1. Quy tắc sử dụng kinh Koran
Về mặt tâm linh, người Hồi giáo tôn kính cuốn kinh Koran cao hơn mọi cuốn sách và mọi thứ trên đời. Để thể hiện niềm tôn kính tuyệt đối này, trong các ngôi nhà của tín đồ Hồi giáo, cuốn thánh kinh này được đặt ở vị trí cao nhất, trang trọng nhất. Các tín đồ không được phép để mở cuốn kinh khi đặt xuống bàn hay không sử dụng nữa, không được ngáp ngủ hay tỏ ra mệt mỏi khi đang đọc kinh. Việc để ngón tay ướt vì nước hay nước bọt để lật các trang của thánh kinh cũng bị coi là có tội.
Các tín đồ cũng không được học và đọc kinh Koran trên máy tính hay điện thoại di động. Trước khi đọc kinh, phải đảm bảo thân thể và tay chân sạch sẽ. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không được khuyến khích đọc kinh. Tất cả quá trình “làm sạch" này gọi là Wudu, nhằm đảm bảo tính thuần khiết của Hồi giáo.
2. Học thuộc kinh Koran
Với tổng cộng 114 chương gồm 6.616 câu văn vần, kinh Koran trở thành nhân tố quan trọng đem lại sự hứng khởi tinh thần và là chất keo văn hóa nối kết đại khối các dân tộc Ả Rập thành một nhất thể hùng mạnh trong nhiều thế kỷ.
Đối với đại khối các dân tộc Ả Rập, nguyên bản bằng tiếng Ả Rập của kinh Koran là một tuyệt phẩm thi văn đồ sộ. Koran không hẳn là một cuốn thơ trường thiên mà là một tác phẩm văn xuôi có vần điệu. Vì thế, kinh Koran nhanh chóng ngấm sâu vào tâm trí các tín đồ Hồi giáo. Thuật ngữ “Hafiz" ra đời để mô tả những tín đồ đã học thuộc kinh Koran đầy đủ. Trong xã hội Hồi giáo, những người Hafiz rất được cộng đồng coi trọng. Hàng năm, tại Dubai và nhiều nơi trên thế giới vẫn tổ chức cuộc thi nhằm tìm kiếm “Hafiz" cho nam nữ thiếu niên với giải thưởng lên đến 70.000 USD.
3. Từng bị cấm phát hành
Đã có thời kỳ, tất cả các cuốn kinh thánh của nhiều tôn giáo đều bị cấm xuất bản và lưu hành, bao gồm cả cuốn kinh Koran. Suốt từ năm 1926 đến 1957, kinh Koran bị cấm tại Liên Xô. Năm 2004, chính trị người Hà Lan Geert Wilders, người sáng lập Đảng Tự do Hà Lan, thực hiện nhiều chiến dịch ngăn không cho ban hành cuốn kinh Koran tại quốc gia này.
Tại Mỹ, nhiều cuốn kinh Koran bị thu hồi tại các trường học sau vụ tấn công khủng bố 11/9. Những người vô thần luôn khuyến khích mọi người từ tôn giáo khác nhau nên tham khảo thánh kinh của nhau, bởi những điều răn dạy trong thánh kinh có thể đem lại cho mọi người những điều bổ ích và quý báu.
4. Đứa trẻ thần thánh
Kể từ khi ra đời vào đầu thế kỷ 7 tới nay, do nhu cầu truyền bá đạo Hồi mà cuốn kinh thhánh của tín đồ Hồi giáo được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau.
Năm 2009, tín đồ Hồi giáo trên thế giới chứng kiến phép lạ trên người một cậu bé. Rất nhiều câu văn có vần điệu của kinh Koran xuất hiện tự nhiên trên da của cậu bé. Sau nhiều điều tra, tất cả mọi người đều phải công nhận những dòng kinh thánh trên người cậu bé là hoàn toàn không có bàn tay can thiệp của con người.
5. Lời tuyên thệ bên kinh Koran
Mặc dù hiến pháp Mỹ không quy định tổng thống phải sử dụng kinh thánh của đạo Cơ đốc khi tuyên thệ, nhưng tất cả các nhà lãnh đạo của Mỹ suốt 236 năm qua đều thực hiện nghi thức này như một luật lệ bất thành văn.
Tháng 11/2006, đại biểu Đảng Dân chủ Mỹ là Keith Ellison, tín đồ theo đạo Hồi đầu tiên được bầu vào Quốc hội Mỹ, đã tuyên thệ lời thề bên cuốn kinh Koran, lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Mỹ. Trước đó, chỉ có tổng thống thứ 6 của Mỹ John Quincy Adams tuyên thệ bên quyển sách luật, thì phần lớn các nhà lãnh đạo và chính khách Mỹ đều đặt tay lên các cuốn kinh Tân Ước khi tuyên thệ lời thề nhậm chức của mình.
6. Cuốn kinh Koran đắt nhất thế giới
Kỷ lục cuốn kinh Koran đắt nhất thế giới được xác lập năm 2007 với giá bán hơn 2,3 triệu USD. Trong khi cuốn kinh Gutenburg được bán với giá 5,5 triệu USD năm 2008.
Sau khi đấng tiên tri Muhammad qua đời năm 632, 114 chương viết tay thánh kinh Koran của Muhammad bị thất lạc. Trải qua 571 năm thu thập, cuốn kinh Koran đầy đủ được in và chính thức xuất bản vào tháng 6/1203 (ngày 17 tháng Ramadan năm 599 theo lịch Hồi giáo).
7. Lỗi in ấn gây ảnh hưởng chính trị
Kinh Koran được cho là truyền đạt chính xác những lời dạy của đấng toàn năng Allah, vì thế mỗi lần sao chép những ngôn từ trong các quyển kinh đều phải yêu cầu hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên vào năm 1999, tại Kuwait, một sự kiện lớn đã xảy ra khi người ta in ấn và xuất bản ơn 120.000 bản kinh Koran lỗi.
Một số lỗi in ấn được cho là làm ảnh hưởng tới nội dung cuốn sách thánh, một làn sóng phản đối bắt đầu dấy lên bởi những người tín đạo. Bộ trưởng Ngoại giao Kuwait là người đầu tiên bị đưa ra phán xét bị buộc tội "cố ý làm thay đổi đức tin của người Hồi giáo". Kết quả là toàn bộ Quốc hội nước này phải giải tán do áp lực. Các thành viên phe đối lập thì cho rằng lỗi in sai là cố ý và nó trở thành cái cớ để tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội mới.
Conan
Ảnh: Listverse