Trên Bán nguyệt san Văn Hóa
Phật Giáo, số 144 - 145, ra ngày 1-1-2012 (Số đặc biệt mừng xuân Nhâm Thìn
2012) có bài viết của Trần Kiêm Đoàn (TKĐ) nhan đề Cá nghe kinh. Bài viết có
thể phân làm 3 phần căn cứ theo ba tiêu đề được in đậm nơi đầu mỗi phần: Một:
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái… (Bđd, trang 16-17); Hai: Đại tạng kinh Việt Nam
(trang 17-19); Ba: Thiền môn nhật tụng (trang 19). |
Nơi phần hai: Đại Tạng Kinh Việt Nam (ĐTKVN) người viết đã nói về
một số vấn đề liên quan đến ĐTKVN và ĐTK chữ Hán, trong ấy có mấy điểm theo
chúng tôi là chưa rõ, chưa thỏa đáng. Chúng tôi, với tư cách là người học Phật,
trong hơn 15 năm qua đã có những quan tâm nhất định đối với ĐTKVN và ĐTK chữ
Hán(1), chúng tôi cũng đã góp chút công sức của mình vào quá trình
Việt dịch, biên tập, đọc duyệt, góp phần hình thành và hoàn thành ĐTKVN(2).
Ở đây, trong tinh thần tôn trọng sự thật, cần làm sáng rõ để bảo vệ sự thật,
xin được lần lượt góp ý, trao đổi với TKĐ về một số vấn đề có liên quan đến
ĐTKVN và ĐTK chữ Hán đã được đề cập nơi phần hai của bài viết kia.
I.
TKĐ viết: “Ngoài nước, năm 2004, kẻ viết bài này được tham gia Hội đồng
phiên dịch ĐTKVN từ Hán tạng. Đây là một dự án sử dụng phần mềm của những
chương trình chuyên dịch tinh tế và hiện đại của vi tính vào công trình phiên
dịch. Tất cả 2.372 bộ kinh trong Hán Tạng được phiên âm và lược dịch bằng máy
vi tính trong vòng 28 giờ. Các bộ kinh ngắn chỉ cần dưới 10 giây đồng hồ. Các
bộ kinh lớn như Hoa nghiêm (80 quyển) dịch trong 11 phút, bộ Đại trí
độ luận 17 phút và bộ Đại Bát-nhã (600 quyển) 50 phút…”. (Bđd, trang 18/1,2).
Phần
góp ý, trao đổi
1. Chúng tôi không rõ là Hội đồng Phiên dịch ĐTK Việt Nam từ Hán Tạng mà vào năm 2004,
TKĐ được tham gia là do ai tổ chức, điều hành? Do Giáo hội Phật giáo Việt Nam
hiện tại thông qua bộ phận đại diện ở nước ngoài, hay là do các tư nhân (tu sĩ,
cư sĩ) ở ngoài Giáo hội, đã đề xuất cùng bảo trợ? (Ví như ĐTK Linh Sơn Pháp
Bảo, do Hòa thượng Tịnh Hạnh, hiện định cư ở Đài Loan, sáng lập và bảo trợ,
hoạt động từ năm 1994. Đã in được Tạng kinh Việt Nam gồm 70 tập: Việt dịch từ 17 tập
(Tập 1 --> Tập 17) nơi tạng kinh của Đại tạng kinh Đại chánh tân tu
(ĐTK/ĐCTT). ĐTKVN do Thượng tọa Tuệ Sỹ chủ biên, đã in các kinh thuộc tạng
Thanh văn, ĐTK Tuệ Quang do cư sĩ Nguyên Hiển (bác sĩ Trần Tiễn Huyến) đề xuất
cùng bảo trợ, hoạt động từ năm 2006, Việt dịch gần xong tạng Luận: Việt dịch từ
8 tập (tập 25 --> 32) nơi tạng luận của ĐTK/ĐCTT…)(3).
Theo chỗ chúng tôi được biết, thì vào khoảng đầu quý 3-2006, sau Hội thảo
mang tính quốc tế do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ
Chí Minh, thì Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh - người có tham dự Hội thảo - đã thuyết
trình tóm tắt về công việc Việt dịch kinh Phật từ Hán tạng để góp phần hoàn
thành ĐTKVN bằng máy vi tính. Sáng hôm sau, bác sĩ Trần Tiễn Huyến - anh ruột
của Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh, người đã đề xuất cùng bảo trợ ĐTK Tuệ Quang, đã tổ
chức cuộc họp mặt tại Nhà hàng Phú Xuân, 128 Đinh Tiên Hoàng, quận I, TP.HCM.
Một số vị tham dự cuộc họp mặt này sẽ được mời tham gia vào Ban Phiên dịch ĐTK
tiếng Việt của ĐTK Tuệ Quang. Trong buổi họp mặt ấy, Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh
cũng có nói qua về phần Việt dịch kinh Phật từ Hán tạng bằng máy tính.
Sau đấy khá lâu, trên nhật báo Thanh Niên xuất bản tại TP.HCM, có bài
viết giới thiệu Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh, nhà khoa học đã chú ý nhiều đến giá
trị dinh dưỡng của các thứ rau quả, kể cả loại rau muống của quê hương Việt
Nam. Bài viết ấy cũng dành một số dòng để nói đến công trình Việt dịch kinh
Phật từ Hán tạng bằng máy vi tính do Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh đề xuất và thực
hiện, với những thành tựu như…
Như vậy, phải chăng “Dự án sử dụng phần mềm của những chương trình chuyên
dịch tinh tế và hiện đại của vi tính…” mà TKĐ đã nói ở trên chính là sáng kiến
của Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh, thuộc ĐTK Tuệ Quang do bác sĩ Trần Tiễn Huyến sáng
lập cùng bảo trợ? Nếu đúng như thế, thì chúng ta cần biết thêm: Ngay trong buổi
họp mặt đầu tiên kia, Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh đã đưa ra một vài thành phẩm Việt
dịch bằng máy vi tính và khẳng định: thành phẩm Việt dịch này là chưa thể sử
dụng được, cần có sự tiếp tay của chư vị (chỉ cho những vị sẽ tham gia vào Ban
Phiên dịch của ĐTK Tuệ Quang). Rồi từ quý 4-2006, khi 2 bộ phận Việt dịch của
ĐTK Tuệ Quang bắt đầu hoạt động (một ở TP.HCM, Việt dịch tạng Luận. Một ở Huế,
Việt dịch tạng Kinh) đều Việt dịch theo phương pháp thông thường, thì đã chứng
tỏ: thành phẩm Việt dịch kinh Phật từ Hán Tạng do máy vi tính thực hiện là
không thể sử dụng được (sẽ nói rõ hơn ở phần sau).
2. “Tất cả 2.372 bộ
kinh trong Hán Tạng…”
Con số 2.372 bộ kinh trong Hán tạng… mà TKĐ đã nêu ra như thế là căn cứ
theo sự tổng kết từ một tài liệu nào? Dựa theo một ĐTK chữ Hán (Hán tạng) nào?
Vì thực tế là có khá nhiều ĐTK chữ Hán, qua đấy, số lượng Kinh, Luật, Luận được
tập hợp là không như nhau. Chữ Bộ kinh ở đây được hiểu là tên kinh? Như viết
“Các bộ kinh lớn như Hoa nghiêm (80 quyển)…” Nhưng nói đến các Bộ kinh
lớn như Hoa nghiêm… thì phải nói đến khía cạnh Dịch trùng (Một bản kinh chữ
Phạn có nhiều bản Hán dịch: Như kinh Hoa nghiêm có 2 bản Hán dịch: Bản
60 quyển, do Đại sư Phật Đà Bạt Đà La: Giác Hiền (359 - 429) Hán dịch vào năm
418 TL đời Đông Tấn (317 - 419). ĐTK/ĐCTT, tập 9, N0278, 60 quyển.
Bản 80 quyển, do Đại sư Thật Xoa Nan Đà: Hỷ Học (652 - 710) Hán dịch vào năm
695 TL, đời Đường - Võ Tắc Thiên (624 - 705). ĐTK/ĐCTT, tập 10, N0279,
80 quyển(4) và vấn đề kinh chính cùng kinh biệt hành (Như kinh Hoa
nghiêm, thì 2 kinh N0278 và N0279 là kinh chính. Các
kinh mang số hiệu từ 280 đến số hiệu 297 có trong tập 10 ĐTK/ĐCTT là những kinh
biệt hành của kinh Hoa nghiêm)(5). Hoặc cụm từ 2.372 Bộ kinh
trong Hán tạng là chỉ cho toàn bộ các Kinh, Luật, Luận đã được Hán dịch qua các
đời, hiện có, đã được tập hợp nơi một ĐTK chữ Hán? Vì ở phần ví dụ do máy vi
tính Việt dịch, TKĐ đã nói tới luận Đại Trí Độ? Như thế thì dù hiểu theo nghĩa
nào, câu viết: Tất cả 2.372 bộ kinh trong Hán tạng cũng là chưa rõ, chưa thỏa
đáng.
Xin tham khảo một phần nơi bố cục của ĐTK/ĐCTT:
- Tạng kinh: gồm 17 tập (tập 1 --> tập 17) được phân làm 9 bộ: bộ A-hàm, bộ Bản
duyên, bộ Bát-nhã, bộ Pháp hoa, bộ Hoa nghiêm, bộ Bảo tích, bộ Niết-bàn, bộ Đại
tập. Từ kinh mang số hiệu 1 (Kinh Trường A-hàm, 22 quyển) đến kinh sau
cùng mang số hiệu 847 (Kinh Đại thừa tu hành Bồ-tát hạnh môn chư kinh yếu
tập, 3 quyển). Như vậy thì tạng Kinh -
không kể phần Mật giáo, theo ĐTK/ĐCTT gồm 847 tên kinh với 3.268 quyển,
trong ấy, như ở trước đã nêu, cần phải chú ý đến khía cạnh dịch trùng cùng vấn
đề kinh chính và kinh biệt hành. Không nói tới 2 vấn đề này là chưa có cái nhìn
tổng quát và đầy đủ về ĐTK chữ Hán.
- Mật giáo: Do tính chất đặc thù nên toàn bộ Kinh, Luật, Luận, Nghi quỹ… thuộc Mật
giáo đã được ĐTK/ĐCTT tập hợp vào 4 tập: 18, 19, 20, 21, mang tên là bộ Mật
giáo 1, 2, 3, 4: từ kinh mang số hiệu 848 (Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật
Thần Biên Gia Trì) đến luận mang số hiệu 1.420 (Luận Long thọ ngũ minh).
