Nói một cách khác vùng này
chuyên về bản năng. Bản năng là những hành động tự động (automatic)
không qua sự kiểm soát của suy luận (rational thinking). Thí dụ khi ta
đói mà đứng trước thức ăn ngon thơm phức thì tự nhiên ta chảy nước
miếng, muốn cầm lên ăn liền, không cần biết thức ăn đó ta đã mua hay
đang bày bán trong tiệm ăn. Khi tiếp xúc với người phụ nữ sexy, thi
người nam sẽ có những ham muốn tình dục, không cần biết người đó là vợ
mình hay vợ người bạn.
Ở
thế giới loài thú bản năng tự nó điều chế. Mùa xuân đến khi nguồn thực
phẩm nhiều thì con thú ăn nhiều và sinh sản nhiều. Những con thú đầu đàn
thì do cơ thể tiết ra nhiều hormones, chúng mạnh khỏe, chiến thắng
những con thú đực khác nên có quyền chiếm lấy nhiều con thú cái trong
đàn để truyền giống tốt cho đàn thú. Bản năng không cho những con thú
giết nhau một cách vô ích, chỉ giết để đủ ăn mà thôi. Ngoài ra chiến
tranh không xảy ra ở loài thú. Loài thú không thù ghét nhau vì ý thức hệ
và giết chết nhau vì ý thức hệ. Những hành động qua bản năng rất thực
tế và cụ thể (concrete) và có tính chất giữ sư cân bằng chung cho thế
giới sinh vật. Con thú nào đáp ứng tốt với hoàn cảnh thì sẽ sống sót để
truyền giống nòi. Cái hạn chế của bản năng là nó không sáng tạo, nó chỉ
là một chu kỳ lập đi lập lại để bảo trì sự hiện diện của cơ thể vật chất
trên thế gian.
Trong quá trình phát triển của não bộ, vỏ não (cortex) của loài người tiền sử bỗng nhiên phát triển một cách bất bình thường. Nhờ
sự phát triển của thùy trán (frontal cortex) mà tia sáng ý thức dần dần
hiện ra và sự phân biệt giữa tôi và ngoại cảnh được rõ nét hơn. Sự
ý thức này giúp loài người tập sử dụng công cụ và dùng lửa để chế biến
thức ăn. Họ tìm cách giữ được lửa và có được ánh sáng trong đêm tối để
bảo vệ sinh mạng mình. Với sự ý thức đó con
người phân biệt được nhiều âm thanh khác nhau và dùng âm thanh để diễn
tả ý muốn. Con người nói và hiểu được ngôn ngữ là nhờ phần thùy thái
dương (temporal lobe), là một vùng của vỏ não giúp liên kết âm thanh và ý
nghĩ. Khi y thức phát triển thêm một bậc nữa thì con người biết dùng
đến những biểu tượng để ghi lại lời nói và sau đó dùng biểu tượng là con
số để tính toán. Ngôn ngữ và toán học làm nền tảng cho một xã
hội phức tạp hơn. Nhờ chữ viết và toán học, những hiểu biết của con
người được lưu truyền sau khi họ chết. Vốn liếng kiến thức đó dần dần
tạo ra những xã hội phức tạp. Nói một cách khác văn hóa sinh tồn là do
con người biết sử dụng “lửa” bên trong (ý thức) để chế biến những khái
niệm thành sản phẩm của xã hội và được các thế hệ tiếp nổi cải thiện
càng ngày càng tốt hơn.
