Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Lưu Bình - Dương Lễ
23/07/2013 17:18 (GMT+7)

 

 Qua khung cửa sổ đang mở, anh ta thấy trên tường nhà có treo một bức tranh có câu: “ Lưu Bình Dương Lễ “. Thoáng chút suy nghĩ, sau đó anh ta mạnh dạn bước vào và được người chủ nhà ra đón tiếp là một người đàn ông đã tuổi ngũ tuần…

Uống xong cốc nước mát do chủ nhà mời, Anh ta mở lời cám ơn và khen Bức tranh trên tường đẹp và hay! Ngạc nhiên với một anh chàng bán chiếu biết thưởng thức tranh và bình phẩm, người chủ nhà vội vàng mời anh ta ngồi xuống và hỏi ngay: Anh cũng biết câu chuyện này ah!?

Anh bán chiếu đáp: thưa Bác, tôi biết! Tôi đã được đọc và đây thật sự là một mẫu chuyện rất hay!

Vậy theo anh, Anh thấy hay ở chỗ nào trong câu chuyện này? Chủ nhà hỏi

Anh ta thong thả đáp: Đây là một mẫu chuyện rất hay, Nó hay ngay từ Tiêu đề của câu chuyện đấy!

Người chủ nhà ngạc nhiên và hỏi: Tên của mẫu chuyện hay như thế nào, anh nói tôi nghe thử!!

Anh bán chiếu bèn trả lời: Thưa Bác, nó hay là vì trên đời làm gì có những chuyện ngược đời như thế này!:

LƯU tức là động, là chảy. Thế nên có câu: “ Thủy lưu tại hạ”. tức là Nước chảy do những nơi thấp!

BÌNH là yên, là bằng phẳng như những mặt hồ, ruộng lúa đã được bơm đầy nước.

Ở đời, làm gì có chuyện đã LƯU (chảy) mà lại có BÌNH ( bằng phẳng)!?

Thêm nữa!

DƯƠNG là trên. Trong nhân gian, chúng ta vẫn thường ví trên Dương thế và dưới Địa ngục là vậy!

Còn LỄ tức là lạy, Lễ lạy thường sát đất. Kinh Phật có câu: “ Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ” tức là phủ phục đầu mặt tiếp gối lạy sát đất!

Thế đó, đã DƯƠNG (trên) thì làm gì có LỄ ( dưới)!? ngược đời thế đấy!

Theo tôi, đó là cái hay mà tôi thấy đầu tiên trong mẫu chuyện này!

 

Nghe xong lời giải thích của anh chàng bán chiếu, người chủ nhà tấm tắc khen anh bán chiếu hay, thông hiểu và có suy nghĩ, lý giải rất thuyết phục! Ông ta bèn nói tiếp: “ Tôi đồng ý với anh ý kiến đó, còn cái hay trong nội dung là gì, Anh thử nói thêm tôi nghe xem thế nào! “

Anh bán chiếu bắt đầu từ tốn trả lời:

Thưa Bác, chuyện đời hầu hết chúng ta  đều gặp phải cảnh người nghèo thì hiếu học, chịu khó, cần cù nên dễ thành công. Ngược lại, kẻ lắm tiền của chỉ biết hưởng thụ, vui chơi, biến nhác nên tương lai sa vào những đường cùng của cuộc sống!

Ở cái Tiêu đề LƯU BÌNH – DƯƠNG LỄ của câu chuyện này đã hay và nói lên nội dung của nó tất cả! Phàm sống trên đời, làm gì có chuyện  một người  đưa người vợ mà mình hằng yêu thương, ấp ủ bao năm ra để sống cùng với bạn mình. Chẳng những thế mà còn phải tốn tiền của, lo lắng, yêu thương và chăm sóc cho người khác mà không phải là mình…….Bác có biết, CHÂU LONG tức là Ngọc của Rồng, thứ quý giá đến thế mà cho đi là điều mà tất cả chúng ta không thể làm được, Bác ạ! Trên các ngôi đình, mếu, nhờ thờ…Bác có thấy hình tượng 2 con Rồng cuộn tròn, tranh nhau một viên ngọc ở giữa, không con nào chịu nhường còn nào là thế!

Thật ra, đây chỉ là một câu chuyện nhằm giáo dục và chuyển tải đến cho các lớp hậu thế mai sau phải biết sống một cuộc đời thanh đạm, siêng năng, ham học, phải biết vươn lên và cố gắng trở thành những người tốt nhằm giúp đời và giúp người. Hơn thế nữa là thứ tình cảm giữa con người với nhau trong cuộc sống, tình bạn bè phải biết giúp đỡ nhau trên tinh thần bất vụ lợi, không nên tiếp tay, xúi giục bạn mình bước vào những con đường sai quấy để rồi mãi mê chìm đắm trong trong những tháng ngày vô nghĩa….

          Bác có thấy, từ những chuyện hoang đường, tưởng chừng không bao giờ có trên đời, không bao giờ xảy ra trong cuộc sống này, ấy thế mà nó lại xuất hiện rất thường tình trong cuộc sống, trong những tình cảm chỉ đơn thuần là bạn bè thân thiết của nhau……Cái hay của toàn bộ câu chuyện này là thế đấy Bác ah !

Cám ơn bác rất nhiều vì chén nước và những câu chuyện mà chúng ta vừa trao đổi với nhau, tôi xin từ biệt Bác và tiếp tục công việc của mình!

 

Nguyên Linh

http://www.vedepphatphap.vn/news.php?id=86/luu-binh-duong-le

Các tin đã đăng:
Về đầu trang