Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Trăm đường ngôn ngữ
HOÀNG TÁ THÍCH
03/05/2013 11:55 (GMT+7)

 và thành đạo cũng ở vùng đó. Trong gần năm mươi năm thuyết pháp, Ngài đã đi qua rất nhiều nơi trên đất nước rộng mênh mông này. Vậy thì Ngài đã dùng ngôn ngữ gì để có thể hoằng pháp cho hằng triệu triệu người nói rất nhiều ngôn ngữ địa phương khác nhau? Đức Phật nói không thành văn. Tất cả các điều Phật dạy chỉ do Ngài A-nan ghi lại trong bộ óc siêu việt của mình để truyền lại cho Phật tử, nên chắc chắn không có thông dịch viên. Ngay ở Trung Hoa cách đây không lâu, khi chưa có tiếng phổ thông, người các tỉnh khác nhau, nếu không học tiếng quan thoạ , có khi phải dùng bút đàm vì không thể nói tiếng địa phương của vùng khác.

Trong đời sống hiện đại, giữa biển người trên thế giới, cũng vẫn có người ngu muội, kẻ thông minh.

Người thông minh chưa nói đã hiểu, như Ngài Ca Diếp chỉ nhìn cánh hoa của Đức Phật đưa ra mà đã biết được ý của Đức Thế Tôn.

Kẽ ngu muội thì nói cả trăm lời chưa chắc đã lĩnh hội được một, chưa kể là đôi khi nghe nói ý này lại hiểu ra một nghĩa khác .

Ở Ấn Độ thời Phật tại thế, cũng có những người trí thức, những bậc học giả nghiên cứu về tôn giáo, về tâm linh. Thuyết pháp để thay đổi tư duy của những người ở đẳng cấp này là một điều hết sức khó khăn. Đại đa sồ dân chúng thì chỉ là nhũng người tẩm thường nếu không gọi là ngu muội, hoặc không phải là tín đổ của những tôn giáo đa thần khác, thì việc thuyết pháp lại càng khó khăn hơn theo đường khác.

Trong kinh Xuân Thu có viết chuyện  một người đứng giữa chợ khảy một khúc đàn phổ thông. Mọi người bu quanh rất đông lắng nghe. Cao hứng, người đó khảy một khúc đàn cao hơn. Người nghe đi  bớt. Đến khi nguời dạo đàn khảy một khúc đàn cao diệu rất tâm đắc, thì chung quanh chỉ còn lác đác người ở lại.

Không khác gì nhạc cổ điển vốn kén khách hơn những buổi trình diễn ca khúc .

Phật pháp có những điều rất vi diệu, không phải ai cũng lãnh hội một cách dễ dàng.Vậy thì Đức Phật đã dùng thứ ngôn ngữ nào để có thể hướng dẩn cho người ngu dốt đi vào đạo pháp. Thật là một điều kỳ diệu.

Trong tác phậm của Alexix Zorba, nhả hiền triết Nikos Kazantzakis đã thú nhận ngôn ngữ của ông bị hạn chế trước một  người thô lỗ vô học như Zorbar. Khi ông nói những điều cao siêu thì con người thô lỗ này không thế nào hiểu được. Trái lại, khi Zorba muốn diển đạt một điều gì, nếu không thể diển tả bằng lời nói thì anh ta có thể nhảy múa, hay đem cây đàn santuri ra gãy thì nhà hiền triết hiểu được ý hắn ta ngay.

Hồi trẻ, tôi đọc một cuốn sách nói về một nhân vật có tên là Nathaniel Bowditch, một nhà to họán học người Mỹ sinh trưởng ở Boston hồi cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỳ thứ 19. Lúc còn trẻ, ông làm việc cho một hảng tàu buôn, lui  tới dọc ngang trên biển cả. Ông muốn dạy cho thủy thủ cách thức tính toán vị trí của các vì sao để có thể định vị chiếc tàu trên biển. Căn bản là phải biết toán học. Sau một thời gian, ông nhận thấy thủy thủ thời đó là hạng người ngu dốt nhất, khó có thể giải thích cho họ những điều căn bản của toán học. Thất vọng, lúc về nhà, trong ý nghĩ muốn tìm một phương pháp dạy cho dể hiểu, ông luôn bị dắn vặt, nóng nảy. Vợ ông nói: Anh như một người vác một cây thang dài và đi trong một căn phòng hẹp. Càng nóng nảy thì càng bị rối không thể nào thoát ra khỏi căn phòng được. Câu nói của vợ khiến ôngđi  tỉnh ngộ, và  sau đó, ông đã tìm được một phương pháp, dạy cho những người thủy thủ ngu dốt kia môn toán học dành cho người đi biển. Một số thủy thủ sau đó trở thành những người lái tàu giỏi, có người trở thành thuyển trưởng.

