Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
THIỀN & DƯỠNG SINH
11/05/2012 08:03 (GMT+7)


 

 

 


Tại lớp Hoằng pháp, sinh viên năm thứ 3 Học viện Phật giáo TPHCM, cư sĩ Hồng Quang chia sẻ với quý sư cô và quý thầy việc sử dụng những khám phá của Khoa học về lợi ích của Thiền -  Tịnh trong việc hoằng pháp để đem lại kết quả tốt cho quần chúng về sức khỏe. Ông nói, muốn dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường thì yếu tố đầu tiên là dân chúng phải có sức khỏe. Mà Thiền-Tịnh, được khoa học và y giới chứng minh là, không những có khả năng làm cho con người khỏe mạnh hơn mà còn thông minh hơn, đẹp hơn, sống lâu hơn, chống bệnh tật và lão hóa.

Đất nước đang trên đà phát triển, nhiều bệnh viện đã quá tải; Bệnh nhân đôi lúc chung nhau một giường; Thân nhân nuôi người bệnh nằm la liệt từ phòng bệnh ra hành lan.


Bệnh viện quá tải cần sớm được giải quyết.
Ảnh: Khánh Nguyên (Báo An Giang online)

Bệnh viện quá tải.
Ảnh: Phan Sơn (Báo Mới.com)

 

    Dân còn nghèo không đủ tiền để điều trị. Nhưng nếu Thiền Tịnh được đưa vào bệnh viện song hành với y dược thì bệnh nhân có khả năng phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn, giảm chi tiêu bệnh viện phí, giảm tiền mua thuốc. Vì, như khoa học và y giới đã cho thấy, từ 70-90 % bệnh tật do căng thẳng (stress) mà ra. Và Thiền – Tịnh làm cho con người giảm căng thẳng nên có khả năng ngăn ngừa và trị được bệnh.

    Mặc dầu Thiền – Tịnh không thể thay thế thuốc, nhất là các bệnh thuộc loại do vi trùng và cấp cứu, nhưng chữa bệnh bằng Thiền là chữa cái gốc, chữa căn bệnh theo phương châm “An vui thì khỏe mạnh, ưu phiền là ốm đau”. Hoặc như nhà Phật thường nói “Tâm làm chủ, tâm tạo tác, hư nên đều do tâm chủ hữu”.

   Ngoài ra, thuốc nhiều lúc bị phản ứng phụ, hết bệnh nầy sinh bệnh khác. Còn thực hành Thiền -Tịnh không có các phản ứng tiêu cực ấy lại vừa không tốn tiền, không mất nhiều thì giờ (mỗi ngày cần hai lần, mỗi lần tối thiểu 10 phút là có kết quả ngay). Người thực hành không cần chen lấn hoặc xin phép ai vì Thiền - Tịnh không có ai sở hữu, và là một nguồn suối tâm linh miên viễn vô tận trong tôn giáo và triết học Đông phương, không bao giờ hết.

   Cư sĩ Hồng Quang tiếp, nếu Thiền - Tịnh được đưa vào học đường thì học sinh và sinh viên có cơ hội thông minh hơn, đẹp hơn, ngăn ngừa bệnh tật. Nếu Thiền –Tịnh được áp dụng vào nông thôn thì dân chúng sẽ khỏe mạnh hơn, ngân sách chi tiêu y tế được giảm thiểu và kinh tế gia đình làng xã được phát triển. Do đó, có thể nói THIỀN-TỊNH là phương tiện không tốn kém mà rất hữu hiệu thiết thực cho việc canh tân đất nước.

   Tại Mỹ, Thiền đã và đang đi vào bệnh viện, học đường, quốc phòng, thể thao…để nâng cao năng lực và hiệu quả của các ngành nghề. Rất nhiều thiền sinh là những nhân vật nỗi tiếng như: Goldie Hawn, Shania Twain, Heather Graham, Richard Gere và Al Gore (cựu phó Tổng thống Mỹ). Tổng thống Obama cũng ngồi thiền.

 


 

 

     Cư sĩ Hồng Quang chỉ vào hình 6 cảm xúc  do Bác sĩ PAUL EKMAN  đề nghị và gợi ý sinh viên có thể sử dụng mô hình minh họa nầy cho việc thuyết pháp sẽ có hiệu quả và thực tế hơn. Cụ thể là, theo mô hình 6 cảm xúc: giận hờn, ngạc nhiên, khinh và ghê tởm, buồn rầu, an lạc, sợ hãi, chỉ có cảm xúc VUI, hay nói khác đi là tâm Từ Bi Hỷ Xả sẽ làm cho bạch huyết cầu gia tăng, hệ miễn nhiểm mạnh nên cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn và vi trùng; hai đạo quân tạo nên bệnh tật. Trái lại, giận hờn, ghê tởm (tức là SÂN SI)… làm cho hệ miễn nhiểm yếu đi và bệnh tật phát sinh. Nếu biết áp dụng một cách sáng tạo thì có thể dùng mô hình sáu cảm xúc nầy để giải thích cho phụ huynh và giáo viên hoặc cho những ai nghĩ sai lầm là “Thương con thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho bùi” nên thường hăm dọa hoặc đánh đập trẻ em lúc chúng cứng đầu, dễ tạo tâm bệnh và thân bệnh cho các em. Tứ Diệu Đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi cũng có thể diễn giảng bằng cách dùng các mô hình nầy. Những người thất bại trong trường đời như hôn nhân khủng hoảng, cơ nghiệp tiêu tan cũng có thể dùng các mô hình nầy để khuyên giải …