- Tạng Luật: Gồm 3 tập: 22, 23, 24 không phân thành các bộ riêng như nơi tạng Kinh và
tạng Luận, chỉ phân chung làm 3 bộ: bộ Luật 1 (tập 22), bộ Luật 2 (tập 23) và
bộ Luật 3 (tập 24), tập hợp toàn bộ các Luật lớn của các bộ phái, cùng các
Kinh, Luận… nói về Luật, từ Luật mang số hiệu 1.421 (Luật Di Sa Tắc Bộ Hòa
Hê Ngũ Phần, 30 quyển) đến Văn Sám mang số hiệu 1.504 (Bồ-tát Ngũ Pháp
Sám Hối Văn, 1 quyển). Như vậy, tạng Luật, theo ĐTK/ĐCTT gồm có 84 tên
luật, giới bản, kinh luận nói về luật, với 516 quyển. (Tạng Luật không có vấn
đề Dịch trùng cùng luật chính và luật biệt hành)(6).
- Tạng Luận: Gồm 8 tập (tập 25 --> tập 32) và được phân làm 5 bộ: bộ Thích Kinh
Luận, bộ A-tỳ-đàm, bộ Trung Quán, bộ Du Già, bộ Luận Tập. Từ Luận mang số hiệu
1.505 (Luận Tứ A-hàm Mộ Sao Giải, 2 quyển) đến luận sau cùng mang số
hiệu 1692 (Luận Thắng Quân Hóa Thế Bách Du Già Tha Kinh, 1 quyển).
Như thế, tạng Luận, theo ĐTK/ĐCTT gồm có 158 tên luận, với 1390 quyển.
Tạng Luận cũng có một số luận thuộc loại dịch trùng, biệt hành…(7)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc
truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận đã được Hán dịch từ tiếng Phạn,
để từ đấy chúng ta Việt dịch. Các số lượng về tên Kinh, Luật, Luận cùng số
lượng quyển… tức nên căn cứ theo ĐTK/ĐCTT để nêu dẫn là thuận hợp hơn cả (Ngay
từ năm 1973, khi Viện Tăng thống của GHPGVN thống nhất ký quyết định thành lập
Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng: Hòa thượng Trí Tịnh làm trưởng ban, Hòa thượng
Minh Châu làm Phó ban - ngày ấy chư vị còn là Thượng tọa thì Hội đồng nầy đã
chọn ĐTK/ĐCTT của Hán tạng để căn cứ theo đấy mà Việt dịch)(8).
3. Các bộ kinh ngắn
chỉ cần dưới 10 giây đồng hồ. Các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm (80 quyển)
dịch trong 11 phút, bộ Đại Trí Độ Luận 17 phút và bộ Đại Bát-nhã (600
quyển) 50 phút…
- Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin như thế được đăng tải
trên báo chí... phát hành tại TP.HCM. Như ở trên đã nêu dẫn, cách đây khá lâu,
trên nhật báo Thanh Niên, nơi bài viết giới thiệu nhà khoa học Trần Tiễn Khanh,
người viết cũng đã dành một số dòng để nói đến công trình Việt dịch kinh Phật
từ Hán Tạng bằng máy vi tính do Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh đề xuất và thực hiện,
với những thành tựu như thế như thế… chúng tôi vẫn còn nhớ như in cái thông
tin: Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, 600 quyển, máy chỉ dịch trong vòng
50 phút! Vì sao? Là vì thời gian cộng tác với ĐTK Linh Sơn Pháp Bảo (do Hòa
thượng Tịnh Hạnh sáng lập và bảo trợ) chúng tôi đã tốn biết bao là công sức,
trí tuệ, cùng thời gian để biên tập, đọc duyệt bộ kinh đồ sộ bậc nhất ấy, do
chư vị Tăng sĩ, cư sĩ thuộc nhóm dịch ở Nha Trang Việt dịch, trên cơ sở là biên
tập, dịch lại theo bản Việt dịch của Hòa thượng Trí Nghiêm đã thực hiện từ
trước 1975. Một bộ kinh gồm đến 600 quyển, trên 3.000 trang Hán tạng (ĐTK/ĐCTT
N0220, tập 5, 6, 7) dịch sang tiếng Việt là hơn 16 nghìn trang, thế
mà máy vi tính chỉ dịch không đầy 1 tiếng đồng hồ. Thật là kỳ diệu! Tuy nhiên,
vấn đề được đặt ra ở đây không phải là dịch nhanh hay chậm, 50 phút hay 60
phút, mà là thành phẩm dịch thuật ấy có sử dụng được hay không? Nếu không sử
dụng được thì thời gian tuyệt nhanh kia cũng trở thành vô nghĩa. Xin trả lời
ngay rằng: Thành phẩm Việt dịch của máy vi tính đối với kinh Đại Bát-nhã 600
quyển nói riêng, cũng như đối với toàn bộ các kinh Phật nơi Hán tạng nói chung
là không thể sử dụng được, hoàn toàn không thể sử dụng được, kể cả việc dùng để
tham khảo nhằm biên tập hiệu đính. Chúng tôi xin lần lượt biện dẫn như sau:
- Thứ nhất: Bộ tự điển được cài vào máy để máy vi tính Việt dịch là Hán Việt Tự Điển
của Thiều Chửu. Đối với những người Việt Nam hiện đại học Phật, Việt dịch kinh
luận Phật từ Hán tạng thì bộ Tự Điển ấy là sách gối đầu giường, nhưng chỉ mỗi
Hán Việt tự điển thì chưa đủ. Theo chúng tôi, cần phải có ít nhất là các bộ tự
điển, từ điển sau đây để hỗ trợ: a. Khang Hy tự điển: 2 tập, Khải Nghiệp
thư cục ấn hành, Đài Bắc, 1998; b. Hán Ngữ Đại tự điển, Kiến Hoành xuất
bản xã, Đài Bắc, 1998; c. Từ Hải: Tối Tân Tàng Đính Bản, Đài Loan Trung Hoa thư
cục ấn hành, 1994, 4 tập. Về Phật học: a. Phật Học Đại Từ Điển của Đinh
Phúc Bảo, 2 tập, Phật giáo Xuất bản xã ấn hành, Đài Bắc, 1996; b. Phật Quang
Đại Từ Điển, 8 tập, Phật Quang Công Cụ Tùng Thư, 1999… Như vậy, có 2 vấn đề
được đặt ra: Một: Máy vi tính, ngoài Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, sẽ được
cài hết các bộ tự điển, từ điển kể trên. Máy vi tính dịch theo Hán Việt Tự Điển
của Thiều Chửu, trong những trường hợp cần tham khảo để Việt dịch, máy sẽ tham
khảo nơi các bộ tự điển, từ điển kia, kể cả các bộ Tự điển Phật học để dịch.
Đây là điều mà máy vi tính không thể làm được. Hai: Máy vi tính chỉ cài Hán
Việt Tự Điển của Thiều Chửu, theo đấy để Việt dịch. Người tiếp nhận thành phẩm
Việt dịch sẽ căn cứ theo đấy để biên tập, tham khảo các bộ tự điển, từ điển kia
để dịch lại những chỗ mà nơi Hán Việt Tự Điển không đủ nghĩa để máy vi tính
dịch. Điều nầy cũng khó thực hiện, vì lẽ câu văn Việt dịch của máy vi tính là dịch
trực tiếp 1 chặng theo kiểu chữ đâu nghĩa đó. (Một người bạn đã cho biết câu
văn chữ Hán: Sát sinh vi bất thiện, máy vi tính dịch là: Giết sống làm chẳng
lành). Câu văn Việt dịch kiểu như thế thì làm sao đọc được để biên tập? Lại
phải tra cứu nơi các bộ tự điển, từ điển kia để Việt dịch trong rất nhiều
trường hợp Hán Việt Tự Điển không đủ nghĩa. Thời gian cùng công sức bỏ ra để
làm công việc tham khảo và biên tập hiệu đính như vậy thật là vô vị. Vì phải
đọc qua vô số câu văn Việt dịch ngô nghê, vô nghĩa và cũng là rất lâu: Phải gấp
đến 100 lần so với lối Việt dịch theo phương pháp thông thường!
- Thứ hai: Chữ Hán là loại chữ đa nghĩa, một chữ có thể gồm rất nhiều nghĩa. Hán Ngữ
Đại Từ Điển đã cho thấy chữ Nhất (一) chẳng hạn đã có đến 20
nghĩa (Hán Ngữ Đại Từ Điển, sđd, trang 1, cột 1,2). Chữ Hành (行) đọc là Hàng có
15 nghĩa, đọc là Hành có 36 nghĩa… (sđd, trang 341, cột 1,2,3. Trang 342, cột
1..). Trong nhiều trường hợp, người Việt dịch phải suy xét, đối chiếu nhằm chọn
lấy 1 nghĩa thích hợp nhất để dịch. Đây cũng là điều mà máy vi tính không thể
làm được.
- Thứ ba: Máy vi tính chắc chắn cũng không thể phân biệt được đâu là tên người,
tên đất, đâu là sự khác nhau về danh xưng, nhưng lại giống nhau về ý nghĩa giữa
2 hệ Cựu dịch (Từ Đại sư Chân Đế: 419 - 564 trở về trước, đại diện tiêu biểu là
Pháp sư Cưu Ma La Thập, 344 - 413) và hệ Tân dịch (Từ Pháp sư Huyền Tráng, 602
- 664, trở về sau). Sau đây là một số thí dụ (Các từ trong ngoặc đơn là theo hệ
Cựu dịch): Hữu tình (Chúng sinh), Dị sinh (Phàm phu), Bí-sô (Tỳ-kheo), Bí-sô-ni
(Tỳ-kheo-ni), Ô-ba-sách-ca (Ưu-bà-tắc), Ô-ba-tư-ca (Ưu-bà-di), thành Thất La
Phiệt (nước Xá Vệ), vua Vị Sinh Oán (vua A-xà-thế), Tứ niệm trụ (Tứ niệm xứ),
Ngũ uẩn (Ngũ ấm), Nhất sinh sở hệ (Nhất sinh bổ xứ), Trời Đổ Sử Đa (Trời Đâu Suất),
Phả-chi-ca (Pha lê), Vô Cấu Xưng (Duy Ma Cật), Dị thục (Quả báo)…
- Thứ tư: Về khía cạnh cá biệt: Nên chú ý đến cách dùng chữ và diễn câu của Pháp sư
Huyền Tráng. Xin nêu 1 thí dụ về dùng chữ: Nơi các mùi vị thì chúng ta đều
biết: tân (cay), khổ (đắng), cam (ngọt), toan (chua)… Nhưng về vị chua, nơi
toàn bộ các luận do Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch, Pháp sư không hề dùng chữ
Toan (酸) mà chỉ dùng chữ Tạc (酢), trong từ ngữ Thù - Tạc (Chủ mời khách uống rượu là
Thù, khách rót lại cho chủ là Tạc). Chữ Tạc nầy, chỉ nơi Khang Hy Tự Điển (Sđd,
tập hạ, trang 1.991 A - B) và Hán Ngữ Đại Tự Điển (Sđd, trang 1.490, cột 2) mới
ghi rõ: Đọc là Thố, theo Ngọc Thiên, là chua (Toan) --> Khang Hy Tự Điển.
