Kính Dâng Giác linh Đại lão
Hòa
thượng tôn sư.
Kính dâng quí vị tôn túc Ni.
Kính dâng chư thiện hữu tri thức- trong
đó có cửu huyền thất tổ, hiện tiền phụ mẫu và chư huynh
tỉ muội -
những người đã gieo trong
tàng thức
con những hạt giống tốt lành.
Thân kính tặng ni chúng Hồng ân Huế, những pháp hữu
đã khơi nguồn cảm hứng trực
tiếp cho
tác phẩm này, nhân mùa an cư năm Ất
hợi
(1995).
Giới luật tỷ kheo ni gồm 348 giới điều,
được gọi là "Ngũ thiên thất tụ". Trước hết, "thất tụ" là
bảy nhóm
như sau:
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di
Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn
Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa
Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa
Nhóm 5: 8 pháp Hối quá
Nhóm 6: 100 pháp Chúng học
Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
Phân loại theo các việc cần phải cấm chỉ không
được làm (chỉ trì) hoặc cần
phải làm
(tác trì) thì có bảy nhóm như trên, gọi là "Bảy tụ", cũng như
những
chương, điều được nêu trong bộ
luật
hình sự ở đời. Những việc Phật cấm
chỉ không
được làm, nếu làm thì phạm, gọi là "chỉ trì tác phạm" như
giới sát
đạo dâm vọng v.v. Những việc Phật dạy
phải làm
không được bỏ qua, thì gọi là
"tác trì
chỉ phạm", ví như những việc bố tát, tụng giới, yết ma, tự tứ, vân
vân.
Nhưng phân loại theo tội phạm và mức độ xử
phạt (tỉ như định mức án trong bộ luật hình sự ở
đời) thì chỉ có năm
mục, gọi là "Năm thiên"
đáng nói, đó là:
Thiên 1: Tội ba la di, là khi phạm vào một trong tám
pháp ba la di
nói trên (nặng nhất). Mức xử phạt là đuổi
ra
khỏi chùa.
Thiên 2: Tội Tăng tàn,
là khi
phạm một trong 17 pháp Tăng tàn
nói
trên. Mức xử phạt là sám hối trước hai bộ đại
tăng và hành sám một thời gian, bằng cách làm các việc do tăng
chỉ định.
Thiên 3: Tội Ba dật đề,
là khi
phạm vào hai nhóm 3 và 4 nói trên. Mức hành sám ngang nhau, nhưng
một bên
có vật trình ra trước Tăng để xả (nói
theo
luật pháp ở đời là "có tang vật cần tịch thu") rồi sám hối
tội
đáng đọa lạc, nên gọi là "Xả
đọa". Còn một bên không có
tang vật,
nhưng có những hậu quả xấu như mang tai tiếng cho
đoàn thể hoặc gây thiệt hại
cho người
khác, gọi là pháp "Đọa" vì
khiến cho
người phạm rơi vào những ô nhiễm do tham sân hoặc do
đam mê sáu trần cảnh, không
đem lại giải thoát.
Thiên 4: Tội Thâu lan giá, là loại tội "non Ba la di
già Tăng
tàn" ví như trong pháp ba la di thứ tám, mà mới phạm có bảy
việc,
hoặc hai ba bốn việc; hoặc khi cố ý giết mà
đối tượng chưa chết, hoặc âm mưu bại lộ, bất thành. Do vậy
nên có
ba cấp bực Thâu lan giá
Thiên 5: tội Đột cát
la, nhẹ nhất
nhưng dễ phạm, là khi vi phạm các pháp trong những thiên
còn lại
(5, 6, 7) gồm hai thứ: "ác tác" (làm bậy) và "ác thuyết" (nói
bậy); tựa
như loại tội "vi cảnh" trong luật đời.
Sự tích giới luật được viết sau
khi tham
khảo:
1. Tỳ kheo ni giới, bản dịch của HT. Trí Quang.
2. Trung bộ kinh ba tập, bản dịch của HT. Minh Châu.
3. Bản dịch bộ "Tứ Phần Tỳ kheo ni Giới bản chú giải" hai tập
của Ni sư
Phật Oanh, (Thích nữ Trí Hải dịch, 1975).
4. Bản dịch bộ "Luật Ngũ phần" 30 quyển, trong
Đại tạng kinh (dịch giả Thích nữ Trí
Hải,
1989).