Tuy
nhiên sự phát triển nhanh chóng của võ não sanh ra ý thức cũng có cái
tai hại của nó. Con người ý thức muốn mình tách rời khỏi tập thể, muốn
thực hiện ý kiến (opinion) của mình mà không dựa trên sự hoạt động hòa
hợp của tập thể. Cái tai hại hơn là họ chưa có khả năng mở rộng tầm ý
thức xa hơn cá nhân mình, họ lầm nhận những ý kiến qua cảm nhận chủ quan
(subjective perception) như là sự thật. Mười người có mười “sự thật” ảo
giác không gắn liền với thực tế. Nói một cách khác ở giai đoạn này sự
phát triển của não bộ chưa đủ để con người có được cái ý thức tập thể,
mà chỉ có được ý thức cá nhân rồi họ phóng (project) cảm nhận chủ quan
ra ngoài biến thành “sự thật” của họ. Ðây là nguồn gốc của cái “tôi”, từ
đây sanh ra vô số vấn đề trong xã hội. Bình đẳng và tự do không thể nào
có được khi hàng ngàn đến hàng triệu cái “tôi” với những ý kiến khác
nhau sống chung đụng với nhau. Ai cũng cho rằng mình đúng và kẻ khác
sai, hoặc hiểu lầm do suy bụng ta ra bụng người.
Khi
nghiên cứu những xã hội nguyên thủy thì ta thấy rằng xã hội phong kiến
(vua cai trị toàn dân) hiện ra đầu tiên. Nguyên nhân là xã hội nay theo
khuôn mẫu bản năng, kẻ mạnh cai trị kẻ yếu như trong đàn thú. Nhưng vấn
đề là ở thế giới bản năng, con thú đầu đàn sẽ nhường quyền đó cho con
khác khi nó già yếu và những hành động của nó xảy ra trong khuôn khổ bản
năng có lợi cho cả đàn thú. Riêng ở loài
người, kẻ nắm quyền thường hay lợi dụng và huy hiếp những người yếu thế
và muốn cầm quyền mãi mãi khi mà mình không còn khả năng nữa. Ðó
là vì con người có cái “tôi”, muốn đem lợi ích đến và giữ cho riêng mình
hay gia đình mình. Từ đó sanh ra biết bao nhiêu sự mất công bằng và đàn
áp (mất tự do) trong xã hội. Thuế cắt cổ, dân nghèo không ngóc đầu lên
nổi, thiên nhiên bị tàn phá do con người lạm dụng khai thác thiên nhiên
quá độ, chiến tranh, đảo chánh xảy ra khá thường xuyên. Từ khi lịch sử con người được ghi nhận thì không có thời đại nào mà không có chiến tranh xảy ra. Con người càng tiến bộ thì vũ khí có thể giết càng nhiều người và tầm giết người càng xa.
Tôn
giáo ra đời có lẽđể tránh loài người tuyệt chủng. Trong bài viết này,
chúng ta không bàn luận có phải các giáo chủ tôn giáo lớn là người siêu
phàm (super human) đã nhìn thấy xa hơn mọi người hay không. Nhưng khi so
sánh những tôn giáo lớn toàn cầu, ta thấy rằng tuy hình thức tín ngưỡng
có khác chớ sự khuyên nhủ làm lành giúp cho nhân loại được sống trong
sự an ninh và tránh ác để tránh diệt chủng là nền tảng chung của các tôn
giáo trụ cột trên thế gian. Tôn giáo đưa ra giới luật và khái niệm
thưởng phạt để giúp con người thay đổi hành động. Giúp con người thay
đổi hành động qua sự thưởng phạt bây giờ tâm lý học gọi là Behavioral
Therapy (Hành động trị liệu). Không cần giải thích cho nhiều (nền tảng
của tín ngưỡng), chỉ cần biết là có những điều cấm kỵ (taboo) khi vi
phạm thì sẽ bị phạt và có những điều tốt khi thực hiện được thì sẽ được
thưởng. Thí dụ nhưđi chùa hay đi lễ thì được Phật phù hộ hay Chúa ban
phước lành (thưởng). Chùa hay nhà thờ là nơi con người có cơ hội làm
nhiều điều tốt lành qua sự noi gương (bắt chước). Phật tử hay con chiên
phải tránh những điều ác được nêu ra trong giới luật, giữ luật còn gọi
là hành động tránh né (Avoidance therapy) để không bị quyến rũ. Có
lẽ tôn giáo khoác lên sự thật tâm lý đơn giản này cái màn lấp lánh của
mầu nhiệm để thu hút người ta thực hiện những lời răn dạy khô khan.