Đọc là Thố, nghĩa thứ 2 là vị chua (Toan vị) --> Hán Ngữ Đại Tự Điển.
Ngoài ra, nơi các bộ luận lớn như Luận A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa, 200
quyển, hơn 1.000 trang Hán Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 27, N01.545), Luận Du
Già Sư Địa, 100 quyển, hơn 600 trang Hán Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 30, N0
1.579). Pháp sư Huyền Tráng thường sử dụng câu văn Hán dịch khá dài, gồm nhiều
đoạn, không theo thứ lớp đường thẳng. Người Việt dịch phải phân đoạn lại, dịch
từng phần rồi ráp lại theo một thứ tự thuận hợp thì mới có thể diễn đạt được ý
nghĩa. Chắc chắn đấy cũng không phải là điều mà máy vi tính thực hiện được.
Tóm lại, sáng kiến dùng máy vi tính để Việt dịch Kinh Luận Phật từ Hán
tạng là một sáng kiến rất đáng trân trọng. Tiếc là thành phẩm của quá trình
dịch thuật ấy là hoàn toàn không thể sử dụng được, kể cả việc dùng để tham khảo
nhằm biên tập, hiệu đính. Như thế, trong hoàn cảnh mà ĐTKVN đã tiến gần tới sự
hoàn thành: ĐTKVN phần Phật giáo Nam truyền đã hoàn thành. ĐTKVN
phần Phật giáo Bắc truyền: Tạng kinh đã hoàn thành gồm 70 tập do ĐTK Linh Sơn
Pháp Bảo thực hiện, một số thư viện lớn nơi thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà
Nội đã có mặt tạng kinh này. Lại thêm một tạng kinh nữa, do Hòa thượng Tuệ Sỹ
chủ biên, đã ra được mấy tập kinh thuộc tạng Thanh Văn… tạng Luận cũng sắp hoàn
thành, do ĐTK Tuệ Quang thực hiện, đang chuẩn bị in 2 tập 25, 26 (theo bố cục
của ĐTK/ĐCTT). Sau tạng Luận, ĐTK Tuệ Quang sẽ tiến hành Việt dịch tạng Luật
(dự kiến trong khoảng 2 --> 3 năm). Trong hoàn cảnh như vậy, thì sự việc ông
TKĐ đưa ra những thông tin về quá trình Việt dịch Kinh Luận Phật từ Hán tạng
bằng máy vi tính hết sức nhanh kia, nhưng hoàn toàn không thể sử dụng được là
có những ý nghĩa gì? Chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài việc khiến cho nhiều người
không có những hiểu biết đầy đủ về quá trình Việt dịch kinh luận Phật từ Hán
tạng - ví như người viết bài nơi nhật báo Thanh Niên kia - càng hiểu lầm, cho
là công việc dịch thuật để góp phần hoàn thành ĐTKVN phần Phật giáo Bắc truyền
là quá khỏe, quá nhẹ nhàng, vì đã được máy vi tính dịch hết cả rồi, chỉ còn
việc ngồi đấy dò lại, hiệu đính... là xong!
II.
TKĐ viết: “Bài Bát-nhã Tâm Kinh của Huyền Trang (chúng tôi đọc là Huyền
Tráng) là bài kinh ngắn nhất trong những bài kinh của Phật giáo. Từ 600 cuốn
của bộ Đại Bát-nhã, Huyền Trang đã rút lại chỉ còn 260 chữ…”. (Bđd, trang 18,
cột 2).
Phần
góp ý trao đổi
Câu viết: “Bài Bát-nhã Tâm Kinh của Huyền Trang” là không đúng. Rồi câu
viết tiếp: “Từ 600 cuốn của bộ Đại Bát-nhã, Huyền Trang đã rút lại chỉ còn 260
chữ…” lại cũng không đúng! Chúng tôi xin lần lượt biện dẫn như sau:
- Thứ nhất: Hầu hết những người học Phật đều biết: Kinh là do Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni thuyết giảng. Cũng có một số kinh do chư vị cao đệ của Đức Phật thuyết
giảng. Có trường hợp, những pháp thoại dài, có giá trị của chư Tổ đã được đệ tử
tôn xưng là Kinh, như Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục tổ Huệ Năng (636 - 713)
(ĐTK/ĐCTT, N02008, tập 48, 1 quyển). Ở Việt Nam, tác phẩm Khóa Hư
Lục của vua Trần Thái Tông (1218 - 1277) cũng được một số dịch giả, nhà nghiên
cứu tôn xưng là Kinh. Riêng về kinh điển Đại thừa, nhất là các bộ kinh lớn thì
vấn đề thời điểm thuyết giảng, thời điểm kết tập đã trở nên phức tạp. Tuy
nhiên, một quan điểm tiến bộ, thuận hợp đã khẳng định: “Nói một cách dứt khoát
rằng, tư tưởng Phật giáo Đại thừa đã có từ thời Đức Phật. Trong thời kỳ Phật
giáo bộ phái, tư tưởng này đã hình thành tương đối rõ ở Đại chúng bộ và xen lẫn
trong giáo nghĩa của các Bộ phái khác…”(9) và kinh điển Đại thừa
phần lớn đều được kết tập sau, nhưng đều theo hướng mở rộng, quảng diễn, tô
điểm theo một cấu trúc độc đáo, đặc thù, mang tính ẩn dụ cao, hàm chứa nhiều
giá trị triết học, văn học. Như vây, đối với kinh Bát-nhã Tâm Kinh (ĐTK/ĐCTT,
tập 8, N0251, 1 quyển, Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch) thuộc bộ
Bát-nhã (theo học giả Kimura Taken, Bát-nhã là bộ kinh được kết tập sớm nhất
của Phật giáo Đại thừa)(10), thì Pháp sư Huyền Tráng chỉ là dịch giả
(Hán dịch) chứ không phải là tác giả để TKĐ có thể viết là “Bài Bát-nhã Tâm
Kinh của Huyền Trang”, bởi lẽ bản kinh tiếng Phạn rất ngắn ấy đã được kết tập
từ mấy trăm năm về trước, trước khi Pháp sư Huyền Tráng (602 - 664) sinh ra ở
Trung Hoa. Bản kinh tiếng Phạn ấy đã được truyền vào Trung Hoa khá sớm, và được
các dịch giả tiền bối như cư sĩ Chi Khiêm (thế kỷ thứ 3TL), Pháp sư Cưu Ma La
Thập (344 - 413) Hán dịch. Theo Hòa thượng Trí Quang thì bản Hán dịch của cư sĩ
Chi Khiêm đã mất, chỉ còn đầu đề: Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Chú(11).
Còn bản Hán dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập mang tên: Kinh Ma-ha Bát-nhã
Ba-la-mật Đại Minh Chú (ĐTK/ĐCTT, tập 8, N0250, 1 quyển). Bản Hán
dịch của Pháp sư Huyền Tráng thì mang tên: Bát-nhã Ba-la-mật Tâm Kinh (ĐTK/ĐCTT,
tập 8, N0251). Sau Pháp sư Huyền Tráng còn có đến 5 bản Hán dịch nữa
(Sẽ nói rõ hơn ở đoạn sau).
- Thứ hai: Ở phần trước, chúng tôi có nói đến bộ Bát-nhã, là bộ thứ 3 trong 9 bộ
thuộc tạng Kinh theo sự phân loại của ĐTK/ĐCTT. Ở đây xin nói thêm: nơi Bộ
Bát-nhã thì kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa (ĐTK/ĐCTT, N0220, tập
5,6,7 600 quyển) là kinh chính, là một đại tùng thư. Các kinh mang số hiệu từ
221 đến 244 là các kinh biệt hành của kinh chính kia. Ví như kinh Ma-ha Bát-nhã
Ba-la-mật, do Pháp sư Cưu Ma La Thập Hán dịch, 27 quyển (ĐTK/ĐCTT, tập 8, N0223)
là thuộc về hội thứ 2 của kinh chính (Hội thứ 2 gồm 78 quyển, từ quyển 401
--> 478). Cũng nên biết kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật này được quen gọi là
Kinh Đại Phẩm, đã được Bồ-tát Long Thọ giải thích, luận giảng, quảng diễn thành
bộ Luận đồ sộ là Luận Đại Trí Độ (ĐTK/ĐCTT, tập 25, N0 1509, 100
quyển, Pháp sư Cưu MaLaThập Hán dịch). Hoặc như Kinh Kim Cương Bát-nhã
Ba-la-mật (ĐTK/ĐCTT, tập 8, N0235, 1 quyển, Pháp sư Cưu Ma La Thập
Hán dịch) là Hội thứ 9 của kinh chính, quyển thứ 577 (Hội thứ 9 chỉ có 1
quyển). Như vậy, theo ĐTK/ĐCTT, Bát-nhã Tâm Kinh chỉ thuộc về bộ Bát-nhã, không
phải là một biệt hành của kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa 600 quyển. Về mối tương
quan giữa 2 kinh dài nhất và ngắn nhất này, ở Việt Nam, hầu như Hòa thượng Trí
Quang là người đầu tiên đã cho Bát-nhã Tâm Kinh là “Bài kinh tinh túy của Đại
Bát-nhã”(12). Chúng tôi, nơi bài viết: Giới thiệu tóm lược về kinh
Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đăng trên Nguyệt san Giác Ngộ số 24, 25 tháng 3, 4
năm 1998, chúng tôi đã nói đến xuất xứ của Bát-nhã Tâm Kinh (Bđd, Nguyệt san
Giác Ngộ số 25, trang 7 - 11): Từ chỗ Bát-nhã Tâm Kinh đã thâu tóm diệu nghĩa
của Đại Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa, cho đến ít nhất là có 6 đoạn nơi kinh Đại Bát-nhã
Ba-la-mật-đa, được xem như là xuất xứ trực tiếp của Bát-nhã Tâm Kinh. Đó là các
đoạn: 1. Phẩm thứ 2: Phẩm Học Quán phần 2, quyển 4: ĐTK/ĐCTT, tập 5, trang 17B
- 17C; 2. Phẩm thứ 3: Phẩm Tương ưng phần 1, quyển 4: ĐTK/ĐCTT, tập 5, trang
22A - 22B. 3. Phẩm thứ 9: Phẩm Vô trụ phần 2 quyển 37: ĐTK/ĐCTT, tập 5, trang
205B; 4. Phẩm thứ 10: Phẩm Hành tướng Bát-nhã, phần 2, quyển 39: ĐTK/ĐCTT, tập
5, trang 222B. 5. Hội thứ 2: Phẩm Quán chiếu, phần 1, quyển 402: ĐTK/ĐCTT, tập
7, trang 11B - 11C; 6. Hội thứ 2: Phẩm Quán chiếu, phần 2, quyển 403: ĐTK/ĐCTT,
tập 7, trang 14A. Chúng tôi cũng đã phiên âm và Việt dịch một đoạn (đoạn thuộc
phẩm thứ 3: Phẩm Tương ưng phần 1, quyển 4: ĐTK/ĐCTT, tập 5, trang 22A - 22B)
để minh chứng. Như vậy là Bát-nhã Tâm Kinh đã rút tỉa cùng đúc kết từ Đại
Bát-nhã Ba-la-mật-đa. (Cũng có thể có người cho là từ Bát-nhã Tâm Kinh đã được
quảng diễn để thành những đoạn văn nơi kinh chính kia). Nhưng người rút tỉa đúc
kết để thành Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa là chư vị kết tập kinh, chứ không phải là
Pháp sư Huyền Tráng như TKĐ đã viết. Vì như ở trên đã nêu rõ bản kinh Bát-nhã
Tâm Kinh tiếng Phạn đã được kết tập ở Ấn Độ từ hàng mấy trăm năm trước khi Pháp
sư Huyền Tráng ra đời. Vả lại, ĐTK/ĐCTT đã tập hợp gồm đến 7 bản Hán dịch
Bát-nhã Tâm Kinh: Ngoài 2 bản Hán dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập (N0250)
và Pháp sư Huyền Tráng (N0251) đã nói ở trên, 5 bản còn lại thì 4
bản là được Hán dịch vào đời Đường, sau Pháp sư Huyền Tráng (ĐTK/ĐCTT, tập 8, N0
252, 253, 254, 255), 1 bản được Hán dịch vào đời Triệu Tống (N0257).