 

   Với hình Chiếc bánh Hạnh phúc do sự nghiên cứu của giáo sư Sonja Lyubomirsky, một lần nữa làm chứng cho môn Duy thức học Phật giáo về Bản hữu chủng tử và Tân huân chủng tử. Căn cứ vào duy thức học của đạo Phật và công trình nghiên cứu hai mươi năm của giáo sư Sonja, các “bạn trẻ” có thể tạo cho quốc gia một thế hệ tương lai Thông minh hơn, mạnh khỏe hơn, đẹp hơn và sống lâu hơn. Vì yếu tố di truyền từ cha mẹ cho con (bản hữu chủng tử) là 50%. Cha mẹ thông minh, vui tính, từ bi hỷ xả thì đứa con sinh ra có thể được thông minh và hiền hòa…như bố mẹ.

      Theo hình trên, người con tự tạo cho mình 40%  (tân huân chủng tử) bằng cách noi gương cha mẹ làm các việc lành, vui vẻ yêu đời thì đứa con của họ có cơ hội được di truyền đến 90% từ ông bà nội và ông bà ngoại cọng với di truyền trực tiếp của bố mẹ.

     Với mô hình của chiếc bánh hạnh phúc nầy chúng ta cũng có thể cố vấn cho những cặp vợ chồng để có thể có được những đứa con gần giống với ý muốn, có thể chúc cô dâu chú rễ trong các lễ thành hôn. Và qua đó cũng cho thấy Tứ vô lượng tâm; Từ Bi Hỷ Xả, yêu đời yêu người mà Phật đã dạy là một trong những yếu tố cần thiết rất tốt không những cho gia đình, xã hội mà còn trực tiếp cho bản thân của người thực hành.

    Trong tất cả các buổi giao lưu ông nói, người phật tử Việt Nam rất được hãnh diện mình là Phật tử. Đạo Phật được thế giới bầu chọn là một tôn giáo vĩ đại nhất của nhân loại, trên có Giáo hội chỉ đạo, dưới có chư Tăng Ni dắt dìu, Phật tử nên cố gắng tu học để lợi mình lợi người.  

   Cư sĩ Nguyên Hiển, không những hiểu biết về Tây học với học vị bác sĩ mà còn giỏi về Đông phương học. Ông đã dịch một số kinh bằng chữ Hán ra tiếng Việt và tiếng Anh. Hội Phật học Tuệ Quang, ông là Chủ tịch, đang hoàn thành việc phiên âm và sơ dịch Đại Tạng Kinh từ Hán ra Việt. Link: http://daitangvietnam.com/

     Cư sĩ Nguyên Hiển, với kinh nghiệm và nguyên cứu của một bác sĩ, ông khuyên nên tránh các thức ăn có nhiều muối, nhiều đường, nhiều dầu, mỡ và bột ngọt. Trái lại nên dùng rau củ, quả sẽ có lợi cho sức khỏe nhiều hơn. Nước dừa, đậu nành, các loại đậu có màu (đỏ, đen…) sẽ rất tốt cho sức khõe.

- Đậu nành: 57% (bổ tim, chống ung thư). Vui lòng xem links:

http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=79

-  Đậu lentils: 35% (giúp điều tiết đường trong máu), link: http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=52

-  Đậu đỏ: 27%. (bổ máu và chống lão hóa), link: http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=89

-  Cây Chùm ngây (cây độ sinh) cung cấp cho cơ thể 4 lần chất calcium hơn sữa, 7 lần vitamin C hơn cam, 3 lần chất potassium hơn chuối v.v..

Nguồn: http://www.vnbaolut.com/ChuongTrinhTrongCay.pdf

http://www.tangthuphathoc.net/chay/02-tonghopmotsothongtinvecaychumngay.htm

Các buổi thuyết trình, thính chúng rất vui nhộn, hoan hỹ vì đề tài hấp dẫn, mang tính khoa học, thực tiển và bổ ích.

    Hai cư sĩ kính lời tri ân cơ quan chức năng, ban Tri sự tỉnh hội Phật Giáo, quý ban Giám hiệu trường và Học viện, ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là cư sĩ Diệu Nhân Nguyễn Xuân Loan, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các buổi giao lưu THIỀN  và DƯỠNG SINH cần thiết và bổ ích nầy.

 Diệu Nhân

 

 

TP. HCM

 

 

Trường Trung cấp Phật học Đà nẵng

 

               

HT. Thích Chơn Tế & TT.TS Thích Nguyên Đạt, Hiệu phó HV Huế

 

                 Chứng minh gồm có: HT Trí Hải, HT Thiện Tấn và HT. Chánh Huyền

 

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng trị

 

CLB Thanh niên chùa Quán sứ, HN

 

CLB Cựu chiến binh Phật tử

 

Câu lạc bộ Cựu chiến binh Hà Nội

 

Nguon: http://giaodiemonline.com/2012/05/thien01.htm

Các tin đã đăng:
Về đầu trang