Khi
trí khôn tập thể (collective intelligence) của con người phát triển thì
có lẽ những tôn giáo hợp lý sẽ ít nguy hiểm hơn là những tôn giáo hay
trường phái của tôn giáo đặc nặng về tín ngưỡng. Như
ta đã thấy tín ngưỡng mà không dùng lý lẽ giải thích được sẽ dễ đưa đến
sự hủy diệt của mạng sống, thí dụ như cảm tử quân tự sát để giết những
kẻ ngoại đạo. Giết chết người khác chắc chắn không phải là mục
đích của những giáo chủ nhưng do sự mù quáng hiểu lầm những điều răn của
người cuồng tín. Trong quá trình phát triển của vỏ não với sản phẩm là
trí khôn tập thể thì hệ thống lý luận khoa học dần dần phát triển. Bộ
môn khoa học được phát triển và dần dần tách rời khỏi tín ngưỡng, những
niềm tin không giải thích được. Nói một cách khác, trí khôn tập thể là
sự nhận thức của dân gian theo thời gian. Thí dụ như vài thế kỷ về trước
trí khôn tập thể kém hơn hiện tại, lúc đó người ta chỉ biết đốt đèn cầy
vào đêm. Vài trăm năm về sau, thì con cháu chúng ta bây giờ biết sử
dụng máy điện toán rất giỏi. Vậy nên biết những thế hệ về sau sẽ có trí
khôn tập thể tốt hơn thế hệ trước, đầu óc của thế hệ sau có thể đương
đầu với những suy luận phức tạp hơn. Tục ngữ có câu: “Con hơn cha, nhà
có phước” là vậy.
Nhưng
rồi trí khôn tập thể phát triển nhiều cũng có những cái nguy hiểm của
nó. Người ta không giết nhau vì mê tín và tranh chấp tín ngưỡng mà giết
nhau vì ý thức hệ. Những chủ nghĩa được ra đời và con người với sự phát
triển của trí khôn tập thể phát minh ra những vũ khí giết hàng loạt
người, thí dụ như bom nguyên tử. Nói về tâm
lý thì chiến tranh ý thức hệ phản ảnh sự tách lìa trong tâm lý, vỏ não
không có liên lạc chặt chẽ với hệ thống limbic. Chính vì thế con người
không hiểu rõ được nguồn gốc của sự cố chấp ý thức hệ, cho đó là chân lý
chớ không phải là một ảo ảnh chỉ thích hợp cho một thời điểm và hoàn
cảnh nào đó. Sự cố chấp vào đúng và sai khi thời điểm và hoàn cảnh đã
qua sẽ dẫn đến sự mù quáng về ý thức, nói một cách khác con người cố
chấp mất khả năng đáp ứng vào sự thay đổi và hoàn cảnh đổi mới, mất khả
năng thông cảm và hiểu cái đúng tương đối của những ý tưởng đối nghịch
mình. Họ gán cho cái tên “bạn”, “đồng chí” hay “thù địch” và đối xử với
người kia theo sự hiểu biết nông cạn đó. Họ muốn (tham) người
khác theo chủ nghĩa của mình, họ thù ghét (sân) và lo sợ những người có ý
tưởng đối nghịch. Nguyên nhân là do sự thiếu ý thức hoàn cảnh thực tế
(si mê). Trong lúc si mê, con người không có khả năng nhìn một cách
trung thực và toàn diện, vì thế có thể sát hại lẫn nhau dễ dàng.