N0256 là kinh Đường Phạn Phiên Đối Tự Âm Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, tức là
“Bản dịch (Bát-nhã Tâm Kinh) chữ đâu nghĩa đó của ngài Huyền Tráng. Chính
8/851”.(13)
- Thứ ba: Phần cuối bài viết đã đăng trên
Nguyệt san Giác Ngộ kia, chúng tôi đã bàn thêm về Bát-nhã Tâm Kinh (Bđd, trang
11 - 13). Xin trích dẫn lại vài đoạn: “Bát-nhã Tâm Kinh mà người Phật tử thường
tụng đọc là Bát-nhã Tâm Kinh theo bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng (ĐTK/ĐCTT, N0251,
tập 8, trang 848C). Ngoài bản dịch này, Hán tạng hiện còn 6 bản dịch nữa, đáng chú
ý hơn cả là bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập, mang tên là: Ma-ha Bát-nhã
Ba-la-mật Đại Minh Chú Kinh (ĐTK/ĐCTT, N0250, tập 8, trang 847C).
Đọc 2 bản dịch của ngài La Thập và ngài Huyền Tráng, chúng tôi nhận thấy, ngoài
một vài tên gọi, thuật ngữ phiên âm, dịch khác nhau, như: Xá lợi Phất (Theo La
Thập), Xá Lợi Tử (Theo Huyền Tráng), Quan Thế Âm - Quan Tự Tại, Ngũ Ấm - Ngũ
Uẩn… bản dịch của ngài Huyền Tráng như thể đã được dựa trên bản dịch của ngài
La Thập mà bỏ bớt đi một số chữ, thêm vào một vài chỗ cần thiết, do đó bản dịch
ấy đã trở nên gọn gàng, hàm súc hơn và nhất là âm vận hết sức hài hòa, được phổ
biến như chúng ta đã thấy (bản dịch của ngài La Thập khoảng 300 chữ, kể cả câu
chú ở cuối kinh; bản dịch của ngài Huyền Tráng khoảng 260 chữ) (Bđd, trang 11/1,2)(13B).
Tiếp đấy, chúng tôi đã phiên âm toàn văn bản Hán dịch của Pháp sư Cưu Ma La
Thập, cho in nghiêng những câu không có nơi bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng
- tức pháp sư đã bỏ bớt, cũng ghi dấu v
ở những chỗ pháp sư Huyền Tráng thêm vào… (Bđd, trang 11/1, 12/1).
Ông TKĐ đã ca ngợi hết lời những giá trị nơi bản dịch của pháp sư Huyền Tráng
là đúng, nhưng cũng chẳng phải là mới mẻ gì, vì từ rất lâu nhiều người đã nói
đến rồi, nói đến một cách hết sức tham bác, quán xuyến và đầy đủ(14).
Nhưng ông TKĐ không biết là trước khi Pháp sư Huyền Tráng ra đời hàng 200 năm,
đã có bản Hán dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập và bản Hán dịch ấy đã có ảnh
hưởng rất đáng kể đối với bản Hán dịch của Pháp sư Huyền Tráng… Thế nên những
nhận định của TKĐ đã nêu là thiếu tính lịch sử, thiếu tính nhân duyên, nên
không công bằng.
Về 5 bản Hán dịch Bát-nhã Tâm Kinh còn lại, chúng tôi cũng
xin được trích dẫn lại một vài đoạn nơi bài viết kia: “Hai vị (Bồ-tát và Tôn
giả) có mặt nơi pháp thoại ấy hầu hết đều được dịch giống như bản dịch của ngài
Huyền Tráng (Bồ-tát Quan Tự Tại, Tôn giả Xá Lợi Tử), riêng bản N0254
- do Đại sư Trí Tuệ Luân Hán dịch vào đời Đường - thì vị Bồ-tát ấy được dịch là
Bồ-tát Quan Thế Âm Tự Tại. Và bản N0253 - do 2 Đại sư Bát Nhã cùng
Lợi Ngôn Hán dịch, thì vị Tôn giả được dịch là Xá Lợi Phất. Về cấu trúc của
Pháp thoại: Năm bản Hán dịch trên đều có thêm phần Mở đầu (Như thị ngã văn nhất
thời Phật tại…) và phần Kết thúc (Đại chúng nghe kinh hoan hỷ
phụng hành)…(15) Phần chính của Pháp thoại nơi 5 bản Hán dịch trên
cũng đều có thêm một vài chi tiết để sự việc diễn tiến rõ ràng hơn: |
Chẳng hạn, sau phần mở đầu thì cho
biết, bấy giờ trong chúng hội có vị Bồ-tát tên Quan Tự Tại thưa với Đức Phật
xin nói về diệu pháp Bát-nhã Ba-la-mật và sau khi được Đức Thế Tôn chấp thuận,
Bồ-tát Quan Tự Tại bèn nhập “Huệ Quang tam muội chánh thọ” chiếu kiến “Ngũ uẩn
tự tánh giai không”, rồi ra khỏi pháp tam muội, gọi Tôn giả Xá Lợi Tử để diễn
nói diệu pháp. (N0252), hoặc sau phần Mở đầu thì Đức Thế Tôn nhập
tam muội “Quảng đại thậm thâm” (N0253) “Quảng đại thậm thâm chiếu
kiến” (N0254) “Thậm thâm minh liễu Tam-ma-địa pháp”(N0255)
“Thậm thâm Quang minh tuyên thuyết chánh pháp Tam-ma-địa” (N0257),
rồi sau khi Bồ-tát Quan Tự Tại nêu bày diệu pháp xong thì Đức Thế Tôn xuất
định, khen ngợi. Hoặc Tôn giả Xá Lợi Tử, thừa uy lực của Đức Thế Tôn, hỏi
Bồ-tát Quan Tự Tại, và Bồ-tát nhân đấy mà diễn nói diệu pháp. (N0253,
254, 255, 257)(15B).
Về văn từ: Vì Pháp thoại qua ngắn mà hàm chứa nhiều
đoạn đối thoại, biện giải... nên 5 bản Hán dịch trên, xét về mặt văn từ đều
không bằng bản dịch của ngài La Thập và tất nhiên là kém thua bản dịch của ngài
Huyền Tráng. (Bđd, trang 12 - 13).
Rốt lại, Bát-nhã Tâm Kinh là như thế, Pháp sư Huyền
Tráng đối với Bát-nhã Tâm Kinh là như thế chứ không phải như TKĐ đã viết.
III.
TKĐ viết: “Ví dụ trong muôn một là
từ Hán Việt có 4 chữ khác nghĩa tách bạch, rạch ròi như ‘không, vô, bất, phi’
thì tiếng thuần Việt chỉ có một chữ ‘không’ tương ứng…”. (Bđd, trang 18, cột
2).
Phần
góp ý trao đổi
Viết như thế là đúng nhưng chỉ đúng một phần rất ít, vì
không nói đến tính chất uyển chuyển của người Việt dịch cùng khía cạnh nhiều nghĩa
của tiếng Việt, thế nên nhận định ấy trở thành phiến diện nếu không nói là
không đúng. Xin lần lượt làm rõ.
1- Chữ Bất:
a. Được dịch là
Chẳng:
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Chẳng thường cũng chẳng đoạn
Chẳng một cũng chẳng khác
Chẳng đến cũng chẳng đi…
(Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất dị
Bất lai diệc bất xuất)
(Trung Luận. HT. Thiện Siêu
dịch 2001, tr.9)
b. Được dịch là Không: “Tôn giả
Thu Tử! Không ấy của các pháp là không sinh, không diệt, không dơ, không sạch,
không thêm, không bớt…” (Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng bất sinh, bất
diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm). (Bát-nhã Tâm Kinh, HT.Trí Quang dịch).
In trong Hai thời công phu 2001, trang 168). Nên chú ý: Ở câu trước:
“Sắc bất dị không, không bất dị sắc” thì Hòa thượng Trí Quang dịch là Sắc chẳng
khác không, không chẳng khác sắc.
c. Được dịch bằng cách để nguyên:
Trong những trường hợp là các pháp môn tiêu biểu, hoặc là những thuật ngữ hàm
chứa ý nghĩa sâu rộng thì chữ Bất nơi các từ kép hoặc cụm từ kia nên để nguyên.
Ví dụ: Pháp môn Bất nhị nơi kinh Duy
Ma (ĐTK/ĐCTT, tập 14, N0475, 3 quyển. Pháp sư Cưu Ma La Thập Hán
dịch). Pháp môn Bất thoái chuyển nơi kinh A Duy Việt Trí Già (ĐTK/ĐCTT,
tập 9, N0266, 3 quyển. Pháp sư Trúc Pháp Hộ Hán dịch). Kinh này còn
có 2 bản Hán dịch nữa: N0267, 4 quyển, N0268, 6 quyển.
Trong ấy có đoạn kinh nói về một cách hàng phục ma rất đặc biệt, kỳ lạ(16).
Quả Bất hoàn (Quả thứ 3 trong 4 quả Sa-môn). Địa Bất động (Địa thứ 8 trong 10
địa của Bồ-tát tu tập đạt quả vị Bồ-đề vô thượng). A-la-hán của Pháp Bất động
(A-la-hán thứ 6 trong 6 loại A-la-hán). Giới Bất định: 2 giới trong 250 giới
của Tỳ-kheo theo Luật Tứ Thần (ĐTK/ĐCTT, tập 22, N01428, 60 quyển.
Đại sư Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm Hán dịch).
