Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi…
10/01/2011 12:01 (GMT+7)

có cho bạn thêm một chút niềm tin nào không, nhưng khi tin nhắn ấy được gửi đi có nghĩa là bạn đã chạy qua trong ta, và ta đang cùng ôm ấp phiền não cùng bạn.

Chúng ta đã gọi nhau là BẠN, từ bạn được viết hoa hàm nghĩa hiểu, tin và chia sẻ. Và ta đã sẻ chia với bạn nhiều điều, bạn cũng thế, những điều mà ta & bạn chưa dám, không đủ tự tin để chia sẻ với bất kỳ ai (ngoài cuốn nhật ký).

Ảnh minh họa

Rồi thì cuộc sống có lúc không phẳng lặng, chẳng hạn như hôm qua, hôm kia và những ngày trước nữa. Những tin dữ, những miền nhớ sâu hóm, những cơn lốc của sân, giận của đời, của người quét qua, đập mạnh vào tâm thức, và chúng ta đã từng choáng váng, mệt nhoài. Rồi thì ta gọi tên bạn, gọi trong nước mắt và nụ cười, gọi như một cách niệm để nhớ sự vững chãi, nhớ sự bằng an nơi bạn đã từng hiến tặng cho ta. Rồi thì ta cũng bước qua, thật chậm, nhưng cũng dần lắng lại trước những giông bão. Vậy thì bạn cũng hãy bắt đầu niệm những bình yên, trở về an trú trong “quán” tĩnh lặng đi!

Một khi gió mưa cuộc đời quét qua, quá sức chịu đựng thì mình cứ tạm lánh đi, không phải sợ hãi mà là phải bảo toàn được sự sống cả thân & tâm thì chúng ta mới có cơ hội đi tiếp, phải không?

Ờ, thì chúng ta là bạn. Bạn không có nghĩa là chỉ đến chia vui mà còn sớt cả nỗi buồn. Bạn không phải chỉ là cách gọi của những nhóm người cùng một sở thích đơn thuần mà xa hơn là lý tưởng và ý hướng cao đẹp. Đó là cùng đi trên con đường chân như, tìm cầu giá trị của trí & bi xuất thế gian. Cụm từ mà chúng ta vẫn thường dành để gọi nhau là “bạn đồng tu”. Chúng ta có rất nhiều điểm chung: chung thầy, chung ý hướng, chung ước muốn một chốn về tĩnh tại… Vậy thì, bạn hãy tin là khi bạn gọi tên ta, dầu ta không nghe thấy thì khi ấy ta vẫn có mặt bên bạn, sự có mặt của hạnh nguyện tương đồng, đủ để chúng ta cảm thấy tin-yêu về sự đồng hành.

 

Ảnh minh họa

Đồng hành, không phải cứ là bạn thấy ta với hình tướng một con người cùng đi, cùng ăn, cùng ở với bạn, ở một vị trí nào đó mà là sự có mặt tương đồng về lý tưởng. Bạn hiểu điều đó mà phải không?

Gọi tên một người, BẠN, người mà mình có niềm tin cũng là một “pháp môn” an tâm, nó là một nhánh của pháp môn niệm Bụt, chỉ có khác là danh hiệu mình gọi (niệm) mà thôi!

Ta đang thở đây, bạn mỉm cười đi. Boong… Ta biết bạn đã quay về, và bạn sẽ thong dong, chẳng hạn khi đọc những chia sẻ này của ta, phải không?

Lưu Đình Long

Nguon: http://giacngo.vn/vanhoc/tuybut/2011/01/10/5BE259/

Các tin đã đăng:
Về đầu trang