Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Đạo Phật, Vũ Trụ Học và Tiến Hóa
Tác giả: David Loy, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
30/03/2012 18:11 (GMT+7)


Ngay cả với tất cả những lý thuyết khoa học sâu xa này về khởi nguyên của vũ trụ, tôi gợi lại những câu hỏi quan trọng:  Điều gì tồn tại trước big bang? Big bang đến từ chốn nào? Nguyên nhân làm ra nó là gì? Tại sao hành tinh của chúng ta tiến hóa để hổ trợ cho sự sống?  Mối quan hệ giữa vũ trụ và những thứ hiện hữu đã tiến hóa trong ấy là gì?  Các nhà khoa học có thể gạt qua những câu hỏi này như vô lý, hay họ có thể nhận thức tầm quan trọng của chúng nhưng phủ nhận rằng chúng thuộc lãnh vực thẩm tra của khoa học.  Tuy nhiên, cả những sự tiếp cận này sẽ có hệ quả về những giới hạn tri thức rõ ràng đối với kiến thức khoa học về khởi nguyên vũ trụ của chúng ta.  Tôi không lệ thuộc vào những câu thúc chuyên môn hay lý tưởng của một quan điểm căn bản vật chất trần gian.

 

- Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Có sự vĩ đại trong quan điểm [tiến hóa] này về sự sống, với một vài năng lực của nó, ban sơ[1], đã thổi vào một ít hình sắc hay vào trong một hình sắc; và với việc ấy, trong khi hành tinh này luân chuyển phù hợp với quy luật tương ứng hấp dẫn, từ những hình thức rất đơn giản vô thỉ xinh đẹp nhất và kỳ diệu nhất đã và đang tiến hóa.

 

- Charles Darwin

 

 

 

Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụ là tuần hoàn.  Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn (hoại), và một thời điểm trống rỗng (không), trước khi những hình thức của một vũ trụ mới từ không gian rực rở duy trì.  Không gian ấy, theo Thời Luân Mật Pháp (Kalachakra Tantra), không tách rời với thời vô thỉ, tâm thức phổ quát.

 

 

Những thúc ép của chủ nghĩa vật chất khoa học

 

Một nhận thức rất khác biệt được cung ứng bởi khoa học cơ khí.  Từ những nguồn gốc Âu châu của nó vào thế kỷ mười bảy đến thành quả sau cùng của nó trong thế kỷ mười chín, nó nhấn mạnh vấn đề ấy là cơ chế vô thức tương tác trong không gian đông cứng.  Và những tiền đề này không chỉ là những sự trừu tượng hóa thông minh.  Chúng đã trở thành những tin tưởng về thực tại được chia sẻ bởi văn hóa con người ở địa cầu.  Cấu trúc kinh nghiệm khách quan của chúng không thể không bị ảnh hưởng bởi khái niệm rằng chúng ta là những cơ chế, tọa lạc trong một vũ trụ cơ giới vô thức.

 

Những giả định trước như vậy được trình bày không chướng ngại đến tiến trình nổi bật trong khoa học, công cụ, và kỷ thuật.  Chúng hiếm khi được đặt vấn đề trong những hệ thống niềm tin thông thường nhất trong khoa học hay xã hội.  Chúng ta có thể biết rằng khoa học lượng tử đã khơi mở vật chất cụ thể là những hình thức năng lượng và tiến trình, nhưng chúng ta thích không liên hệ để lưu tâm những hàm ý của sự kiện rằng, với những khám phá như vậy, chủ nghĩa vật chất là tự chuyển biến.

 

 

Từ điểm không đến mạng  lưới toàn cầu

 

Điện động lực lượng tử là một lý thuyết tiên đoán đầy năng lực được phát triển bởi khôi nguyên Nobel vật lý Richard Feynman và những người khác.   Nó đề xuất rằng những hạt ảo, điện tử (electron) và lượng tử (photon) xuất hiện và biến đi từ phạm vi của điểm không, chân không lượng tử bao quát khắp vũ trụ. Điều này là huyền bí tương tự như vũ trụ học Đạo Phật diễn tả bản chất của vũ trụ như thế nào, phát sinh trong không gian rực rở mà là nền tảng của chính tâm thức[2].

 

Một nền văn hóa bị lèo lái bởi kinh tế giống như những gì chúng ta liên hệ đến sự phân chia như những khám phá hơn là phản chiếu trên những gì hay có lẻ được thay đổi bởi chúng.  Nó nhiệt tình đi theo mỗi áp dụng kỷ thuật của vật lý lượng tử - từ chất bán dẫn, tia laser, và quang học sợi đến máy điện toán đến internet.   Nó chuyên chở đến cả ngàn tỉ đô la tác động kinh tế của họ.  Thông điệp là rõ ràng: quên lãng vũ trụ học - đấy là kinh tế, ngu xuẩn!

 

 

Một vũ trụ tiến hóa

 

Nhưng chúng ta có thể thật sự quên lãng vũ trụ học mà không đánh mất dự tính cho chính chủng loại chúng ta chứ?  Chúng ta trước nhất trông thấy sự vĩ đại của thuyết tiến hóa với những khám phá của Charles Darwin về nguồn gốc của sự sống trên mặt đất.  Những gì đúng đắn cho nguồn gốc những chủng loại trên hành tinh của chúng ta không nghi ngờ gì nữa phản chiếu một nguyên tắc phổ quát: chúng ta sống trong một vũ trụ tiến hóa, không chỉ là một máy móc vô tri vô giác.