Vấn đề dịch bằng cách để nguyên này (Chung cho cả 4 chữ
Bất, Phi, Vô, Không) nên tham khảo quan điểm Ngũ chủng bất phiên của Pháp sư
Huyền Tráng để lãnh hội, tránh lối giải thích nông cạn, cho để nguyên là vì
dịch không được.
2- Chữ Phi:
a. Dịch là chẳng phải, chẳng phải là.
b. Dịch là không, không phải, trái, sai, không đúng.
c. Dịch bằng cách để nguyên: Phi
tình (hữu tình, phi tình). Phi nhân (Hàng phi nhân). Phi phạm hạnh. Phi luật
nghi phi bất luật nghi. Xứ Phi tưởng phi phi tưởng. Quả phi ái (Quả không đáng
yêu thích). Hành phi phước. Phi học phi vô học. Phi trạch diệt… Nên tham khảo
kinh Kim Cương (Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật:
ĐTK/ĐCTT, tập 8,N0235, 1 quyển, Pháp sư Cưu Ma La Thập Hán dịch) do
Hòa thượng Trí Quang Việt dịch, để thấy chữ Phi, Hòa thượng đã để nguyên, sau
đấy thì giải thích, biện dẫn. Chẳng hạn: * Đoạn 7: “Không, bạch Thế Tôn! Không
thể thấy Ngài bằng các đặc tướng, tại sao như vậy? Vì theo Ngài dạy thì các đặc
tướng là phi đặc tướng. Đức Thế Tôn bảo: Trưởng lão Thiện Hiện! Hễ có đặc
tướng, thì đặc tướng ấy toàn là giả dối. Nếu thấy đặc tướng, là phi đặc tướng,
là thấy Như Lai. * Đoạn 10: “…Trưởng lão Thiện Hiện! Gọi là Phật pháp, thì Như
Lai nói là phi Phật pháp. Thế nên Như Lai nói là Phật Pháp”. * Đoạn 21: Kính
bạch Thế Tôn, tuệ giác thật ấy, thì Ngài nói là phi tuệ giác thật, thế nên Ngài
nói là tuệ giác thật…”. (Kinh Kim Cương, HT.Trí Quang dịch. Bản in năm
1987, các trang 21 - 22, 30, 49). Phần Chú giải: “Ví dụ, chúng ta nói A thì
Phật nói A đó là phi A, và đó là tại sao Ngài nói là A. Như vậy, phi A không
phải là B, mà là A tự siêu việt. Có trường hợp là tự phủ nhận, có trường hợp
vừa tự phủ nhận vừa tự siêu việt… Phi là như thật tri kiến các pháp toàn là
như. Nói giản dị một chút, phi là siêu việt: siêu việt khái niệm và diễn tả.
Cho nên A là phi A (là như), và đó là lý do tại sao Phật nói là A…”. (Kinh Kim
Cương, sđd, trang 141 - 142).
3- Chữ Vô:
a. Dịch là không, không có, không gì, không nên.
b. Dịch bằng cách để nguyên: Về
chữ vô, nơi trường hợp này là rất nhiều từ, những từ ngữ, thuật ngữ, đến các pháp
môn, các định… như: vô lượng, vô số, vô biên, vô tận, vô thượng, vô cùng, vô
hạn, vô cực (Độ vô cực: Ba-la-mật), vô vi, vô lậu, vô biểu (Sắc vô biểu. nghiệp
vô biểu) vô phú vô ký. Hữu phú vô ký, vô ngã, vô trụ, vô sở trụ, vô tâm, vô
đắc, vô gián (Địa ngục vô gián), vô minh, vô thường, vô sắc (Cõi vô sắc) vô
nguyện, vô tướng (Ba cửa giải thoát: không, vô tướng, vô nguyện hoặc vô tác. Ba
tam muội: không, vô tướng, vô nguyện. Ba tam muội: không, không, vô tướng, vô
tướng, vô nguyện, vô nguyện), vô úy, vô sở úy, vô học (Bậc Hữu học, Vô học), vô
ngôn (Đỗ khẩu vô ngôn), vô sinh trí, vô sinh pháp nhẫn, vô ngại biện tài, vô dư
y (Niết-bàn vô dư y), vô niệm, vô vị (Vô vị chân nhân), vô danh, vô tướng, vô
tưởng (trời Vô tưởng, định Vô tưởng), vô ích, vô dụng, vô dục, vô giá, Vô lượng
thọ Phật, Vô lượng quang Phật, vô thủy vô chung, vô tình (tình cùng vô tình),
vô tri, vô trí, vô hành Bát A-na-hàm (Loại A-na-hàm thứ 4 trong 5 loại
A-na-hàm)…
c. Khang Hy tự điển (Sđd,
tập thượng, trang 978C), Từ Hải (Sđd, tập trung, trang 2843B) đều cho chữ Vô
cũng có ý nghĩa như chữ Bất. Hán ngữ đại từ điển (Sđd, trang 926/2)
thì chữ Vô, nghĩa thứ tư là phi, bất thị. Chữ Không nghĩa thứ tư là vô, không
có (Sđd, trang 1136/2). Như vậy thì các chữ ấy (Bất, Phi, Vô, Không)
đều có liên hệ với nhau, chứ không phải là “tách bạch rạch ròi” như TKĐ đã
viết.
d. Nơi một vài trường hợp, chữ Vô
còn được dịch là không hề biết, là hoàn tất. Trong Luận du già sư địa (ĐTK/ĐCTT,
tập 30, N01579, 100 quyển, Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch), chúng tôi
đã gặp hơn 1 lần, câu văn Hán dịch đều dùng chữ vô úy để chỉ cho kẻ đoạn dứt
căn thiện, ưa thích sát sinh, đã vô úy đối với báo ứng nơi đời này đời sau nên
rốt cuộc bị đọa vào địa ngục. Như thế, từ vô úy ở đây phải được dịch là không
hề biết sợ hãi.
Hòa thượng Trí Quang, trong phần Lược giải Hồng Danh
(lược giải Hai thời công phu) nơi đoạn 3: Sám hối: Hướng nguyện theo
Hạnh nguyện Phổ Hiền, đã dịch các vị Hữu học là tu học tiếp tục, các vị Vô học
là tu học hoàn tất (Vô: hoàn tất). (Hai thời công phu, sđd, trang 363).
4- Chữ Không:
a. Được dịch là không có, trống không, rỗng không, rỗng
lặng, bao la, cùng tận.
b. Dịch bằng cách để nguyên: không tâm, không vương
(Chư Phật), không sinh, không hữu, không kiếp, không nhẫn, không kiến, không
tông, không tánh, không không. Tam muội không không, không môn, không giới (1
trong 6 giới: địa, thủy, hỏa, phong, không, thức), không tướng, không quán (Một
trong 3 quán: không, giả, trung) không tịch, không vô biên xứ, trời Không vô
biên xứ, địa Không vô biên xứ, định Không vô biên xứ…
c. Không là một phạm trù triết học
lớn của Phật giáo tức là không của Bát-nhã (Tất nhiên chữ không này là để
nguyên). Theo Hòa thượng Trí Quang thì “Không của Bát-nhã thường được gọi là
Tánh không. Không ấy, căn cứ nơi Trung luận, có thể trình bày bằng 3 cách: Một:
Đương sinh vô sinh nên không…; Hai: Duyên sinh nên không…; Ba: Đây mới là chính
xác: Không là ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ biệt…”. (Hai thời công phu,
sđd, trang 432).
Như vậy là quá đủ để thấy rằng không hề có cái gọi là:
“…từ Hán Việt có 4 chữ khác nghĩa tách bạch, rạch ròi như không, vô, bất, phi,
thì tiếng thuần Việt chỉ có 1 chữ ‘không’ tương ứng” như TKĐ đã viết.
Có thể nói thêm về khía cạnh
nhiều nghĩa rất phong phú của tiếng Việt, ví như chữ Hành (行),
chúng ta phiên âm Việt là Hành (Hán Việt): là làm, là đi… (thuần Việt). Từ chữ Hành (Hán Việt) chúng ta có:
hành động, hành vi, hành ác, hành thiện, hành trì, hành hóa, hành tác, hành
đạo, hành tung, hành trang, hành pháp, hành tướng, hành giải, hành hạ, hành
hung, hành chuyển, hành lễ, hành hương. Từ chữ làm (thuần Việt) chúng ta có:
làm người, làm cha làm mẹ, làm vua làm quan, làm thầy làm tớ, làm vương làm
tướng, làm trời làm đất, làm mưa làm gió, làm tình làm tội, làm bộ làm tịch,
làm cao làm phách, làm thân trâu ngựa, làm ma làm quỷ, làm chồng làm vợ, làm
anh làm em,… Từ chữ đi (thuần Việt) chúng ta có: Đi đến, đi tới, đi về, đi về
đâu, đi ra đi vô, đi lên đi xuống, đi ăn, đi làm, đi đêm, đi đêm có ngày gặp
ma, đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi Tây đi Tàu, đi ra nước ngoài, đi mãi, đi biền
biệt, đi đứt luôn, đi mất, đi thi, đi kiện, đi học, đi tu, đi một ngày đàng, đi
biệt xứ, đi chân đất, đi đầu xuống đất, đi guốc trong bụng. Nói chung, tiếng
Việt có các từ Hán Việt, thuần Việt... nên càng phong phú, đủ khả năng để
chuyển dịch về bất cứ lĩnh vực nào, kể cả công việc Việt dịch ba tạng Kinh,
Luật, Luận của Phật giáo từ Hán tạng, không hề có cái gọi là “Khó tránh khỏi
giới hạn liễu nghĩa của từ ngữ” hoặc “Cũng chưa vượt trội ra ngoài giới hạn của
ngôn ngữ” như TKĐ đã viết. Những người học Phật, hơn ai hết, luôn nhận biết
ngôn ngữ, văn tự, dù là của dân tộc nào, rốt cuộc cũng chỉ là những phương tiện
để diễn tả sự vật, để diễn đạt chân lý, là ngón tay ngôn giáo chứ không phải là
mặt trăng chân lý. Thế nên Phật giáo luôn nói đến tính chất “Đường ngôn ngữ
dứt, xứ tâm hành diệt” (Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt), đó là chứng nhập
chân lý, là Đỗ khẩu vô ngôn, là nẻo siêu việt của chân lý đối với ngôn ngữ văn
tự. Tuy nhiên, ở bình diện tục đế, trong chiều hướng tương đối, ngôn ngữ văn tự
vẫn có thể làm tốt nhiệm vụ là ngón tay ngôn giáo giúp hành giả thấy được mặt
trăng chân lý. Đọc bản Việt dịch Bát-nhã Tâm Kinh của Hòa thượng Trí
Quang in trong Hai thời công phu (Hai thời công phu, sđd, trang
168 - 170) cùng những đoạn giải thích (Hai thời công phu, sđd, trang 428
- 437) người đọc cũng có thể hiểu được những gì là diệu chỉ của bản kinh rất
ngắn ấy, cũng hiểu được thế nào là Bát-nhã, thế nào là Không của Bát-nhã, những
gì là Không của Bát-nhã trong Tâm Kinh(17)… Vậy, có gì để TKĐ phải
viết là “Khi chuyển ngữ, người dịch khó tránh khỏi giới hạn liễu nghĩa của từ
ngữ”, hoặc “Cũng chưa vượt trội ra ngoài giới hạn của ngôn ngữ”? Đề nghị ông
TKĐ nói rõ hơn: Thế nào là “Tránh khỏi giới hạn hiểu nghĩa của từ ngữ”? Thế nào
là “Vượt trội ra ngoài giới hạn của ngôn ngữ”? Thế nào là “Một bản Việt dịch
Bát-nhã Tâm Kinh đạt chuẩn mực về sự chuyển ngữ”? để chúng tôi lãnh hội và
nếu cần sẽ xin tranh luận, biện bác nhằm làm sáng tỏ sự thật.(17B)
IV.