Trong các chuyện Thiền, các vị thiền sư luôn luôn dùng những công án rất khó hiểu để khai ngộ các đệ tử . Đôi khi chỉ nhờ một tiếng hét, một cây gậy hay một câu hỏi mà người học thiền được khế ngộ. Như vậy, thì trong tâm hay trí người nào cũng đều  có một cánh cửa. Nếu không có một khả năng tự mở thì có thể có được người khác mở cho mình. Nhưng nếu muốn mở hộ cành cửa cho người khác thì phải tìm cách đi vào bên trong tâm trí họ.

Chuyện không phải đơn giản. Đó là vấn đề ngôn ngữ. Phật giáo có tám vạn bốn ngàn pháp môn để dẫn dắt con người tới cửa Phật, nhưng không phải dễ tìm đường.

Tấu lên một khúc nạc phổ thông, cả vạn người nghe. Càng cao hơn càng ít người biết thưởng thức. Từ nhạc bình dân lên nhạc cổ điển. Từ Tứ Diệu Đế tới Bát nhã, từ Bát Nhã lên Kim Cang. Đôi khi thấy mình đã hiểu vì thấy vấn đề chẳng có gì khúc mắc nhưng hiểu để có thể chứng ngộ được là vấn đề khác.

Dẫn một người đi sâu vào kiến thức không phải dễ dàng gì .

Trong cuốn gương kiên nhẫn, học giả Nguyễn Hiến Lê kể câu chuyện thần kỳ về cuộc đời của bà Hellen Keller, một người đàn bà vừa câm vừa điếc vừa mù từ lúc chưa được hai tuổi. Làm thế nào để bà trở thành một nhà thông thái có thể diễn thuyết trước công chúng ? Đó là nhờ sự kiên nhẫn của người đã dạy dỗ bà từ bé  Người ta chỉ biết đến cái tên Hellen Keller và chẳng ai biết đến người thầy giáo, cô Anne Sullivan.

Từ một cách nào đó làm cho đứa bé vừa mù , vừa câm , lại vừa điếc có thể hiểu thế nào là đất, là nước, là không khí, là gió, rồi đến thế nào là Thượng đế, là tình yêu là tâm linh, là trừu tượng … cả một quá trình của sự kiên nhẫn cũng chính là một loại ngôn ngữ đưa người khác đến với kiến thức.

Vấn đế chính là hình thức của ngôn ngữ.

Dạy cho một người mù hiểu được một vật thể còn dễ. Dạy cho một người bình thường mà tâm trí đã bị nhồi nhét những tạp niệm là một chuyện khó khăn. Ngay như nhân vật Kiều Phong trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung chẳng hạn. Một thân võ học thượng thừa trong võ lâm, nhưng lại không học được Dịch cân kinh, là một trong 72 tuyệt kỷ trong phái Thiều Lâm. Trong khi đó Du Thân Chi, một chút võ công cũng chưa có, lại học được một cách dễ dàng. Ấy chỉ vì trong Kiều Phong tàng chứa quá nhiều thứ vô công, không khác chi đầy ắp những tạp niệm vậy.

Nói chuyện lý lẽ với một người còn hai mắt mà tâm trí đang bị một lớp vỏ vô minh che phủ còn khó khăn hơn nữa.

Ôi ! khó khăn thay trăm đường ngôn ngữ.

http://vanhoaphatgiaoblog.com/van-hoa/tram-duong-ngon-ngu.html

Các tin đã đăng:
Về đầu trang