Kính
viễn vọng không gian Kepler 22b của NASA đã phát hiện đất và nước ở hành
tinh cách trái đất 600 năm ánh sáng. Nhiệt độ trung bình của hành tinh
này vào khoảng 22 độ C và nó cũng có bầu khí quyển giống như trái đất
nên có khả năng hỗ trợ sự sống.
Hành tinh này được
phát hiện cách đây hai năm, nhưng những khám phá về bầu khí quyển, nhiệt
độ, đất và nước vừa mới được khẳng định. “Trái đất mới” này cũng quay
quanh một ngôi sao với chu kì 290 ngày.
|
"Chị em song sinh của Trái Đất" vừa được phát hiện. |
Dù
nằm cách trái đất 600 năm ánh sáng, nhưng các nhà khoa học ở NASA hi
vọng, nơi đây sẽ là nơi ngụ cư lí tưởng cho con người bên ngoài hệ mặt
trời trong tương lai. Điều khả quan nhất giúp loài người có thể tồn tại
là nhiệt độ không quá nóng và cũng không quá lạnh của hành tinh "chị em
với trái đất" này.
Phạm vi nhiệt độ lí tưởng này
được các nhà khoa học gọi là vùng “Goldilocks” để nói đến những nơi có
nhiệt độ “vừa phải” cho cuộc sống phát triển.
Bill
Borucki, nhà nghiên cứu chính trong dự án Kepler tại Trung tâm Nghiên
cứu Ames của NASA cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện ra một hành tinh
tuyệt vời với kính viễn vọng không gian Kepler 22b. Chúng tôi chắc chắn
rằng đó là nơi có thể đáp ứng được cuộc sống và nếu nó có bề mặt, nhiệt
độ sẽ rất lí tưởng”.
Tính đến thời điểm hiện tại,
các nhà khoa học đã xác định được ba hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời có
khả năng trở thành nơi trú ẩn của loài người trong tương lai. Tháng Năm
vừa qua, nhà thiên văn học người Pháp đã xác định hành tinh có tên là
Gliese 581d nằm cách trái đất 20 năm ánh sáng có thể sống được. Nó nặng
gấp 6 lần khối lượng trái đất và là một trong sáu hành tinh cùng quay
quanh một quỹ đạo.
Sau đó, hồi tháng Tám, các nhà
nghiên cứu từ Thụy Sỹ báo cáo đã phát hiện một tiểu hành tinh số hiệu HD
95512b nằm cách trái đất 36 năm ánh sáng. Nằm trong chòm sao Vela và
nặng gấp 3,6 lần trọng lượng trái đất, nó có thể đáp ứng cuộc sống của
con người.
Tuy nhiên, không hành tinh nào được phát
hiện lại giống trái đất như nơi Kepler vừa tìm thấy. Dù nằm cách trái
đất 600 năm ánh sáng, nhưng hi vọng loài người sẽ đưa vệ tinh và đặt
chân đến đó nghiên cứu trong tương lai.
Hồng Duy
Theo Bưu điện Việt Nam