TKĐ viết: “Và riêng Phật giáo Việt Nam bị “bóng đè” của
kinh tạng chữ Hán nặng nề đến nỗi đã hơn hai nghìn năm qua mà vẫn chưa có được
một Tạng kinh Việt Nam thuần Việt” (Bđd, tr.17/2).
Phần
góp ý trao đổi
Nhận định này của TKĐ là ở trước nhưng chúng tôi nêu ra
sau cùng là có lý do.
Theo chúng tôi, nói Phật giáo Việt
Nam
bị “bóng đè” của kinh tạng chữ Hán… chỉ là một thứ hư cấu và phóng đại của
người viết. Ở đây không còn là góp ý, trao đổi mà chúng tôi sẵn sàng biện
chính, phản bác để bác bỏ. Tuy nhiên, vì bài viết đã khá dài, nên chúng tôi chỉ
xin đề nghị ông TKĐ giảng nói rõ hơn: căn cứ vào đâu, vào những gì để gọi là
“bóng đè” của kinh tạng chữ Hán? Rồi Phật giáo Việt Nam vì sao lại bị gắn chặt với cái
“bóng đè” ấy? Chúng tôi tất sẵn sàng tham gia tranh luận, biện bác khi được đọc
những giải thích kia. Ở phần trước đấy, ông TKĐ viết: “Bóng đè của chữ Hán Việt
vẫn ngự trị nặng nề trên hầu hết những lĩnh vực tư tưởng, giáo dục và xã hội
Việt Nam”.
(Bđd, trang 17/2). Luận điểm này rõ ràng là đồng dạng với quan điểm:
Gạt bỏ văn học chữ Hán ra khỏi văn học Việt Nam của một vài nhà viết văn học sử
ở Sài Gòn trước 1975, tiêu biểu là ông Phạm Văn Diêu trong sách Văn học Việt
Nam I (NXB. Tân Việt, S, 1961). Xin thưa với ông TKĐ là chủ trương sai lạc
ấy đã hoàn toàn bị xóa bỏ từ hàng nửa thế kỷ, nay không có ai nhắc đến. Lại buồn
cười hơn nữa, vì trước đó hơn 10 hàng, ông TKĐ đã dẫn lời tuyên cáo của Nguyễn
Trãi: “Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”.
Xin nhắc để ông TKĐ nhớ là bài Tuyên cáo của Nguyễn Trãi có tên là Bình Ngô
Đại Cáo, được viết bằng chữ Hán, là thứ chữ mà ông đã cho là bóng đè…, và
câu văn nêu dẫn ấy là bản dịch chứ không phải là nguyên tác.
Lại cho do “bóng đè” ấy nên “đã hơn hai nghìn năm qua
mà Phật giáo Việt Nam chưa
có được một tạng kinh Việt Nam
thuần Việt”, là không đúng, hoàn toàn không đúng.
- Thứ nhất:
Vào thời kỳ chữ Hán là thứ văn tự
phổ thông ở nước ta, thông dụng với triều đình, công sở, trong lĩnh vực giáo
dục, khoa cử, sáng tác, biên khảo... thì Phật giáo Việt Nam không đặt vấn đề
Việt dịch ba tạng Kinh, Luật, Luận. Vì sao? Vì chữ Hán ấy tuy là của người
Trung Hoa, nhưng ông cha chúng ta đã học nó, phát âm khác với người Hán, có ít
nhiều cải biên để hợp với tư duy của người Việt, đã lãnh hội cùng diễn đạt sự
lãnh hội ấy theo một cấu trúc khác hẳn với người Hán, nhất là thứ chữ ấy đã
luôn gắn liền với con đường đi tới của lịch sử dân tộc Việt, đã góp phần đáng
kể vào quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt, nên phải gọi thứ chữ
ấy là chữ Hán Việt hay Việt Hán, là thứ chữ Hán theo người Việt, chữ Hán của người
Việt, như là một thứ chữ chính thức của người Việt ngày xưa. Nói rõ hơn, vào
thời xa xưa, trong hoàn cảnh đất hẹp người ít, lại bị các thế lực thống trị của
người Hán đô hộ hơn ngàn năm, ông cha chúng ta đã bị bắt buộc học thứ chữ Hán
của người Trung Hoa. Nhưng chính nhờ việc học ấy mà ông cha chúng ta có hiểu
biết, có văn hóa. Có văn hóa nên biết nhìn kỹ về mình, biết mình là ai và hiện
có những gì, cùng phải làm gì để giữ lấy bản sắc của dân tộc mình khỏi bị đồng
hóa (Đây là điều mà ông cha chúng ta đã làm được, trong ấy có sự đóng góp của
văn hóa Hán Việt). Rồi khi có hoàn cảnh tương đối thuận hợp, ông cha chúng ta
đã dùng thứ văn hóa Hán Việt kia để chống lại, đập tan thứ văn hóa nô dịch của
kẻ thống trị. Một số công trình nghiên cứu của học giả Lê Mạnh Thát đã được
công bố như Lục độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta, Khương
Tăng Hội toàn tập 1, 2. Nghiên cứu về Mâu Tử 1, 2, Lịch sử Phật giáo
Việt Nam
I … đã cho thấy rõ điều ấy. Như trường hợp Thiền sư Khương Tăng Hội (200? –
280) người con Phật ưu tú của đất Giao Châu đã sang tận vùng Đông Ngô của Trung
Hoa thời bấy giờ để truyền đạo hành đạo điều này đã được Phật Quang đại từ điển
của Trung Quốc xác nhận và cho “Phật giáo ở vùng đất Kiến Nghiệp nhân đấy được
hưng khởi. Đây là Phật giáo truyền vào phương Nam của nước ta - Trung Hoa - trước
nhất” (Kiến Nghiệp địa phương Phật giáo nhân thử đắc hưng. Thử vi Phật giáo
truyền nhập ngã quốc Nam
phương chi hao thỉ) (Phật Quang ĐTĐ, mục Khương Tăng Hội, trang 4.538A). Sang
thời kỳ độc lập, thứ văn tự Hán Việt kia vẫn tiếp tục được củng cố, phát huy.
Một bài kệ 4 câu 5 chữ bằng chữ Hán, bài kệ Quốc Tộ của Thiền sư Pháp Thuận
(915 – 990). Chẳng hạn: “… Phải trải qua hơn một ngàn năm mất nước và kiên trì
đấu tranh giành lại nước, từ đó thâu thái tinh hoa của thiền học, thiền tông,
thì trí tuệ Việt Nam mới nảy sinh một tư tưởng uyên thâm và uyển chuyển, đồng
thời lại chung đúc trong một hình thức súc tích mà hùng hồn như vậy…” (Trần
Thanh Đạm, bài: Hai Thiền sư - thi sĩ mở đầu lịch sử văn chương cổ điển
Việt Nam, Tập san Văn số 29, tháng 5-1994). Một bài kệ chữ Hán làm vẻ vang cho
Phật giáo Việt Nam, không chỉ là Phật giáo Việt Nam của thế kỷ X, XI mà là Phật
giáo Việt Nam của muôn đời. Hoặc một bài thơ chữ Hán 4 câu 7 chữ của Thiền sư
Không Lộ (? - 1119) đời Lý, bài Ngôn Hoài, bài thơ đã làm tỏa lên phần nào sức
mạnh tâm linh của Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần, góp phần tạo nên nội lực của
dân tộc để đánh thắng kẻ thù xâm lược, như nhà thơ Chế Lan Viên đã ghi nhận
“Không có tiếng kêu dài này thì không có chiến thắng Bạch Đằng”(18).
Rõ ràng là thứ chữ Hán Việt kia đã góp phần lớn vào quá trình giữ nước của dân
tộc. Nói theo một hướng khác: Ông cha chúng ta trong thời kỳ độc lập tự chủ,
vẫn luôn cảnh giác và sẵn sàng đánh tan những đạo quân xâm lược của các thế lực
thống trị phương Bắc; nhưng cũng luôn cố gắng tạo ra những thời kỳ hòa hoãn,
giao hảo để tiếp nhận những tinh hoa, những thành tựu của văn hóa, văn học
phương Bắc, kể cả việc sang Tàu thỉnh Đại tạng kinh chữ Hán. Ở đây, nói theo
luận điểm của một số nhà nghiên cứu văn học tiến bộ ở Sài Gòn trước 1975, bênh
vực cho quan điểm: Không thể loại bỏ văn học chữ Hán ra khỏi văn học Việt Nam;
Xét những tác phẩm văn học, văn hóa, không chỉ xét chúng được viết bằng thứ chữ
gì, mà còn phải xét, quan trọng hơn là chúng đã viết về những gì (nội dung) và
viết để làm gì. ĐTK chữ Hán (được đem về từ Trung Hoa) là một tập hợp toàn bộ
ba tạng Kinh, Luật, Luận của Phật giáo đã được Hán dịch (viết, chép về những
gì?), là những thứ giáo pháp cao siêu, có giá trị, luôn ứng hợp với văn hóa dân
tộc, giúp con người tu tập, hành trì để dứt mê diệt khổ, tạo được đời sống an
lạc cho cá nhân và cộng đồng trong hiện tại, cùng tiến đến giác ngộ, giải thoát
(viết, chép để làm gì?). Mà chữ Hán như chúng tôi đã biện dẫn ở trước, phải
được xem là một thứ chữ Hán Việt, một thứ chữ của người Việt ngày xưa. Vì thứ
chữ ấy, như chúng tôi đã nêu, đã luôn gắn liền với con đường đi tới lịch sử của
dân tộc Việt, đã góp phần đáng kể vào quá trình dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt. Thế nên, Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần cũng như Phật giáo Việt Nam
trong những thế kỷ tiếp sau, không hề xem ĐTK chữ Hán là một khối văn tự ngoại
lai, mà luôn xem là ba tạng kinh điển vô giá như là của mình. Mặc dù ông cha
chúng ta đã tạo ra chữ Nôm, nhưng chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở là chữ Hán
Việt, khó viết, khó đọc hơn chữ Hán nên cũng khó phổ cập phổ thông. Mà chữ Nôm
không hề mâu thuẫn với chữ Hán Việt. Văn học chữ Nôm đã bổ sung cho văn học,
văn hóa chữ Hán Việt, làm phong phú cho nền văn học, văn hóa Việt Nam, chỉ có
những kẻ trí thức thiển cận, nhân danh một thứ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, mới
chủ trương chỉ giữ lại văn học chữ Nôm, gạt bỏ phần văn học chữ Hán. Nhưng đấy
là chuyện của sinh hoạt văn học ở miền Nam hơn 50 năm về trước, đã hoàn toàn rơi
vào dĩ vãng, sở dĩ chúng tôi nhắc đến là để góp thêm tư liệu nhằm nhìn rõ hơn
luận điểm của ông TKĐ gọi là “bóng đè” của chữ Hán Việt…”! Ông TKĐ có nhắc đến
mấy câu văn dịch trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Xin nói thêm để
ông TKĐ rõ: Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một trong số các nhà thơ lớn của văn
học cổ điển Việt Nam
có những tiếp cận thấu đạt nhất đối với Phật học. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô
Đại Cáo bằng chữ Hán Việt để bố cáo tính chất chính nghĩa của một dân tộc
bất khuất đã đứng lên đánh đuổi quân xâm lược giành lại độc lập. Nhưng Nguyễn
Trãi cũng làm thơ chữ Hán Việt để ca ngợi đức độ tu trì nơi Lục tổ Huệ Năng
(638 - 713) của Phật giáo Trung Hoa:
“Hàng long phục hổ cơ hà diệu
Vô thụ phi đài ngữ nhược tân”.