Một
trong những trường phái của Phật giáo có một phương pháp tu gọi là
“thiền quán chiếu”, người Mỹ gọi là mindful meditation. Khác với pháp
môn cầu nguyện (prayer) để được một đấng linh thiêng như Chúa, Phật Di
Ðà, Quán Thế Âm bồ tát, đức mẹ Maria ban phước lành và rước về nơi an
lạc, pháp môn thiền giúp con người nhìn thẳng vào nội tâm của mình bằng
cách lắng lặng những suy nghĩ (= thiền). Sự
khác biệt giữa trí khôn và trí tuệ là nơi suy nghĩ và lặng suy nghĩ lại.
Suy nghĩ là một loại ý thức sơ cấp vấy động lên một chuỗi hình ảnh, là
kinh nghiệm của quá khứ hay là tưởng tượng ra tương lai. Khi ý
thức chưa phát triển cao thì sự hiểu biết phải dựa trên suy nghĩ, là
những hình ảnh liên quan với nhau của thế giới bên ngoài tạo nên kiến
thức. Trí khôn phát xuất khi đứa trẻ biết suy nghĩ lý luận để ý thức
được một khái niệm trừu tượng của sự tương quan giữa các hiện tượng bên
ngoài (relation between phenomena). Có những
sự tương quan chặt chẽ (Thí dụ định luật của Newton, Force = mass x
acceleration). Nhưng cũng có những sự tương quan ít chặt chẽ hơn như
những luật về xác suất (probability). Sự hạn chế của trí khôn suy nghĩ
là thế giới vật lý và nó mất sự phân giải chính xác (resolution power)
khi dùng nó để hiểu về sự tế nhị của tâm lý. Sự hạn chế của suy nghĩ là nó khó đáp ứng với hoàn cảnh thay đổi khi người ta chấp vào cái đúng sai.
Khi
trí khôn làm nô lệ cho tình cảm tham và sân thì sự tai hại rất sâu đậm
trong đời sống xã hội. Ta ăn cắp đồ nhưng biện hộ cho ta đúng và cho kẻ
khác sai để duy trì lòng tham. Tôn giáo nào cũng khuyên ta nói thật là
vậy, để tránh sự bất công, sát hại lẫn nhau vì quyền lợi. Khi ta tập
nhìn sự thật và nói thật thì ta sẽ trao giồi khả năng của não bộ ý thức
được những tình cảm phức tạp. Khi ta suy nghĩ để tự biện hộ mình thì ta
vẽ sự xảo trá lên sự thật và biến dạng sự thật theo ý ta. Ðó là cái
chiều hướng cố chấp và đi ngược lại với trí tuệ. Trí tuệ là một loại trí
khôn giúp ta nhìn được sự thật nội tâm, khoa học còn gọi là “insight”.
Muốn phát triển trí tuệ thì ta phải thiền, có nghĩa là không theo những
hình bóng ảo tưởng ta cố tình hay vô tình (theo thói quen, theo tập quán
văn hóa) dựng ra. Khi tập không theo những suy nghĩ ảo tưởng thì não bộ
ta rung động chậm lại, và cũng như khi chiếc xe chạy chậm lại thì ta
bỗng nhiên để ý (ý thức) được nhiều điều ven đường. Khi
thiền thì chúng ta ý thức bằng cách trực nhận (instant comprehension,
intuition) được những tình cảm mâu thuẫn của mình và ta sẽ đáp ứng với
hoàn cảnh tâm lý, như bực bội, lo âu một cách dễ dàng hơn. Nói một cách khác khi chưa biết thiền, ta dùng trí khôn làm nô lệ cho tình cảm.
