Bởi
vì được gán cho cái tên tôn giáo nên tâm chúng ta rất dễ bị đánh lừa
thành ra mang nhiều màu sắc thần thánh tách biệt với những gì mà ta gặp
trong đời thường.
Nếu đã công nhận và tin vào tính chân lý của Phật Pháp, chúng ta
hãy thử cởi bỏ cái áo tôn giáo ra khỏi Đạo Phật và thử cố giải thích Đạo
Phật bằng cái nhìn, bằng ngôn ngữ của một nhà khoa học ... Không nên
vội nghĩ rằng khoa học hay tư duy thông thường không thể đươc sử dụng để
hiểu Phật Giáo. Đạo Phật là chân lý bao trùm được diễn đạt dưới dạng
ngôn ngữ tôn giáo. Khoa học là một phần chân lý diễn đạt bằng ngôn ngữ
khoa học, phần chân lý đó đã được chứng minh như các hiện tượng mây,
mưa, sấm, chớp, các định lý bảo toàn năng lượng, trọng lực trái đất...
Vậy thì việc hiểu đạo Phật có thể được diễn đạt với ngôn từ khoa học.
Thế giới duyên hợp đã được chứng minh bằng khoa học. Các thành
phần cấu tạo nên thế giới này đã được gọi tên cụ thể như NA, CU, H2O,
CLO, NACL, ... Đó là những duyên hợp lại, tùy theo cấu tạo mà thành đất,
đá, vàng, bạc, nước ... Các hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng không nằm
ngoài quy luật duyên hợp. Các hiện tượng ấy không có thực thể tồn tại
vĩnh hằng là điều ai cũng phải công nhận. Sự tiến bộ của xã hội là quá
trình diễn biến và giải quyết những mâu thuẫn hoặc là định lý: “ Năng
lượng không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi mà biến từ dạng
này sang dạng khác” ... Đó là sự thể hiện của quy luật vô thường. Cái
này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt. Đó là sự chuyển
biến liên tục các hiện tượng từ dạng này sang dạng khác dù hữu hình hay
vô hình như năng lượng ( so với mắt ta).
Trong Thập Nhị nhân duyên hai duyên đầu chỉ rõ sự vận hành của vũ
trụ: do Vô Minh sanh Hành, còn thế giới khổ đau còn người là sự tập khởi
của 12 nhân duyên. Tại sao trái đất xoay xung quanh mặt trời? Tại sao
bản năng của động vật như thế này hoặc như thế khác? Tại sao con người
lại có Tham, Sân, Si? ... Câu trả lời cho những câu hỏi này thuộc về
nguyên nhân đầu tiên ( duyên đầu tiên của vũ trụ) mà Đức Phật tránh
không trả lời. Chúng ta chỉ hiểu rằng khi có đầy đủ các điều kiện đất,
nước, nhiệt độ, không khí .... rất nhiều yếu tố hợp lại gồm hữu hình và
vô hình thì tạo nên một giống loài nào đó ( lý duyên hợp). Tại sao có bọ
chét hút máu, nó đến từ đâu? Tại sao có bệnh Sida, nó đến từ đâu? Hoặc
là nếu ta dỡ một chiếclá ở nơi ẩm ướt thường chúng ta bắt gặp một loài
sinh vật nào đó với những bản năng riêng của lòai đó. Nó sinh ra từ đâu,
theo chơ chế nào?
Trái đất không biết nó quay quanh mặt trời, con chó ăn phân không
biết đó là thứ hôi thối, con người nói chung nếu không có Phật Giáo
không nhận thấy bản chất Tham, Sân Si của mình. Cái “ không biết “ ấy là
quy luật tự nhiên, bản năng tự nhiên của muôn vật, do tự nhiên “sinh
ra” như vậy. Có những thứ trong vũ trụ này không có nhận thức như mặt
trăng, mặt trời, sông suối … nó vận hành theo quy luật tự nhiên. Động
vật thì có nhận thức nhưng vẫn bị chi phối bởi bản năng tự nhiên. Con
người cũng không nằm ngòai quy luật ấy, chúng ta có Tham, Sân, Si, nhưng
là động vật bậc cao có trí tuệ nhất có khả năng hiểu biết, phát triển
hiểu biết để dừng lại những bản năng tham, sân, si ấy. Như vậy chỉ có
con người mới có trí tuệ để dừng hòan tòan, cải biến hòan hảo bản năng
của mình mà thôi. Trên trái đất này, ngòai con người ra không có lòai
nào có thể giải thóat theo Phật Giáo.
Thế giới chúng ta đang sống có chứa đựng phần hữu hình và vô hình.