(Phục cọp, hàng rồng
sao phép diệu
Chẳng đài, không thụ
vẫn lòng truyền).
(Bài Thăm Chùa Nam Hoa,
Đào Duy Anh dịch, Nguyễn Trãi toàn tập, 1976, trang 383 - 384).
Đồng thời ca ngợi sứ mạng trừ mê, diệt khổ của Phật
giáo:
“Môn tiền nhất phái
Tào Khê thủy
Tẩy tận nhân gian
kiếp kiếp trần”.
(Trước cửa Tào Khê
dòng nước chảy
Lâng lâng gột sạch
mọi trần duyên).
(Đào Duy Anh dịch. B, sđd,
trang 383 - 384).
Nguyễn Trãi làm thơ bằng chữ Hán
Việt viết về chùa Đông Sơn, chùa Tiên Du, chùa núi Dục Thúy, chùa Hoa Yên núi
Yên Tử… Nguyễn Trãi viết sách bằng chữ Hán Việt rồi Nguyễn Trãi làm thơ chữ
Nôm, trong ấy có những câu, những đoạn, những bài, hoặc hiện bày diệu lý Tâm
tức Phật:
Thân đà hết lụy thân nên nhẹ
Bụt ấy là lòng Bụt há cầu…
(Bài Mạn Thuật, số
8, Nguyễn Trãi toàn tập tr.405).
Hoặc ca ngợi Thiền cảnh Tào Khê:
Tào Khê rửa ngàn tầm suối
Sạch chẳng còn một chút phàm.
Hoặc thuyết minh về diệu lý sắc không:
Ánh nước hoa in một đóa hồng
Vết nhơ chẳng bén Bụt làm lòng
Chiều mai nở, chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.
(Bài Cây Mộc Cận.
Sđd, trang 471)(19)
Tất cả là của một Nguyễn Trãi tài
hoa, yêu nước, mộ Phật, có gì để nói là “bóng đè” của chữ Hán Việt…?
- Thứ hai:
Phật giáo Việt Nam chỉ đặt vấn đề
Việt dịch Kinh, Luật, Luận từ Hán Tạng để hình thành và hoàn thành ĐTKVN là từ khi
chữ Hán không còn thông dụng nơi triều đình, công sở, khoa cử theo Hán học đã
bị bãi bỏ, trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm đô hộ. Cùng với
phong trào chấn hưng Phật giáo dấy khởi khắp 3 miền Nam, Trung, Bắc (1928 -
1945), một số vị tôn túc và cư sĩ trí thức đã bắt đầu Việt dịch các kinh luận
tiêu biểu từ Hán tạng. Dự án về Đại Tòng Lâm Kim Sơn của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình
Thám (1897 - 1969) chắc chắn sẽ dành nhiều ưu tiên cho công tác Việt dịch ba
tạng kinh điển từ Hán tạng. Nhưng rồi cả nước phải kháng chiến chống Pháp (1946
- 1954), lại kháng chiến chống Mỹ để giải phóng miền Nam (1960 - 1975). Ở miền Nam, giai
đoạn 1965 - 1975, công việc Việt dịch ba tạng Kinh Luật Luận từ Hán tạng đã
tiến hành được nhiều bước. Sau ngày đất nước thống nhất, chúng ta phải mất đến
15 năm để ổn định tâm thức. Năm 1990, Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành
ĐTKVN được thành lập tiếp nhận những thành tựu về Việt dịch ĐTK đã có từ trước,
thì tiến trình Việt dịch để hoàn thành ĐTKVN phần Phật giáo Bắc truyền đã được
thúc đẩy để tiến nhanh hơn. Lại có các ĐTKVN do các tổ chức tư nhân ngoài Giáo
hội đề xuất thành lập cùng bảo trợ đã hoạt động liên tục như nơi phần đầu bài
viết chúng tôi đã nêu dẫn, tất cả như cùng hỗ trợ để ĐTKVN phần Phật giáo Bắc
truyền tiến gần tới giai đoạn hoàn thành.
Sự thực là như thế. Quá trình Việt
dịch Kinh, Luật, Luận từ Hán tạng để hoàn thành ĐTKVN phần Phật giáo Bắc
truyền: Nguyên do, khởi điểm, thời gian, những thuận hợp và nhất là những trở
ngại… là như thế chứ không phải như TKĐ đã viết.
Chú thích
(1) Chúng tôi đã viết một số bài bàn về ĐTKVN cùng
những liên hệ. Bài viết sớm nhất là bài: Một vài suy nghĩ về ĐTKVN trước thế
kỷ mới. Ký là Nguyên Định. In trong Phật giáo trong thế kỷ mới, tập
II, Giao điểm xuất bản, Hoa Kỳ, 1997, trang 301 - 322. Bài viết mang tính trọng
tâm là bài: Góp phần đề nghị một đề cương biên dịch cho ĐTK Việt Nam.
Nguyệt san Giác Ngộ số 107, 108 tháng 2, 3/2005. Về ĐTK chữ Hán, chúng tôi đã
viết khá nhiều bài (Khoảng trên 20 bài) hầu hết đều đăng trên Nguyệt san Giác
Ngộ. Bài đăng sớm nhất là bài: Giới thiệu tóm lược về kinh Đại Bát-nhã
Ba-la-mật-đa. Nguyệt san Giác Ngộ số 24,
25, tháng 3, 4/1998. Bài viết gần đây nhất là bài: Bồ-tát Thế Thân với mảng
luận giải thích kinh. Nguyệt san Giác Ngộ số 156, 157, tháng 3, 4/ 2009.
(2) (3): Xem thêm bài viết của Đào Nguyên: Góp chút
công sức cho ĐTKVN, Nguyệt san Giác Ngộ số 186, tháng 9/2011.
(4) Xem thêm: Lời giới thiệu của Đào Nguyên, in
trong sách Nhập môn kinh Hoa Nghiêm, Nguyên Huệ dịch, NXB. Phương Đông,
2010, trang 5 - 18.
(5) Xem thêm bài viết của Đào Nguyên: Giới thiệu
tổng quát về hệ thống kinh điển Hán tạng. Nguyệt san Giác Ngộ số 60, 61,
tháng 3, 4/2001. Sau in trong Phật học cơ bản, tập 4, chương trình Phật
học hàm thụ. Bản in lần thứ 3, NXB. Tôn Giáo, 2008, trang 29 - 87.
(6) Xem thêm bài viết của Đào Nguyên: Giới thiệu
tổng quát về hệ thống Luật tạng của Phật giáo Bắc truyền, Nguyệt san Giác
Ngộ số 113, 114 tháng 8, 9/2005.
(7) Xem thêm: Góp chút công sức cho ĐTKVN. Bđd.
Sau tạng luận (ĐTK/ĐCTT) là các bộ Sớ giải Kinh, Luật, Luận, Chư Tông, Sử
Truyện…
(8) Xem: Biên bản Hội nghị toàn thể Hội đồng
phiên dịch Tam Tạng, 1973 - 2517. Bản in Ronéo – lưu hành nội bộ.
(9) Xem: Thích Tâm Hải: Sơ lược lịch sử Phật giáo
Ấn Độ sau thời Đức Phật, in trong Phật Học Cơ Bản, tập 2, NXB. Tôn Giáo,
2008, trang 122. Xem thêm phần viết: Nói sơ lược về Đại thừa… của Hòa
thượng Trí Quang, in trong Khởi tín luận, Trí Quang dịch, 1995, trang 34
- 41.
(10) Xem: Kimura TaKen: Đại thừa Phật giáo Tư
tưởng luận. Thích Quảng Độ dịch, Tu Thư Đại học Vạn Hạnh xb, 1969, trang
193.
(11) Xem: Hòa thượng Trí Quang: Hai thời công
phu, bản in 1994, trang 435.
(12) Xem: Hai thời công phu, sđd, trang 168.
(13) HT. Trí Quang, Hai thời công phu, Sđd, trang 446. Ký hiệu
Chính 8/851: Nghĩa là ĐTK/ĐCTT, tập 8, trang 851 (Đ.N. ghi). (13B): Chúng tôi
dùng chữ khoảng 260 chữ vì theo D.SuZuKi thì gồm 262 chữ (Xem: Thiền luận
của D.SuZuKi, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ dịch, tập Hạ, 1998, trang 221).
(14) Xem: HT. Trí Quang: Hai
thời công phu. Sđd, trang 434 - 437.
(15) Hòa thượng Trí Quang cũng
đã “Thử Hội dịch Tâm Kinh” gồm đủ 3 phần Tự, Chánh Tông và Lưu Thông. Xem: Hai
Thời Công Phu, Sđd, trang 441 - 445. (15B): Vấn đề phần chính của 5 bản Hán
dịch (N0252, 253, 254, 255, 257) có thêm… Xin tham khảo: Thiền Luận
của D. SuZuKi, tập Hạ, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ dịch, 1998, trang 221 - 239.
(16) Xem thêm bài viết của Đào Nguyên: Nghĩ về
một cách hàng phục ma trong một bộ kinh. Đăng trên Tập Văn của ban văn hóa
TW Giáo hội Phật giáo VN.