Một
trong những phương pháp tâm lý trị liệu tập cho ta ý thức được nội tâm
là Cognitive Behavior therapy (CBT) do nhà tâm lý học Aaron Beck sáng
tạo để trị bịnh trầm cảm. Ðây là phương pháp dùng trí khôn để kéo tình
cảm về vị trí cân bằng. Ông ta nhận ra rằng con người thường suy nghĩ
theo tình cảm chủ quan của mình và do đó không đáp ứng được với hoàn
cảnh thực tế bên ngoài. Trước ông Beck thì văn hào Nguyễn Du cũng đã
nhận ra điều này: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nói một cách
khác khi ta buồn ta thích suy nghĩ bi quan, nghe nhạc buồn và tìm đọc
những tiểu thuyết buồn. Ta mất khả năng thấy được những dấu hiệu khả
quan chung quanh ta. Kết quả là ta càng ngày càng đi sâu vào nỗi buồn. Ta
có thể biến nó thành bịnh trầm cảm (Major depressive disorder) khi ta
mất ăn, mất ngủ, thái độ chán nản ảnh hưởng đến công việc làm và đời
sống gia đình. Trong quá trình tâm lý trị liệu, bịnh nhân được
giúp nhận thức rằng những suy nghĩ bi quan của mình không có cơ sở thực
tế, khi mình biến đổi những suy nghĩ bi quan thành suy nghĩ tự tin, tham
gia sinh hoạt đoàn thể, được sự cổ động của bạn bè, thì sự chán nản đó
dần dần bớt đi. Bịnh nhân sẽ có cảm nhận về mình trung thực hơn và sự
đáp ứng với hoàn cảnh nội tâm hay ngoại cảnh sẽ tốt hơn.
Thiền, kỷ luật tập cho tâm hồn yên lặng, giúp bịnh nhân thực hiện CBT dễ hơn. Khi
thiền não bộ sẽ rung động chậm lại ở tần số alpha (9-14 Hz). Chỉ có ở
tần số này những vùng của não bộ như vỏ não và hệ thống limbic làm việc
chặt chẽ hơn giúp con người điều hòa (modulate, regulate) tình cảm dễ
hơn. Khi ta suy nghĩ nhiều não bộ rung động với tần số Beta (15- 40 Hz)
nhanh, tạo stress cho hệ thống thần kinh vì tần số này sử dụng năng
lượng rất nhiều. Ai cũng biết rằng khi suy nghĩ lo âu nhiều quá
thì sẽ quên đầu quên đuôi. Khi hệ thống limbic bất ổn tạo ra bực bội hay
căng thẳng cộng thêm đó ta theo tưởng tượng lo âu “đổ thêm dầu vào lửa”
nữa, thì sự mất thăng bằng của hệ thống limbic sẽ tăng dần. Khi tăng
quá độ thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng chăm chú, trí nhớ và khẩu
vị. Kéo dài thêm nữa thì sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ
thể như hệ thống tuần hoàn (tim hồi hộp, palpitation), hô hấp (khó thở,
short of breath), tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng) và hệ thống thần kinh
(chăm chú và trí nhớ kém).
Nói
theo sự phát triển của não bộ thì vỏ não có công dụng nhận ra được hoàn
cảnh bên ngoài và tình cảm bên trong để điều hòa lại hệ thống limbic.
Nhưng nếu ta không biết sử dụng vỏ não, thay vì nhận định hoàn cảnh
ngoại cảnh và nội tâm một cách khách quan, ta tự vẽ lên những hình ảnh
bi quan qua lo âu. Lúc đó não bộ rung động ở tần số beta và sự ý thức
trung thực bị giảm khá nhiều. Khi não rung động ở tần số này thì con người sẽ dễ bị thành kiến và rũ bỏ thành kiến rất khó khăn. Khi
lo âu thì công dụng điều hòa của vỏ não mất đi rất nhiều. Ta mất bình
tĩnh đối phó với hoàn cảnh (over reaction), rồi có thể tạo ra rất nhiều
triệu chứng tâm lý bất ổn. Muốn tăng sự ý
thức hoàn cảnh một cách trung thực và đáp ứng với nó một cách đúng đắn,
chỉ có một cách là làm não bộ rung động với tần số alpha. Chính vì vậy,
muốn áp dụng tâm lý trị liệu CBT một cách tốt đẹp, bịnh nhân phải tập
thư giãn (relaxation) và thiền (meditation). Khi não bộ rung động ở tần
số alpha thì lúc đó bịnh nhân mới có thể rũ bỏ dễ dàng những tư tưởng bi
quan.