Hữu hình thì mắt, tai, mũi, miệng, thân chúng ta tiếp xúc được, thấy
được, nếm được, nghe được nên dễ dàng tìm hiểu hơn nhiều so với phần còn
lại vô hình. Phần này nếu khoa học không chứng minh thì xem như con
người chưa biết gì hết mà thường là chúng ta không tin khi khoa học chưa
chứng minh được. Nếu vũ trụ có thể tạo ra nhiều giống lòai, nhiều “cơ
chế” năng lượng như chúng ta đã biết thì khả năng những “ cơ chế” năng
lượng vô hình có đặc tính phức tạp hơn nhiều, siêu việt hơn nhiều là rất
có thể mà khoa học không thể nào giải mã trong tương lai. Ngay việc tạo
ra một robot có năng lực tư duy như con người cũng là một bài tóan vô
cùng khó với các nhà khoahọc. Nhưng chúng ta có nhận định chung rằng:
các hiện tượng hữu hình hay vô hình năng lượng đều vận hành, tuần hòan
theo một cách thức, cơ chế nào đó mà khoa học có nhiệm vụ phát hiện ra.
Khoa học đã chứng minh rằng xung quanh thân người có một trường
sinh học đặc biệt. Ý nghĩ cũng có sóng ý nghĩ nghĩa là nó phóng ra một
dạng từ trường năng lượng đặc biệt có thể tạm gọi là “từ trường năng
lượng” nhưng nó chứa đựng những đặc tính “siêu việt” không giống từ
trường điện, nam châm hay bất kỳ một từ trường nào mà khoa học đã giải
mã. Ở Mỹ có máy phân tích nói dối dựa trên sóng ý nghĩ. Kinh nghiệm cho
chúng ta thấy những người ác thường có “âm khí”, ngược lại những người
thiện thì cho ta cảm giác an tâm lúc lại gần. Các nhà sư sống trong rừng
thường được thú vật vây quanh không gây hại. Vì sao? Không phải là vì
các vị sự không có hận thù, trải lòng yêu thương đến vạn vật, nghĩa là
xung quanh họ toả ra một từ trường năng lượng “lành thiện” mà động vật
thường rất nhạy ở khứu giác và bắt “sóng” rất tốt. Vậy ý nghĩ, hành
động, lời nói có khả năng tích tụ một dạng “khối từ trường năng lượng”
khác biệt tuỳ theo Thiện hay Ác. Trong kinh phật dạy rằng Nghiệp do
Thân, Khẩu, Ý mà thành. Vậy phải năng có sự liên hệ giữa “từ trường năng
lượng đặc biệt” này và nghiệp lực trong Phật Giáo? Cơ chế vận hành của
nó ra sao? Không có cơ sở khoa học tuy nhiên chúng ta có quyền đưa ra
giả thuyết dựa trên những lời giáo huấn của Đức Như Lai.
Đại đa số chúng ta sống theo thói quen, thói quen ăn, uống, đi
đứng, nói năng, cách tư duy, giận hờn, phiền não... Các biểu hiện thô ra
bên ngoài cũng như sâu kín trong nội tâm cũng không ai giống ai. Các
thói quen ấy có thể thay đổi tuỳ theo một hoàn cảnh bên ngoài tác động
vào. Một người học toán thì phát triển tư duy toán học, một người theo
nghề văn thì theo lối nhà văn... Vậy thì cách nói năng, suy nghĩ, hành
động của thân người thông thường theo một lối mòn và chúng tạo ra một
dạng khối từ trường năng lượng “ theo lối mòn” thiện, ác hoàn toàn khác
nhau giữa người này và người khác. Năng lượng này có mất đi khi thân
người tan rã không?. Từ trường năng lượng đã sanh ra thì không tự nhiên
mất đi mà nó có thể chuyển sang một dạng nào đó.
Đức Phật dạy rằng ” chúng sanh thừa tự nghiệp” hay nói cách khác
chúng ta là sự biểu hiện của nghiệp dưới dạng vật chất có hình thái của
“những từ trường năng lượng này”. Nói rõ hơn nữa là tính cách, năng
khiếu, thói quen … của con người chúng ta được “ lập trình “ bởi từ
trường năng lượng được huân tập qua nhiều kiếp sống. Thân người chẳng
qua chỉ là phần hữu hình có cái biết của của nó mà thôi.
Nếu từ trường năng lượng ấy tồn tại và duy trì luật luân hồi, kết
nối giữa các kiếp sống thì thời Đức Phật thật khó tìm một từ nào đó để
chỉ rõ hiện tượng thân, khẩu, ý khi hoạt động sẽ tạo ra một từ trừơng
năng lượng. Chắc không ai hiểu được vì hòan tòan không có khái niệm từ
trường. Thời đại chúng ta có thể tạm hiểu được nhờ tiến bộ khoa học.
Năng lượng Thân, Khẩu, Ý do con người tạo ra lúc sinh thời tồn tại sau
khi chết như là một “ mật mã lập trình” để hình thành một con người mới
với tính cách tương tự, thói quen tương tự nhưng có thể thay đổi theo
hoàn cảnh như giáo dục, các sự kiện xảy ra.. có tác động mạnh vào thân,
tâm làm thay đổi các “ mã lập trình” tức là lực của các thói quen suy
nghĩ, nói năng, hành động. Nếu người này tiếp tục sống theo thói quen “
lập trình bởi năng lượng đặc biệt” thì những thói quen Thân, Khẩu, Ý
tiếp tục được gia cố, mạnh thêm mà kinh sách gọi là huân tập nghiệp.
