Vào cuối thế kỷ XVII, những
người Cô-zắc (Cossack), sau khi thuộc địa hóa những vùng đất này, đã mang Cơ-đốc
giáo đến đây. Nhưng tôn giáo này hoàn toàn không phổ biến được trong cộng đồng
địa phương. Vào năm 1714, Phật giáo được chính thức công nhận ở đây nhờ vào sắc
lệnh của nữ hoàng Elizabeth Petrovna. Lúc bấy giờ, có mười một tu viện (dastan)
Phật giáo ở Buryatia. Khi mang Phật giáo đến nơi này, những vị Lama Mông Cổ đã
cố gắng tránh những xung đốt với những tín ngưỡng địa phương, phương tiện thích
ứng Phật giáo với nền văn hóa và tín ngưỡng bản địa. Họ nói rằng thần linh là
những vị bảo vệ lãnh thổ, và vì vậy người theo Phật giáo vẫn có thể thờ phụng
những vị thần ấy. Vào năm 1917, có 44 tu viện ở những vùng đất thuộc Transbaikal,
và có khoảng 6.000 vị Lama tu học ở đó. Bấy giờ, giới Lama ở đây được chia làm
ba phần: Lama Tăng sĩ, Lama chiêm tinh, và Lama bác sĩ.
Vào những năm 30 thế kỷ
trước, dưới thời Xô Viết, tất cả các tu viện Phật giáo ở vùng đất này đều bị
đóng cửa và nhiều vị Lama bị bức hại. Hiện có một bảo tháp tại Ivolginsky Datsan,
được xây dựng để tưởng niệm những vị Lama này. Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ II,
tình thế có nhiều thay đổi và người Phật tử ở vùng đất này phần nào được tự do
thực hành tín ngưỡng của họ. Và cũng chính vào thời kỳ này mà tu viện Ivolginsky
được hình thành.
Tu viện Ivolginsky tọa lạc
tại chân núi Khamar-Daban, gần ngôi làng Verkhnyaya Ivolga, cách thành phố Alan
Ude, thủ phủ của cộng hòa Buryatia (thuộc Nga), khoảng 23 km. Tu viện này được
xem là trung tâm văn hóa Phật giáo quan trọng nhất ở Nga.
Lịch sử của tu viện
Ivolginsky bắt đầu sau Thế chiến thứ II, khi chính quyền cấp cho cộng đồng Phật
giáo một mảnh đất gần ngôi làng Upper Ivolga. Một gia đình Phật tử giàu có đã
hiến căn nhà của mình cho cộng đồng, và nó được chuyển thành ngôi chùa bằng sự
nỗ lực của các Lama và những tín đồ. Ngôi nhà nhỏ đó đặt nền tảng cho tu viên
Ivolginsky ngày nay.
Ivolginsky hiện là một cơ sở
tâm linh không chỉ cho 3 triệu tín đồ Phật giáo ở Nga, mà cũng cho những người
hành hương và du lịch khắp thế giới. Ngôi chùa này hấp dẫn không chỉ bởi kiến
trúc đặc biệt của nó, mà cũng bởi danh tiếng của Lama Dashi-Dorzho Itigilov, một
vị lãnh đạo cộng đồng Phật tử ở Nga mà nhục thân xá-lợi của ông hiện đang được
lưu giữ tại tu viện này.
Dashi-Dorzho Itigilov sinh
vào năm 1852 và xuất gia tu học vào tuổi 16. Ông học tại Anninsky Datsan (một
học viện Phật giáo ở Buryatia nhưng hiện đã phế đổ) và có bằng cấp về y khoa và
triết học. Vào năm 1911, ông được bổ nhiệm làm Pandito Khambo Lama (cũng được
gọi là Hambo Lama) thứ 12, người đứng đầu cộng đồng Phật giáo ở Nga.
Vào năm 1927, một ngày trước
khi viên tịch, Itigelov thông báo cho những vị Lama khác biết rằng ông sẽ viên
tịch trong tư thế tọa thiền, và uớc nguyện của ông là muốn được an táng ở trong
tư thế tọa thiền đó. Ông cũng yêu cầu những đệ tử hãy khai quật thi thể của ông
sau 30 năm. Vào năm 1957, khi nhục thân của Itigelov lần đầu tiên được khai quật,
người ta nhận thấy rằng nhục thân ấy hoàn toàn không có dấu hiệu thối rữa hay rã
nát. Vào năm 2002, khi kiểm tra lại, người ta thấy da của ông vẫn còn đàn hồi và
các khớp xương vẫn còn co giản được. Các Lama bèn đưa nhục thân của ông đến
Ivolginsky và dựng điện tôn trí ở đó. Vào năm 2004, Trung tâm Y tế Liên bang Nga
đã kiểm tra lại nhục thân của ông. Qua việc phân tích tóc, móng tay và da, người
ta kết luận rằng nhục thân của Itigilov giống như thi thể của một người vừa mới
qua đời 36 giờ. Và điều này đã làm tăng trưởng thêm niềm tin của những tín đồ
Phật giáo ở Nga. Itigilov đã trở thành một nguồn cảm hứng cho nhiều vị Lama và
tín đồ về việc thực hành con đường tu tập. Những nhà khoa học đang cố gắng tìm
hiểu nguyên nhân khiến nhục thân của ông trở nên bất hoại, và điều này cũng cuốn
hút nhiều người đến đây chiêm bái. Những tín đồ Phật giáo ở Nga cũng tin rằng
nhục thân của của ông phát ra một nguồn năng lượng mạnh mẽ có khả năng chữa lành
bệnh.