Hơn
hai ngàn năm về trước trong kinh Bát Nhã, Phật đã dạy các đệ tử về sự
khác biệt giữa kiến thức (còn gọi là kiến giải) và trí tuệ. Ý
thức hiểu biết của con người có thể chia thành 5 uẩn (tập họp): Sắc,
thọ, tưởng, hành, thức. Nói theo khoa học não bộ, “sắc” là những sự kích
thích của giác quan (stimuli), như ánh sáng chiếu vào võng mạc của mắt,
âm thanh vội vào màng nhĩ của tai. “Thọ” là cảm giác phân biệt
đầu tiên và sơđẳng mà chưa có sự ý thức phân biệt rõ ràng. Thí dụ như
người bị tai biến mạch máu (stroke) ở vùng ót (occipital lobe), tuy mắt
thấy hình sắc mà không biết đó là gì, có “thọ” mà không có “tưởng”. Giai
đoạn kế tiếp là “tưởng” (recognition), giai đoạn này phải qua thùy thái
dương (temporal lobe) để kết hợp một tập hợp hình sắc thành một vật.
Thí dụ như ta nhìn trái cam và trái banh sơn màu cam, ta phân biệt được
đó là hai vật khác nhau tuy cùng màu và cùng hình dạng. Ta cảm thấy
thích thú khi có được trái cam vì ta nhớ lại trong quá khứ đãăn trái cam
ngon tương tự như vậy. Ðó là nhờ có “hành” (association), gợi lên trí
nhớ, so sánh tốt xấu. Ðây là hoạt động của thùy thái dương. Giai đoạn
cuối cùng là “thức” (awareness) nhận ra cái giá trị hay ý nghĩa của một
biến cố. Quá trình kể trên tạo ra kiến thức hay kiến giải. “Thức” có
được là nhờ sự hoạt động của thùy trán (frontal lobe). Hành động và
quyết định sẽ đi theo nhận thức, tạo ra nghiệp lực (karma). Thí dụ trong
trường hợp trên, khi thấy trái cam trong nhà thì ta cầm ăn liền, trong
khi thấy trái cam trong tiệm, ta quyết định mua nó về nhà ăn.
Như trên ta thấy kiến giải dễ đưa đến sự hiểu lầm vì nó phải qua nhiều giai đoạn như sắc, thọ, tưởng, và hành. Tuổi
già mắt mờ, tai điếc là một hạn chế biến dạng “sắc” tạo ra nhiều hiểu
lầm do lỗi của “thọ” (faulty reception). Khi cơ thể mệt mỏi, ta quên
dừng lại ở bảng stop mặc dù mắt ta mở trao tráo, ta thấy mà không nhận
ra, đó là lỗi lầm của “tưởng” (faulty recognition). Vợ chồng gây gổ với
nhau, chiến tranh ý thức hệ xảy ra là lỗi lầm của “hành” (faulty
association). Như phần trên đã nói, một ngàn người có một ngàn
lối suy nghĩ và liên kết những sự kiện (“hành”) một cách khác nhau. Khi
thọ, tưởng, hành không làm việc chính xác thì sự hiểu biết (thức) cũng
bị sai luôn. Sự hiểu sai đó Phật gọi là kiến giải, bây giờ chúng ta gọi
là kiến thức. Kiến thức hay sự hiểu biết đúng bao giờ cũng thay đổi theo
thời gian và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Kiến thức cũng thay
đổi theo sự trưởng thành của tâm lý. Thí dụ đọc một đoạn kinh vài năm
sau, ta sẽ hiểu khác hơn. Những hiện tượng có hình sắc, từ thô sơ như
vật chất đến tế nhị như suy nghĩ đều thay đổi không dừng, do đó sắc,
thọ, tưởng và hành không bao giờ chính xác một trăm phần trăm. Kiến thức
là một phương tiện chuyên chở thông tin (information vehicle) tốt hơn
là mê tín, lúc tâm thức mù mờ tin vào những chuyện không có. Nhưng so
với trí tuệ thì kiến thức thua xa trí tuệ.
