dược viết đôi dòng này bày tỏ niềm tiếc thương và trân trọng một một người ca sĩ phật tử đúng nghĩa, qua cuộc đời ca hát và trong cuộc sống, dù ở nơi đâu vẫn một lòng kiên trung với đạo pháp.
|
Ca sĩ Hà Thanh những năm 1960 |
Nếu nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng ví giọng hát của ca sĩ Hà Thanh là “chim họa mi xứ Huế” thì Chư tôn đức đất Thần Kinh cũng ưu ái dành tặng cho cô biệt danh rất thấm đậm đạo tình: “Con chim Họa Mi hót bên bờ vai đức Phật”.
Chúng ta hãy nghe ca sĩ Hà Thanh hát mộc bài “Ngát Hương Đàm Nở” trong một album của nhạc sĩ Trường Khánh đầu thập niên 80 thế kỷ trước, khi ca sĩ Hà Thanh chưa xuất cảnh sang Hoa kỳ, với lời giới thiệu như sau: Đây là cuốn băng được thu âm vào đầu thập niên 1980, thời kỳ mới giải phóng, mọi điều kiện vật chất còn rất khó khăn, nên cuốn băng được thu âm rất thô sơ, chỉ bằng một chiếc cassette xách tay bé xíu, nhạc đệm chỉ với một cây đàn guitar thùng còn phòng thu là một căn phòng tại một ngôi chùa trên đồi Thiên Thai-Huế. Cuốn băng là những ca khúc đạo ca với ca từ và giai điệu đẹp cùng với giọng hát Hà Thanh điêu luyện và đang ở thời kỳ sung sức nhất..”. Như vậy đó, bằng tấm lòng của mình cô ca cúng dường chư Phật, Tam Bảo bất cứ trong hoàn cảnh nào, điều kiện nào mà không hề nghĩ mình là một ngôi sao. (đính kèm mp3 Ngát hương Đàm Nở).
Vâng! Rất xứng đáng. Những ngày vừa qua, có chú ý trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, mới hiểu thêm về cuộc sống đạo hạnh, khiêm cung của cô, với rất nhiều lời tiếc thương, thán phục; và mới thấy hết trọn vẹn ý nghĩa biệt danh đặc biệt này mà trong giới ca sĩ chưa bao giờ có được.
Trước hết, như tựa đề bài viết này, chúng tôi mạnh dạng dùng cụm từ ca sĩ phật tử (hoặc ca sĩ Phật giáo) là để phân biệt với các anh chị em văn nghệ sĩ khác tuy có rất nhiều thiện tâm đóng góp cho
văn nghệ ca nhạc Phật giáo bằng chính tài năng rất đáng trân trọng của mình, nhưng rồi cũng chỉ dừng lại ở ngưỡng cúng dường.
Cuộc sống gia đình và điều kiện nghề nghiệp vẫn có những hạn chế nhất định ràng buộc. Vấn đề này trước đây đã có nhiều lưu ý với các nơi có tổ chức văn nghệ cúng dường các ngày đại lễ, tùy trường hợp mà cân nhấc dùng từ “ca sĩ Phật giáo”, trước tiên là để tôn trọng nhiệt tâm cúng dường của các ca sĩ, thứ đến chính là để bảo vệ nghề nghiệp sinh sống (ca hát, biểu diễn) của chính anh chị em ngoài xã hội với giới hâm mộ có nhiều thành phần khác tôn giáo.
Ca sĩ phật tử Hà Thanh thì có khác. Theo nhiều ý kiến được dò hỏi, hầu hết đều đồng ý rằng: Thứ nhất, ngay từ những buồi đầu đến với sự nghiệp ca hát, đã nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy xương minh đạo pháp và bền bỉ xuyên suốt cả cuộc đời. Song song với sự nghiệp ấy, với tiếng tăm vang dội, dù có lúc thăng trầm, vơi đầy theo thời cuộc, và có cả cái khổ đau trong hạnh phúc gia đình riêng, vẫn sống cuộc sống khiêm cung, chan hòa với chung quanh và nhất là vẫn giữ đúng mực một người cư sĩ phật tử.
Điều này càng rõ nét hơn kể từ khi định cư tại Hoa Kỳ, sự nghiệp ca hát của ca sĩ Hà Thanh lại chỉ là thứ yếu, nếu có chăng chỉ vài CD ca nhạc ít ỏi, thu âm lại những tác phẩm đã đưa cô vào sự nghiệp, để đáp lại lòng mến mộ của người yêu thích giọng ca của mình. Còn lại là những CD với chủ đề
Phật giáo.