(17) Đừng nên có ý tưởng ngây thơ cho rằng: Khi
Phật giáo Việt Nam có được Đại tạng kinh Việt Nam (ông TKĐ viết là: Tạng Kinh
Việt Nam thuần Việt (sic)), thì người Phật tử, người đọc, kể cả các nhà trí
thức, các học giả, sẽ đọc kinh, luận, nhất là những bộ kinh, luận lớn, tiêu
biểu của Phật giáo Bắc truyền, sẽ lãnh hội hết diệu nghĩa nơi các kinh, luận
kia, không cần những sự giải thích, hướng dẫn. Xem nơi Phật giáo Trung Hoa, hầu
hết các bộ kinh luận lớn, tiêu biểu được Hán dịch từ tiếng Phạn, đều được chú
giải, sớ giải cả. ĐTK/ĐCTT đã dành đến gần 10 tập (Từ tập 33 đến gần hết tập
44: từ N01693 đến N01850 để tập hợp phần lớn các tác phẩm
sớ giải Kinh, Luật, Luận của các Đại sư, học giả Phật giáo Trung Hoa qua các
đời. (17B) Tán dương về diệu nghĩa của Bát-nhã Tâm Kinh như ông TKĐ đã làm nơi
bài viết ấy là một việc làm dư thừa. Vì diệu nghĩa của Bát-nhã Tâm Kinh là đúc
kết từ kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa 600 quyển. Bộ kinh đồ sộ, vĩ đại bậc nhất
ấy đã dàn trải đến mênh mông vô tận mà cũng thâu gọn tới chỗ tột cùng. Theo học
giả Kimura Taken thì bộ kinh này tuy gồm có 600 quyển, nhưng chủ yếu không
ngoài việc giải thích một chữ Không, Không Không, Đại Không, rốt ráo là Không…”
(Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, sđd, Thích Quảng Độ dịch, trang 185).
Diễn đạt một cách ngắn gọn mà hàm súc, sâu sắc về vấn đề ấy, thì hơn 1.500 năm
về trước, Đại sư Tăng Triệu (384 - 414) đã làm được qua bài viết: Bát-nhã Vô
Tri Luận, in trong Triệu Luận (Xem: Triệu Luận, N01858,
ĐTK/ĐCTT, tập 45, trang 150 - 161. Hoặc: Triệu Luận lược giải của Đại sư
Hám Sơn Đức Thanh, Hòa thượng Duy Lực Việt dịch, in trong Chư kinh tập yếu,
1993, trang 467 - 572. Thời ấy chưa có Đại Bát Nhã BaLa Mật Đa 600 quyển
(Bản dịch) Đại sư Tăng Triệu chỉ căn cứ theo các kinh Đại Phẩm, Đạo Hành, Phóng
Quang, Quang Tán…Xem thêm: Thiền luận của D.SuZuKi, tập hạ, bài Triết
học và tôn giáo trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Trúc Thiên, Tuệ Sỹ dịch. Bản in
1998, trang 243 - 341.
(18) Xem bài viết của sư Triều
Tâm Ảnh: Tiếng hú trên đỉnh Cô Phong. Nguyệt san Giác Ngộ số 142, tháng
01/2008.
(19) Xem thêm bài viết của Đào
Nguyên: Góp phần khẳng định ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học Việt Nam. Nguyệt
san Giác Ngộ số 104, tháng 11/2004.
(20) Ngoài ra, còn có một vài
chi tiết liên quan đến văn học, tưởng cũng nên làm rõ.
a) TKĐ viết: “Như một bài thơ ngắn nhất trong những bài thơ là bài
tứ tuyệt Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường. Nó đã trở thành
tuyệt phẩm lưu danh thiên cổ”. ( Bđd, trang 18/2).
* Viết: “Như một bài thơ ngắn nhất trong những bài thơ là bài tứ
tuyệt Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường” là chưa ổn, chưa đủ nên
chưa đúng.
- Thứ nhất: Bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế viết theo
thể thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu 7 chữ, tính theo số chữ là 28 chữ. Vậy thì bài
thất ngôn tứ tuyệt nào mà chẳng gồm 4 câu 7 chữ, 28 chữ, sao bảo bài tứ tuyệt Phong
Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường là một bài thơ ngắn nhất trong những
bài thơ? Chẳng lẽ các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng khác có số câu số
chữ nhiều hơn bài của Trương Kế? Hay là ông TKĐ tính theo số chữ cái trong bài
thơ?
- Thứ hai: Nói bài thơ ngắn nhất… là chưa đủ. Ngắn nhất và phải có
những đặc điểm gì (lời diễm lệ, ý hàm súc, hoặc chỉ có bao nhiêu chữ mà đủ cả
cảnh, người, âm thanh, hình ảnh…) thì mới có giá trị, đáng nói, chứ ngắn nhất
không thôi thì có giá trị gì?
- Thứ ba: Nói bài tứ tuyệt Phong Kiều Dạ
Bạc (Hay nói chung các bài thất ngôn tứ tuyệt) là ngắn nhất trong những bài
thơ… là không đúng. Nói ngắn nhất… thì nên nói về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (4
câu 5 chữ: 20 chữ) mới là ngắn nhất. Về thơ Đường, có thể kể đến một số bài thơ
ngũ ngôn tứ tuyệt có giá trị của Vương Bột (648 - 675) (Bài Tư Quy), của Lạc
Tân Vương (Bài Dịch Thủy Tống Biệt), của Lý Bạch (702 - 762) (Bài Dạ Tứ, bài Ức
Đông Sơn, bài Độc Tọa Kính Đình Sơn…). (Các bài thơ trên: Xem Đại Cương Văn
Học Sử Trung Quốc, tập 2 của Nguyễn Hiến Lê, NXB. NHL, S, 1964). Hoặc một
số bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mang âm hưởng Phật giáo của Vương Duy (701 - 761)
( Xem Vương Duy Thi Tuyển của Giản Chi, NXB. VH, 1993). Ở Việt Nam có
thể kể đến bài kệ tuyệt tác của Thiền sư Pháp Thuận như đã nêu dẫn ở trước.
* Viết: “Nó đã trở thành tuyệt phẩm lưu danh “thiên cổ” là đúng
nhưng chưa đủ nên trở thành phiến diện.
* Nói đến những thành tựu về thơ thất ngôn tứ
tuyệt đời Đường (618 - 907), người ta thường nhắc đến các bài Sơn Trung Vấn
Đáp ( Lý Bạch), bài Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên ( Lý Bạch),
bài Ô Y Hạng (Lưu Vũ Tích), bài Biệt Đỗng Đại (Cao Thích), bài Tòng
Quân Hành (Vương Xương Linh), bài Lương Châu Từ (Vương Chi Hoán),
bài Lương Châu Từ (Vương Hàn), bài Đề Tích Sở Kiến Xứ (Thôi Hộ),
bài Phong Kiều Dạ Bạc (Trương Kế), bài Xích Bích Hoài Cổ (Đỗ Mục), bài Thán Bạch Phát (Vương
Duy)… Các bài thất ngôn tứ tuyệt kia, mỗi bài đều mỗi vẻ, chúng đều là những
tuyệt phẩm lưu danh thiên cổ, cứ gì mỗi bài Phong Kiều Dạ Bạc mới “trở
thành tuyệt phẩm lưu danh thiên cổ” như TKĐ đã viết? (Các bài thơ trên đều dẫn
theo sách Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc, tập 2 của Nguyễn Hiến Lê.
Riêng bài Thán Bạch Phát của Vương Duy thì xem Vương Duy Thi Tuyển, sđd,
trang 240 - 241).
b) TKĐ viết: Nguyễn Du cũng đã qua bao nhiêu trải nghiệm thăng
trầm của thế sự, nhưng mãi tới khi về lại với chính mình mới tìm được chân
kinh:
Ngã độc Kim Cang thiên biến linh…
Kim Cang vô tự thị chân kinh.
(Nghìn lần ta đọc Kim Cang
Kim Cang thật nghĩa là trang không lời), Bđd, trang 16/1.
*Viết và dẫn thơ như thế thì người đọc hiểu 2 câu thơ chữ Hán ấy
là của Nguyễn Du. Nhưng thật sự không phải hoàn toàn như vậy. Câu “Ngã độc Kim
Cương thiên biến linh” là câu thơ thứ 29 trong bài thơ thất ngôn cổ phong
trường thiên gồm 32 câu của thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) nhan đề là: Lương
Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài (Bài đá phân kinh của Thái tử Chiêu
Minh đời Lương) (Xem Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, Lê Thước - Trương Chính sưu tập…
NXB. Văn học, 1978, trang 443 - 448). Ba dấu chấm lửng sau câu “Ngã độc kim
cang thiên biến linh…” là chỉ cho 2 câu 30, 31 tiếp theo:
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ
Và câu thơ sau cùng 32 là:
Tài tri vô tự thị chân kinh
Chứ không phải là Kim Cang vô tự thị chân kinh như TKĐ đã dẫn. Đây
là phần dịch nghĩa 4 câu thơ trên của học giả Đào Duy Anh (1904 - 1988)
Ta đọc kinh Kim Cương hơn nghìn lần
Ý chỉ sâu kín trong ấy nhiều điều ta không rõ
Kịp nay đến dưới đài phân kinh này
Mới rốt cuộc biết rằng chân kinh là kinh không chữ.
(Bài: Nói tóm tắt về thiền tôn, in trong Khóa Hư Lục, Đào
Duy Anh dịch, NXB. KHXH, 1974, trang 24).
Đấy là đoạn thơ thể hiện sự ngộ đạo của thi
hào Nguyễn Du. Có nhà nghiên cứu văn học đã cho bài thơ này cùng với một số bài
thơ khác của Thiền sư Huyền Quang đời Trần, của Nguyễn Trãi, của Ngô Thì Nhậm…
là nằm trong vùng khí quyển của mỹ học Thiền. Mạch thơ khởi từ câu thứ 23:
Ngô văn Thế Tôn tại Linh Sơn
Thuyết pháp độ nhân như hằng hà sa số
Nhân liễu thử tâm nhân tự độ
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu
Minh kính diệc phi đài
Bồ đề bản vô thụ
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh…
Lời thơ cuồn cuộn mà thanh
thoát, thể hiện tiến trình nghe đạo, hiểu đạo và ngộ đạo của Nguyễn Du. Vì thế,
câu thơ chế biến của TKĐ: “Kim cang vô tự thị chân kinh” rõ ràng là đã phá hỏng
đỉnh cao, thẩm mỹ của bài thơ. Nói cách khác, thi hào Nguyễn Du của chúng ta,
khởi mạch thơ từ câu Ngô Văn Thế Tôn tại Linh Sơn… không thể hạ xuống một câu
kết quá non kém, quá dở như vậy! Lại nữa, phàm dẫn thơ mà có tự chế biến để
thuận hợp với điều mình đã nói, sẽ nói, thì nên ghi chú nêu rõ. Nếu không thì
đấy là sự nhiễu loạn theo chiều hướng tam sao thất bản, không nên có nơi người
viết biết tự trọng.
Đào Nguyên
(Theo, Nguyệt San Giác Ngộ số 195. 6-2012 và số 196. 7-2012