Có
thể vì lý do trên mà Phật gọi những hiểu biết qua suy nghĩ là “vọng
tâm”, tâm không thật, tâm không bền vững. Tuy nhiên ta không thể lìa
vọng tâm để tìm “chân tâm”, cái tâm chân thật được. Cũng như ta không
thể tự tử để tránh khổ được và tìm đến niết bàn hay thiên đàng được. Bỏ
cái này theo cái kia là phương pháp trị liệu bằng tránh né (Avoidant
therapy) không chuyên sâu về trau giồi ý thức đúng (trí tuệ). Phương
pháp này được dùng khi tâm thức chưa phát triển nhiều. Thí dụ cha mẹ cấm
con cái chưa trưởng thành đi chơi khuya. Khi chưa trưởng thành thì đứa
trẻ có thể dùng lý luận không gắn liền với thực tế để biện hộ cho nó.
Trí tuệ (nhận thức đúng) nằm sau vọng tâm. Khi ta để tâm lắng động và
nhận ra 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) là những ảo giác thì chính
lúc đó là nhận thức của trí tuệ. Khi không cố chấp vào hình tướng và
suy nghĩ (vọng thức, kiến giải, vọng tâm) thì chính lúc đó là chân thức,
trí tuệ và chân tâm. Ðây là một hiện tượng tâm lý, một tâm trạng tràn
đầy ý thức yên lặng mà thuở xưa Phật gọi là “giác ngộ”. Nếu độc giả nhận
ra được điều này thì sẽ mỉm cười khi đọc đến đoạn “sắc tức là không;
không tức là sắc” của kinh Bát Nhã.
Nhờ
sự phát triển của khoa học não bộ (neuroscience), khi so sánh những lời
dạy của đức Phật khi xưa thì ngạc nhiên thay, những điều Phật dạy vẫn
còn hợp thời hơn 2 ngàn năm về sau. Ðiều ngạc nhiên thú vị nữa là thời
đó trí khôn cộng đồng chưa phát triển như bây giờ và nhân loại không có
những máy móc tối tân để biện chứng cho những lời Phật dạy. Khi ta đo
điện não đồ (EEG, Electro EncephaloGram) thì thấy rằng ngay cả trong lúc
tâm động với tần số nhanh Beta thì vẫn có tần số trung bình của Alpha.
Nói một cách khác ngay trong cái động có cái tịnh. Có lẽ vì thế mà Phật
đã nói là trong tất cả mọi người, không phân biệt màu da, giai cấp giàu
hèn, đều có “Phật tánh”. Phật tánh có nghĩa là khả năng trở về hay trở
lại cái ý thức yên lặng trong tâm ta. Khi ta nhận thức đúng thì sẽ đáp
ứng đúng với hoàn cảnh bên ngoài. Từ đó mà có câu: tâm bình thì thế giới
mới thanh bình được. Khi ta đem cái tâm động vào cảnh thanh tịnh thì
sớm muộn gì ta cũng biến cảnh thanh tịnh đó thành một nơi xáo trộn. Mọi
nghiệp do tâm tạo là như thế đó. Khi tâm tỉnh thức thì thế giới đau khổ
sẽ tan biến theo, còn khi tâm chưa tỉnh thức thì thế giới lành sẽ biến
thành dữ trong nháy mắt.
(Hình minh họa của tác giả gửi rật tiếc chưa hiển thị được, và sẽ updated trong bài nay sớm)
Phòng
Cố Vấn Tâm Linh Tâm Lý - E-Temple: HoPhap.Net chân thành cảm niệm công
đức chia sẽ kiến thức tâm lý & tôn giáo của Bác sĩ Thái Trung.
Thái Minh Trung, M.D.
Phòng Cố Vấn Tâm Linh Tâm Lý - E-Temple: HoPhap.Net