Cô dành hết thời gian việc cho tu tập, cho đi trình diễn ở các chùa trong và ngoài nước Hoa Kỳ. Nói như một bài viết về cuộc sống của cô trên mạng là “Cô đi chùa một mình và cũng trở về một mình” đủ thấy rằng cuộc sống bon chen, xa hoa không tác động chi đến tâm hồn của cô. Thong dong, tự tại và tri túc đến vậy thật đáng ngưỡng mộ.
|
Ca sĩ Hà Thanh ở tuổi 70 |
Thứ hai, đáng gọi là ca sĩ phật tử vì xuyên suốt cuộc đời và trong sự nghiệp ca hát của mình, ngoải những bài nhạc đời nổi danh, đưa tên tuổi của cô đến với công chúng, và những bài Phật giáo ra, ca sĩ Hà Thanh không bao giờ chọn ca những nhạc phẩm ngoài tín hướng của mình đang đi, cho dù ngay trong giai đoạn rất cần có tài chính để trang trải cuộc sống. mặc dù cô có quyền làm điều đó.
Chỉ chừng đó thôi, con chim Họa Mi cũng xứng đáng được đậu bên bờ vai đức Phật, cất tiếng hót líu lo. Những vị Càn Thát Bà, những con chim Ca Lăng Tần Già cũng chỉ được diễm phúc chừng ấy thôi.
Thứ ba: Cái chất con nhà Phật đã làm nên một phong thái điềm đạm, hòa ái, thu phục được lòng người và nhất là có được sự an nhiên, an lạc trước mọi chướng duyên, thậm chí bên bờ sinh tử đã đến gần. Đọc những dòng tâm sự của tác giả Nguyễn Ninh Hòa trên Calitoday, chúng ta rất xúc động và thán phục tinh thần ấy của ca sĩ Hà Thanh như sau:
“Cách đây khoảng hai tuần (tức trước ngày 1.1.2014- DKT), tôi gọi hỏi thăm. Chị Hà nói rất mệt vì mới ở bệnh viện ra. Nhưng chị trấn an Hoàng Lan Chi “không sao”. Rối chị hát cho tôi nghe:
Đến tuổi này không đau mới lạ
Chuyện ốm đau là chuyện bình thường
Chỉ cầu xin Phật độ trời thương
Đau nhè nhẹ tai ương đừng vướng
Đến tuổi này không quên mới lạ
Chuyện lãng quên là chuyện bình thường
Chỉ cầu xin Phật độ trời thương
Quên in ít đừng quên tất cả.
Chị Hà bắt Hoàng Lan Chi hát cho thuộc nhưng Hoàng Lan Chi hát dở không theo đúng melody gì cả. Chị Hà phải sửa mấy lần. Cuối cùng Hoàng lan chi nói đề thu âm lại lại rồi nghe đi nghe lại cho thuộc giai điệu. Vì thu vội nên âm thanh không được rõ…”
Và đây là đoạn thu âm đó, những tiếng ca cuối cùng của ca sĩ phật tử Hà Thanh, Con chim Họa Mi hót bên bờ vai đức Phật, hai tuần trước ngày mất.
Tiếc cho văn nền
âm nhạc Phật giáo lại phải mất đi một nhân tài có chiều sâu nhiều mặt tròn vẹn như ca sĩ Hà Thanh, dù rằng chưa bao giờ có định hướng đứng ra gầy dựng và đạo tạo nên những nhân tố đó.
Trước hết do thiếu trầm trọng người lãnh đạo có thực tâm cống hiến và có năng lực chuyên môn, cứ mãi loay hoay với những căn bệnh hoang tưởng, gò bó trong mớ chiêm bao thương ghét cho nên quy tụ rất nhiều chuyên gia rất ưa chức vụ mà thiếu thực tài.
Vì thế trước sự ra đi của cố ca sĩ phật tử Tâm Từ Hà Thanh, người ta vẫn thấy như là xa lạ, và chuyện người ca sĩ này có bề dày tu học thực tâm bên cạnh tài năng lừng lẩy cũng chỉ là chuyện lạ với họ. Thật đàng tiếc biết bao.
Nhân ngày sơ thất, xin nguyện cầu
hương linh ca sĩ Hà Thanh trực vãng Tây phương, Hoa Khai Kiến Phật. Mong hương linh cô phù hộ cho văn nghệ Phật giáo sớm có ánh sáng khả quan để mong sau khi trở lại làm người, sớm hồi nhập Ta bà, hương linh cô có nơi an tựa vững chắc và mỉm cười với thành quả do giới hoạt động văn nghệ Phật giáo tự tu chứng mà có. Ngày đó chắc không xa!
Giác Đạo Dương Kinh Thành