MỤC LỤC
Điều V: Đừng đánh mất chính mình.
Điều VI: Hiếu kính cha mẹ.
Điều VII: Tự ti là khóa các tiềm năng.
Điều VIII: Biết đứng dậy sau vấp ngã.
Điều IX: Nuôi dưỡng ước muốn
Điều X: Có sức khỏe là có tất cả
Điều XI: Ái tình là sợi dây ràng buộc.
Điều XII: Khoan dung độ lượng.
Điều XIII: Con đường tuệ giác.
Điều XIV: Bố thí sẽ được an vui.
LỜI ĐẦU SÁCH
Người
ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử.
Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên
dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14
câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ
Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái
đoàn Việt Nam.
Có lẽ là phái đoàn của Hòa thượng Kim Cang Tử nhận
được phần quà này, thấy hay nên Hòa thượng đã phát tâm dịch ra rồi để
tên mình bên dưới, vô tình làm cho những người phổ biến những điều răn
này dưới dạng thư pháp và tranh ảnh treo tường tưởng rằng Hòa thượng là
tác giả. Đã gọi là 14 điều răn của Phật thì tác giả không thể là người
phàm được. Do đó ta phải hiểu là không có bản kinh nào tên là “Kinh 14
điều răn”. Chỉ biết là chùa Thiếu Lâm - Trung Quốc đã tuyển chọn được 14
câu tư tưởng, mà theo họ là có nội dung hay để chia sẻ như những danh
ngôn dành cho mọi người.
Khi tiếp nhận tác phẩm này, ta phải phân
tích dưới góc độ hiện đại sẽ có hiệu quả cao hơn là sử dụng ngôn ngữ
gốc. Bởi vì ta thấy trong bản dịch tiếng Việt, từ ngữ hiện đại được sử
dụng nhiều và từ ngữ truyền thống ít được sử dụng. Đây cũng là dụng ý mà
Hòa thượng Kim Cang Tử đã gởi gắm qua bản dịch mà tôi cho rằng rất
thành công.
Bản dịch tiếng Việt dùng từ điều răn; từ này khiế
n cho người ứng dụng hà nh trì có cảm giác như bị ép buộc,
răn đe. Đạo đức học Phật giá o ít dùng khái niệm điều răn, mà dùng điều
đạo đức. Nguyên ngữ trong tiếng Pàli gọi là Sila, tức điều đạo đức.
Khi gọ i là điề u đạ o đứ c, ngườ i ứ ng dụ ng hà nh trì sẽ
cả m thấy có nhu cầu hướng tớ i, bởi điều đạo đức luôn mang
đế n hạnh phúc an lành cho con người.
Các bản dịch cần có
độ chính xác. Tùy theo ngữ cảnh có thể vận dụng khéo léo cho
phù hợp để tôn thêm ý nghĩa, hiệu quả , nhưng không nên dễ dãi
thuậ n theo những từ ngữ thường dùng mà làm lệch đi ý nghĩa
nguyên tác.
Chúng tôi xin đề nghị đổi câu 14 điều răn của Phật thành
14 điều Phật dạy, nghe bình dị và gần gũi hơn. Gọi là điều dạy,
điều minh triết hay câu danh ngôn thì phù hợp vớ i nội dung và ý
nghĩa củ a lời Phật nó i ơn.
Qua nghiên cứu kinh tạng Pàli,
kinh điển A-hàm và kinh Đại thừa, chúng tôi có thể đánh giá rằng không
có bài kinh nào trong nguyên hệ chứa đủ 14 điều Phật dạy được phổ biến
và lưu truyền ở chùa Thiếu Lâm Tung Sơn. Như vậy, 14 điề u Phậ t dạ y
đượ c trích dẫn, gộ p lạ i từ những ý tưởng sâu sắc trong nhiều bản
kinh khác nhau. Cũng giống như bộ kinh Pháp Cú của Phật giáo Nam tông
và kinh 42 Chương của Phật giáo Đại thừa. Cả hai kinh đề u dạy cách tu
tập đại hạnh, giúp ta có cái nhìn bao quát về minh triết đức Phật dạy
trong đời sống. Kinh Pháp Cú gồm 423 câu, chia làm nhiều chương, mỗi
chương một chủ đề. Kinh 42 Chương gồ m 42 đoạn văn trích dẫn từ những
bài kinh trong ba kho tàng kinh điển theo dụng ý của ngài Ca Diếp Ma
Đằng và Trúc Pháp Lan. Năm 1989, chúng tôi biên soạn quyển kinh 42
Chương, tì m kiế m miệ t mà i mớ i phát hiện đượ c gần như 2/3
xuất xứ của kinh nằ m trong ba kho tàng kinh điển; do vậ y mà phả i
đế n 18 năm sau (2007) chú ng tôi mới ấn bản đượ c (khoả ng 500
trang).
Việ c truy tì m xuấ t xứ củ a 14 điề u Phậ t dạy
rút từ cá c tạ ng kinh là rất khó. Tạm thời chúng ta chưa vội quan
tâm đến vấ n đề nà y mà chỉ tậ p trung phân tích nội dung, triết lý
cũng như giá trị ứng dụng củ a 14 điề u Phậ t dạy cho việ c hà nh
trì tu tậ p và sinh hoạt trong đờ i số ng hằ ng ngà y.
Kính
chúc quý Phật tử tu được tinh tấn, góp phần đưa tuệ giác của đức Phật
vào cuộc đời thông qua con đường bố thí. Những người Phật tử có cơ hội
làm tốt được hai vai trò này cũng như những người xuất gia, chúng ta
không nên nghĩ con đường hoằng pháp chỉ dành cho người tu mà thôi. Còn
người tu, ngược lại cũng phải nghĩ rằng: Chức năng truyền tuệ giác là
chức năng truyền thống, nếu ta kết hợp thêm công tác từ thiện thì hiệu
quả giáo dục truyền thống của nhà Phật sẽ đạt hiệu quả rất cao.
TT. Thích Nhật Từ
Tổng Biên tập
Tạp chí và Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
Đọc chi tiết nội dung: MƯỜI BỐN ĐIỀU PHẬT DẠY - Thích Nhật Từ (PDF)