 

Như Thomas Berry đã chỉ ra, nếu chúng ta khôi phục sự thống nhất nền tảng của tâm linh và vật chất, bị chia tách một cách giả tạo bởi chủ nghĩa vật chất khoa học, câu chuyện khoa học về vũ trụ cũng có thể phục vụ một cách đẹp đẻ như câu chuyện thần thánh mới của chúng ta (new sacred story - Câu chuyện của vũ trụ).  Đối với vũ trụ học Phật Giáo, sự tiến hóa sinh học hiện diện hoàn toàn không có rắc rối gì: lịch sử tự nhiên và lịch sử tâm linh là hai mặt của đồng tiền.  Tâm thức không có bắt đầu của không gian rực rở[3] đã cho sự phát sinh của vũ trụ tiến hóa này và từ một hình thức khởi đầu vô tận vô cùng đơn giản hình thành xinh đẹp nhất và kỳ diệu nhất đã và đang tiến hóa.  Nhưng nó  không tránh khỏi rằng những hình thức vô chung sẽ tiếp tục để tiến hóa trong một cung cách tự nhiên.

 

 

Tin tức lớn nhất cho 65 triệu năm

 

Sự tự sáng tạo của Trái đất cuối cùng đã tiếp tục trong 4.5 tỉ năm.  Hình thức của đời sống sinh học bộc khởi như một đơn bào khoảng 3.8 tỉ năm trước đây. Đời sống đa bào ở tuổi một tỉ năm.  Chủng loại con người "cầu trúc hiện đại" là khoảng một phần tư triệu tuổi.   Như Wes Nisker viết trong Kinh Tiến Hóa (Evolution Sutra) của ông ta, chúng ta chỉ là một loại động vật mới trên mặt đất.

 

Những hình thức truyền thừa sự sống ấy đã được tiến hóa phối hợp qua những thử thách ngoại hạng của tiệt chủng và thay đổi.  "Những sự kiện tiệt chủng" đã xảy ra khoảng 440, 360, 245, và 208 triệu năm về trước.  Lần thứ năm xảy ra 65 triệu năm trước đây, khi một khối đá trời khổng lồ đụng vào bán đảo Yucatan[4].  Những loài khủng long bị quét sạch, chấm dứt kỷ nguyên của những loài bò sát khổng lồ và bắt đầu kỷ  nguyên của động vật có vú như chúng ta - Kỷ Đại Tân Sinh - the Cenozoic.

 

Những nhà sinh vật học và khoa học trái đất đồng ý rằng trong thế kỷ 21, sự tiệt chủng thứ sáu đã bắt đầu, và nguyên nhân duy nhất làm ra là một chủng loại đặc thù: chúng ta. San hô ngầm có lẻ là hệ thống sinh thái học toàn bộ thứ nhất bị xóa sổ khỏi Trái Đất bởi hành vi của con người.  Một phần tư những chủng loại cây cò và động vật có thể biến mất vào năm 2050,  một khủng hoảng tiến hóa liên hệ đến sự đổ vở khí hậu địa cầu nhưng thường bị làm lu mờ bởi nó.  Trong căn bản, kiểu mẫu kinh tế hiện đại đang thúc đẩy toàn bộ đời sống trên Trái Đất đến những cực điểm (tipping points) cho cả hệ thống vi sinh đa dạng và hệ thống khí hậu.

 

Đây có thể hoàn toàn có thể là tin tức lớn nhất trong 65 triệu năm, nhưng nó hiếm khi được trình bày như tin tức chính thức gì cả, bởi vì nó đưa lên những câu hỏi cấm kỵ cho xã hội phát triển công nghiệp mà chúng ta đi đến cho là đương nhiên.  Chúng ta tốt hơn đừng nghĩ về những hàm ý hay những liên hệ mật thiết đối với lối sống của chúng ta ngày nay, và chủ nghĩa tiêu thụ được cung cấp bởi quảng cáo và sự tuyên truyền liên hợp thúc đẩy chúng ta đừng phiền tới.  Thật an  lòng hơn để tiếp tục với thể thao!  Nhưng những câu hỏi lo âu vẫn hiện hữu.  Tại sao chúng ta đang liều lĩnh với sự sụp đổ của tiến trình tiến hóa phổ quát? Chúng ta không ở đây để tồn tại và thành công chứ? Tại sao hành tinh chúng ta đã tiến hóa để hổ trợ sự sống bằng mọi cách?

 

First published on the Huffington Post, 26.2.2012

Nguyên tác: Buddhism, Cosmology & Evolution

Ẩn Tâm Lộ ngày 20-3-2012

http://www.ecobuddhism.org/wisdom/editorials/bce/

 

 


[1] Một vài trích dịch khác của đạo Tin Lành, chỗ này có thêm chữ creatior - đấng tạo hóa.

[2] Linh quang, tịnh quang, ánh sáng trong suốt, clear light tương đồng với buddha-nature hay Phật tính

 

[4] Một tiểu bang của Mexico.

http://www.daophatngaynay.com/vn/pg-nganh/khoa-hoc/10561-Dao-Phat-Vu-Tru-Hoc-va-Tien-Hoa.html

Các tin đã đăng:
Về đầu trang