Theo ngu ý của tôi nghiệp là thói quen (của thân, tâm, từ thô đến vi tế
như cách tư duy, cách biểu hiện giận giữ, trạng thái giận giữ, cảm xúc…)
. Nhân quả chi phối con người theo cách nào đó dựa trên thói quen . Nếu
ta thay đổi các thói quen xấu, tăng trưởng thói quen thiện thì có khả
năng chuyển biến Nhân – Quả, chuyển nghiệp.
Vậy từ trường năng lượng này “ luân hồi” thế nào? Theo quy luật tự
nhiên phải có một cơ chế “tương ưng tương hợp” . Từ trường năng lượng
này chứa đựng những chủng tử “ Nhân – Quả” nếu tương ưng với một nơi nào
đó, với chúng sanh nào đó liền hợp lại để tạo thành bào thai có cái
biết (thức). Như vậy từ trường năng lượng không có cái biết nhưng chứa
đựng những “mã lập trình” khi đủ duyên với tinh cha, huyết mẹ thì có cái
biết. Cũng như một phần mềm muốn nó chạy thì nó phải được tạo ra bởi
một thứ ngôn ngữ lập trình vô cùng phức tạp. Vũ trụ có khả năng tạo ra
những “ cơ chế” phức tạp mà ta chưa biết.
Một người sinh ra thường có một thói quen chủ đạo nào đó, năng
khiếu tài năng nào đó mà trong đạo Phật cho là nghiệp được huân tập
nhiều đời nhiều kiếp, đời hiện tại chỉ việc “nhớ lại” khá dễ dàng, tức
là gặp đúng hoàn cảnh sở trường là phát huy rất nhanh. Ví như Giáo Sư
Ngô Bảo Châu, tài năng đặc biệt của Giáo Sư phải chăng đã được phát
triển một thời gian dài ( nhiều đời nhiều kiếp) và đến lúc này hội đủ
điều kiện để khai hoa, nở nhuỵ?.
Trong kinh Phật có một người hỏi Như Lai rằng: Ta và người trong
kiếp trước có phải là một không? Đức Phật trả lời đại ý là: không phải
là hai và cũng không phải là một.
Một người tu chứng tức là đã diệt tận Tham, Sân, Si nhờ Lậu Tận
Minh thì không còn tạo nghiệp nữa. Vậy phải chăng họ không còn tạo ra từ
trường Ác và Thiện Hữu Lậu nữa ( mà là Thiện Vô Lậu)?. Họ có một từ
trường năng lượng toàn thiện Vô Lậu. Nếu vậy gốc của từ trường năng
lượng Thiện Ác, Hữu Lậu này là Tham, Sân, Si. Năng lượng trong sáng,
tinh khiết, toàn thiện của Phật, A La Hán không thể tương ưng với năng
lượng Tham, Sân, Si có thiện, ác của con người nên không tái sanh luân
hồi nữa. Vậy Niết Bàn có phải là nguồn năng lượng này? Năng lượng này
bất động, vĩnh hằng và có cái biết (thức) nhờ Tứ Thần Túc ( 4 lực như
thần) sau khi tu tập xuất hiện Thất Giác Chi. Đến nay nếu như nghiên cứu
về Đại Thừa và Tiểu Thừa thì chúng
ta dễ dàng nhận thấy có nhiều định nghĩa về Niết Bàn không thống
nhất. Trong kinh Như Lai đã dạy rằng Niết Bàn là sự diệt đế, là sự đoạn
tận Tham, Sân, Si. Nếu Niết Bàn là một cõi giới, một nơi chốn hẳn đã
giản đơn hơn nhiều cho trí tuệ nhân gian rồi. Nói cách khác Niết Bàn
được hiểu như là bàn tay có hai mặt, mặt trước là Tham, Sân, Si, mặt sau
là sự đọan diệt Tham, Sân, Si tức là Niết Bàn. Hãy hình dung thế này
nếu gió không thổi, nước không chảy, tất cả vạn vật đều dừng thì đó là
chỗ bất động cũa vũ trụ. Chỉ có con người mới có khả năng đạt đến chỗ “
Tâm Bất động”. Bất động không có nghĩa là không hoạt dộng, nhúc nhích mà
là không “ dính mắc” trong tâm. Kinh nghiệm cho thấy con người thường
có thương thì cóghét, ngả bên này hoặc bên kia, luôn luôn có “ động”.
Riêng với Phật thì không chấp trước vật gì trên đời, thản nhiên tự tại
ngay cả với thân, tâm mình, không còn dục ăn, uống, ngủ nghỉ... . Đó là
trạng thái “tâm không phóng dật” theo duyên cảnh.Vài dòng chia sẽ tản
mạn có thể rất sai lầm và cũng có thể đúng. Nếu có gì không hài lòng
kính mong mọi người góp ý
Hoàng Văn Trâm
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)