5. "L’enseignement monastique du Petit Véhicule" bản dịch của
Thích nữ
Tuệ dung.
Điều đáng nói sau khi xem
những sự tích này là, với "con mắt
thông suốt ba cõi và tấm lòng nghĩ thấu ngàn
đời", đức Phật đã quán sát căn
cơ hạ
liệt của chúng sinh thời mạt pháp nên khiến ra co những vị
làm hành
vi quấy để cho ngài có dịp chế
giới.
Người đọc cần phải nghĩ nhớ thâm ân
chư Phật
bồ tát, không được có tâm phỉ báng như nói "thời Phật mà
còn loạn
thế". Xét cho kỹ, ta vẫn thấy được
yếu tố rất
đáng kính và dễ thương nơi những vị "bồ tát nghịch hành"
hiện tướng
phạm giới này là, họ rất thật thà, không bao giời chối cãi hay
biện hộ cho
những việc quấy mình đã làm.
Lại nữa,
so với một tăng đoàn
đông đảo gồm một ngàn hai trăm
năm chục "toàn là những bậc đại
a la
hán" (được kể trong nhiều kinh) và nhiều vị khác chưa chứng
đạo, thì con số hai mươi ba vị
Tăng
(Lục quần và Thập thất quần), và Nhóm 6 tỳ kheo ni "làm
gương mẫu"
cho sự phạm giới quả thực quá ít.
Trong nhiều bộ luật còn kể chuyện ngài Ưu ba cúc
đa (Upagupta) xuất gia sau khi Phật
nhập diệt
không bao lâu. Lúc đó có một vị ni sống tới trên 120 tuổi,
bà
đã từng
được trông thấy Phật và sinh hoạt của chúng tăng
thời Phật. Ưu ba cúc đa xin bà kể cho ngài và một số tỷ
kheo bạn
hữu nghe về đời sống thanh tịnh của
tăng già
thời Phật, vì nghe ai cũng chê uy nghi tế hạnh của tăng
chúng bây giờ thua xa thuở Phật còn tại thế. Ni bà hẹn với
chúng tỷ
kheo của Ưu ba cúc đa một buổi đến tư
thất.
Gần tới giờ hẹn, ni bà treo một bát dầu
đầy trên
đỉnh cánh cửa đi vào. Khi họ đã
vào hết trong phòng và ngồi xuống xin ni bà kể về uy nghi tế hạnh
của tỷ
kheo thời Phật, Ni bà mở lời: "Vào thời Phật, trong chúng tăng
có Lục quần tỷ kheo là những vị thường bị khiển trách là
thiếu uy
nghi nhất, nhưng vẫn còn có uy nghi tế hạnh hơn chúng tỷ kheo bây
giờ
nhiều lắm. Chẳng hạn, Lục quần tỷ kheo đẩy
cửa đi vào phòng thì sẽ không làm đổ
dầu như thế... (bà đưa tay chỉ
ra
cửa)". Khi Ưu bà cúc đa và
đại chúng nhìn theo tay Ni bà
chỉ, họ
mới trông thấy những giọt dầu rơi trên nền
đất, cùng bát dầu đầy treo
lửng lơ trên
cánh cửa ra vào.
Mỗi giới điều được thâu tóm thành
bốn chữ, chỉ cốt để giúp trí nhớ và
học thuộc lòng. Muốn rõ nghĩa phải xem nội dung của giới
điều và xem sự tích. Khi
đọc sự tích, ta có thể thấy rõ
nguyên
do chế giới và mục tiêu mỗi giới, đồng
thời
cũng có thể thấy cái tinh thần nằm ở đằng sau chữ nghĩa, vượt trên
chữ nghĩa và truyện tích. Có vậy mới thấy giới luật tuy nhiều mà
rút lại
không ngoài bốn chữ "thiểu dục tri túc" hay không ngoài hai chữ
"tàm quý".
Và có vậy mới thấy 348 giới cũng không thấm gì, Phật dạy bao nhiêu
cũng
không đủ nếu ta chỉ hiểu trên
ngôn từ
mà không đạt ý. Do đấy mà có
đến ba ngàn uy nghi tám vạn tế
hạnh
để kiện toàn một con người
xứng
đáng bậc "Chúng trung tôn".