuyết còn gây tranh cãi của Lanza có khá nhiều người ủng hộ một cách không có chủ ý, đó không chỉ là những người muốn trường sinh bất lão, mà còn có cả những nhà khoa học danh tiếng. Họ là những nhà vật lý và những nhà vật lý học thiên thể. Tất cả đều đồng tình với sự hiện hữu của các thế giới song song và đề xuất về khả năng của đa vũ trụ. Đa vũ trụ là một khái niệm mang tính khoa học mà họ biện hộ. Họ tin rằng không một quy luật vật lý nào hiện hữu mà sẽ ngăn cấm sự hiện hữu của các thế giới song song cả.
Người đầu tiên là nhà văn khoa học viễn tưởng H.G. Wells, ông đã khẳng định vào năm 1895 trong câu chuyện của ông “Cánh cửa nơi bức tường”. Và sau 62 năm, quan niệm này đã được phát triển bởi Hugh Everett trong luận văn tốt nghiệp của ông tại Đại học Princeton. Luận văn về cơ bản cho rằng ở vào bất kỳ thời điểm nào trước đó thì vũ trụ cũng đã phân chia thành vô số phiên bản tựa như nhau. Và trong khoảnh khắc tiếp theo, những vũ trụ “mới sinh” này tách thành một kiểu vũ trụ tương tự. Ở mỗi một thế giới này, bạn có thể hiện diện: ví dụ, đọc báo ở vũ trụ này hoặc xem phim ở vũ trụ khác.
Nhân tố kích hoạt cho đa vũ trụ này là những hoạt động của chúng ta, Everett giải thích. Nếu chúng ta tiến hành vài lựa chọn, thì sẽ luôn luôn có một vũ trụ tách thành hai phiên bản vũ trụ khác nhau.
Trong khoảng những năm 1980, Andrei Linde, nhà khoa học đến từ Viện Vật lý Lebedev, đã phát triển lý thuyết đa vũ trụ. Hiện nay ông là giáo sư ở Đại học Stanford.
Linde đã giải thích: không gian bao gồm
rất nhiều những phân vùng đang lạm phát, chúng nảy sinh từ những phân
vùng giống nhau, và những phân vùng đó tạo ra những phân vùng mới, thậm
chí là một số lượng rất lớn các phân vùng khác, cứ thế tiếp diễn đến vô tận. Trong vũ trụ, chúng được phân chia một cách riêng rẽ. Chúng không ý thức về mỗi sự hiện hữu của người khác. Thế nhưng chúng trình hiện những thành phần của cùng một vũ trụ vật lý.
Thực tế thì vũ trụ của chúng ta không đơn độc, điều này được củng cố thông qua các dữ liệu được tiếp nhận từ kính viễn vọng không gian Planck. Sử dụng những dữ liệu này, các nhà khoa học đã tạo ra một bản đồ chính xác về bức xạ nền vi ba (sóng cực ngắn) hay còn được gọi là sự bức xạ nền vũ trụ còn sót lại, những tàn tích còn lại từ lúc khởi đầu của vũ trụ chúng ta. Họ cũng đã tìm thấy rằng vũ trụ có những vùng tối gắn với những lỗ đen và những khoảng trống vô tận.
Nhà vật lý lý thuyết Laura Mersini-Houghton đến từ Đại học Bắc Carolina cùng cộng sự nhận định: sự dị thường của bức xạ nền vi ba có được nhờ vào việc vũ trụ của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi các vũ trụ khác đang hiện diện xung quanh. Và những lỗ đen lẫn những khoảng trống là những hệ quả trực tiếp của những lần công kích bởi các vũ trụ láng giềng lên chúng ta.
Lượng tử linh hồn Có rất nhiều những cảnh vực hay những vũ trụ khác mà ở đó linh hồn của chúng ta có thể hòa nhập vào đó sau khi chết, theo lý thuyết tân hữu sinh trung tâm luận. Thế nhưng linh hồn có thật sự hiện hữu hay không?
Giáo sư Stuart Hameroff ở ĐH Arizona khẳng định dứt khoát rằng có sự hiện hữu của một linh hồn thường hằng (eternal soul). Những năm gần đây, ông đã đưa ra bằng chứng rằng ý thức không bị phá hủy sau khi chết.
Theo Hameroff , não bộ của con người là một máy tính lượng tử hoàn hảo và linh hồn hay ý thức đơn giản là thông tin được tích trữ ở vào cấp độ lượng tử. Linh hồn có thể được truyền đi, sau cái chết của thân xác; thông tin lượng tử được trình ra bởi ý thức hòa vào vũ trụ của chúng ta và hiện hữu một cách rất khó xác định. Chuyên gia hữu sinh trung tâm luận Lanza chứng minh rằng linh hồn thâm nhập vào một vũ trụ khác. Điều này là sự khác biệt chủ yếu giữa ông với các cộng sự.
Ngài Roger Penrose, nhà vật lý nổi tiếng, chuyên gia toán học đến từ Oxford ủng hộ lý thuyết này, và ông cũng đã tìm thấy những bằng chứng liên lạc với các vũ trụ khác. Theo đó, các nhà khoa học đang phát triển lý thuyết lượng tử để giải thích hiện tượng ý thức. Họ tin rằng họ đã tìm thấy những tác thể lưu dẫn (carriers) của ý thức, các yếu tố đó đã tích trữ thông tin trong suốt cuộc đời và sau khi thân xác chết đi chúng “dẫn lưu” (drain) ý thức sang một nơi khác. Những yếu tố này được định vị bên trong những vi ống (microtubules) có thành phần chính là protein (những vi ống thần kinh), đã được gắn cho thuộc tính khiến nó đảm nhận vai trò đơn giản là củng cố và truyền dẫn những kênh thông tin bên trong tế bào sống. Dựa trên cấu trúc của chúng, các vi ống thực hiện chức năng ưu việt như là những tác thể lưu dẫn những thuộc tính lượng tử bên trong não bộ. Đấy là lý do chính khiến chúng có thể giữ lại những trạng thái lượng tử trong một thời gian dài, nghĩa là chúng có thể thực hiện chức năng như là những thành phần của một máy tính lượng tử.
Nếu người bệnh sống lại, hay được hồi phục, thì thông tin lượng tử này có thể quay trở lại những vi ống và người bệnh sẽ nói “tôi đã có kinh nghiệm cận tử”.
Ông còn nói thêm: “… nếu họ không hồi phục và bệnh nhân đó chết đi, thì điều đó có thể rằng thông tin lượng tử này có thể hiện hữu bên ngoài thân xác, có thể, chúng hiện hữu một cách mơ hồ, kiểu như linh hồn”.
Quan niệm về ý thức lượng tử này giải thích những sự kiện kiểu như những kinh nghiệm cận tử, xuất hồn, thoát xác và thậm chí là sự đầu thai mà không cần đến quan niệm tôn giáo. Năng lượng ý thức của chúng ta có được sự hồi phục một cách tiềm tàng trở lại một thân xác khác cùng một kiểu như vậy, và trong thời gian đó nó hiện hữu bên ngoài thân xác vật lý nơi một cấp độ thực tại khác, có khả năng là ở trong vũ trụ khác. n Nguồn: https://truththeory.com