Hans Groehlichen, chủ tịch Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự
Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) đã phát biểu trong hội thảo vào
ngày thứ hai vừa qua: “Chúng tôi đã tổ chức nghiên cứu theo mạng rada,
đồng thời tổ chức của chúng tôi đánh giá trên một tinh thần công bằng về
những giá trị truyền thống. Chúng tôi đã trải qua phân tích từng tôn
giáo để bình chọn và trao giải thưởng cho một tôn giáo vĩ đại nhất thế
giới (Best Religion in the World). Qua đó chúng ta cổ vũ và khuyến khích
những nhà lãnh đạo tôn giáo khác thấy được những ích lợi trong việc
thực hành hạnh từ bi.”
Groehlichen cho biết rằng giải thưởng được
thông qua do một hội đồng quốc tế hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo làm việc
và đánh giá từng phần tâm linh về một tôn giáo. Ông nói: “Thật là tuyệt
vời khi chúng tôi cùng đưa ra một tiêu chuẩn, nhiều nhà lãnh đạo tôn
giáo khác đã bình chọn Phật giáo. Phật giáo thực sự chỉ là một số ít
trong hội đồng của chúng tôi, nhưng tôn giáo của họ thật tuyệt vời, hoàn
toàn hấp dẫn và họ đã xứng đánh nhận được giải thưởng vinh dự này.”
Tiêu
chuẩn bao gồm nhiều mặt chẳng hạn như đề cao giá trị con người và hòa
bình, lòng từ bi và ý nghĩa của tinh thần không phân biệt, khuyến khích
bảo tồn thiên nhiên. Ông Groehlichen nói tiếp: “Một thông điệp lớn nhất
cho chúng tôi là Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và
Tâm Linh (ICARUS) thành lập vì tâm linh và nhân loại, mang thông điệp
bất bạo động (non-violence) dâng hiến cho xã hội. Một chìa khóa giải đáp
cho chúng tôi trong tiến trình bình chọn là một tôn giáo đích thực phải
thực hành bất bạo động.”
Khi đề ra phương hướng tiến hành bình chọn
cho các thành viên trong hội đồng bình chọn, Tổ Chức Liên Minh Thế Giới
Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) đã nghiên cứu 38 tôn giáo
khác nhau trên toàn cầu, đưa ra tiêu chuẩn, sự cống hiến của một tôn
giáo, triết học, và vai trò tôn giáo trong lãnh vực điều hành và phúc
lợi. Trưởng ban nghiên cứu của Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát
Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS), ông Jonna Hult nhận xét: “Quả thật
không ngạc nhiên với tôi khi Phật giáo là đại biểu xứng đáng danh hiệu
Tôn Giáo Tuyệt Vời Nhất Toàn Cầu (Best Religion in the World), bởi vì
chúng tôi đã tìm thấy Phật giáo truyền bá không bao giờ có sự can thiệp
của vũ lực, ngược lại những tôn giáo khác dường như đi qua xa với tinh
thần bất bạo động. Chúng tôi thật sự có một ấn tượng sâu sắc khi nhận ra
được trong lịch sử Phật giáo chưa bao giờ dùng vũ lực bạo động. Người
Phật tử thực hành những gì mà họ nói, cái mà chúng tôi không thể chứng
minh được ở những truyền thống tâm linh khác.”
Ít nhất một trong số
thành viên theo đạo Công giáo đại diện để nói về quan điểm này đối với
Phật giáo. Cha Ted O'Shaughnessy nói từ Belfast: “Tôi theo giáo hội
Thiên Chúa giáo, nhưng cứ làm tôi khó xử đó là chúng tôi đã thực sự nói
về tình thương trong kinh thánh hay chưa, rồi cho đó là ý Chúa khi đến
giết người khác. Với lí do này, tôi đã bình chọn Phật giáo bằng lương
tri của mình.” Giáo sĩ Tal Bin Wassad của Hồi giáo ở Pakistan đã đồng ý
và nói, được thông ngôn dịch rằng: “Tôi theo Hồi giáo, tôi có thể biết
được sự truyền giáo có mặt của sự giận dữ và đổ máu thành sông nhiều hơn
là tình thương. Phật giáo ngăn ngừa được điều đó.” Bin Wassad, một
thành viên bình chọn trong hội đồng ICARUS thuộc cộng đồng Hồi giáo ở
Pakistan nói thêm: “Thực sự, tôi có rất nhiều người bạn theo Phật giáo.”
Và Rabbi Shmuel Wasserstein đến từ Jerusalem đã phát biểu: “Dĩ nhiên,
tôi yêu đạo Do Thái, và tôi nghĩ Phật giáo là một tôn giáo vĩ đại nhất
thế giới. Nói với danh dự, tôi đang tu tập theo phương pháp Thiền Minh
Sát của Phật giáo hằng ngày trước khi làm lễ cầu nguyện minyan (lễ cầu
nguyện hằng ngày của đạo Do Thái) từ năm 1993. Vì thế tôi đồng ý với quý
vị như thế.”
Groehlichen đã tuyên bố rằng kế hoạch bình chọn giải
thưởng cho Phật giáo là tôn giáo vĩ đại nhất thế giới đã công bố và
thông báo cho các nhà lãnh đạo và cộng đồng Phật giáo. Tuy nhiên vẫn con
một trở ngại, ông nói: “Trên cơ bản, chúng tôi chưa tìm ra vị lãnh tụ
Phật giáo nào để trao giải thưởng.” Groehlichen hứa sẽ sớm công bố sớm
vào thứ ba tới. “Tất cả tín đồ đạo Phật đều nói rằng họ không xứng đáng
để nhận lấy phần thưởng,” Groehlichen giải thích với một tính cách ngay
thẳng, ông tiếp: “Lập trường của Phật giáo, họ luôn cho rằng tôn giáo mà
họ theo là một giáo lí thực nghiệm chứ không phải một tôn giáo. Nhưng
chân lí vẫn bất di bất dịch, với sự thật này chúng tôi công nhận triết
học và sự cống hiến của họ là tuyệt vời nhất thế giới và trọng yếu nhất
trong sự thách thức và đối mặt với những kỉ nguyên về sau của mỗi cá
nhân và con người trên hành tinh của chúng ta.”
Khi được hỏi lý do
tại sao các cộng đồng Phật giáo Miến Điện từ chối giải thưởng, Sư Bhante
Ghurata Hanta cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn đối với sự công nhận của
quý vị, nhưng chúng tôi nhường giải thưởng này cho tất cả nhân loại,
cho Phật tánh nằm trong mỗi người chúng ta.” Groehlichen trân trọng nói
thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thỉnh cầu cho đến khi chúng tôi tìm thấy
một vị trong cộng đồng Phật giáo tiếp nhận giải thưởng. Chúng tôi sẽ cho
các bạn biết khi nào chúng tôi hoàn thành.”
Thiện Hữu dịch, từ http://blog.beliefnet.com
Nguồn: http://www.lieuquanhue.com.vn/index.php/1/3461.html