Quần thể ngôi chùa tọa lạc
tại một thung lũng rộng lớn nhìn về đỉnh núi; nó bao gồm nhiều điện thờ, cùng
với thư viện, và một học viện Phật giáo với các phân khoa như y học, triết học
và hội họa… Kiến trúc của ngôi điện chính mang kiểu kiến trúc truyền thống Tây
Tạng. Ngôi điện này gồm ba tầng. Tầng dưới dành cho việc tu học; tầng thứ hai là
nơi lưu giữ kinh sách; và tầng ba là nơi dành để thờ những vị Hộ pháp. Những tác
phẩm nghệ thuật Buryat cổ, chẳng hạn như những bức thangka, tranh tượng, kinh
sách, pháp khí… được sưu tập và lưu giữ tại tu viện Ivolginsky. Trong số những
kinh sách được lưu trữ ở đây, bộ tuyển tập những bản viết tay kinh Phật bằng
Tạng ngữ được viết trên lụa tự nhiên được xem là quý giá nhất.
Có nhiều khách du lịch và
hành hương đến đây mỗi năm, đặc biệt vào bảy ngày khi nhục thân của Lama Khambo
được trưng bày cho mọi người xem. Và khi đến tu viện này, ngoài việc tham quan
và chiêm bái, du khách thường tham gia vào những thực hành tôn giáo đặc thù tại
đây. Tu viên Ivolginksy tu tập theo Phật giáo Mật tông, nên những thực hành tu
tập hay nghi lễ cũng theo truyền thống này. Ví dụ như đến đây, người ta thường
đi nhiễu vòng quanh tu viện và xoay những quả chuông xoay, trì tụng chú và dán
những câu thần chú lên trên những lá cờ…
Lịch sử Phật giáo ở Nga bắt đầu vào đầu thế kỷ XVII, khi Phật giáo được truyền từ Mông Cổ đến những khu vực Transbaikal. Trước đó, người dân ở vùng này phần lớn tin vào Sa-man giáo, với tín ngưỡng thờ các vị thần địa phương, thần núi, thần cây, muông thú…
Vào cuối thế kỷ XVII, những
người Cô-zắc (Cossack), sau khi thuộc địa hóa những vùng đất này, đã mang Cơ-đốc
giáo đến đây. Nhưng tôn giáo này hoàn toàn không phổ biến được trong cộng đồng
địa phương. Vào năm 1714, Phật giáo được chính thức công nhận ở đây nhờ vào sắc
lệnh của nữ hoàng Elizabeth Petrovna. Lúc bấy giờ, có mười một tu viện (dastan)
Phật giáo ở Buryatia. Khi mang Phật giáo đến nơi này, những vị Lama Mông Cổ đã
cố gắng tránh những xung đốt với những tín ngưỡng địa phương, phương tiện thích
ứng Phật giáo với nền văn hóa và tín ngưỡng bản địa. Họ nói rằng thần linh là
những vị bảo vệ lãnh thổ, và vì vậy người theo Phật giáo vẫn có thể thờ phụng
những vị thần ấy. Vào năm 1917, có 44 tu viện ở những vùng đất thuộc
Transbaikal, và có khoảng 6.000 vị Lama tu học ở đó. Bấy giờ, giới Lama ở đây
được chia làm ba phần: Lama Tăng sĩ, Lama chiêm tinh, và Lama bác sĩ.
Vào những năm 30 thế kỷ
trước, dưới thời Xô Viết, tất cả các tu viện Phật giáo ở vùng đất này đều bị
đóng cửa và nhiều vị Lama bị bức hại. Hiện có một bảo tháp tại Ivolginsky
Datsan, được xây dựng để tưởng niệm những vị Lama này. Tuy nhiên, sau Thế chiến
thứ II, tình thế có nhiều thay đổi và người Phật tử ở vùng đất này phần nào được
tự do thực hành tín ngưỡng của họ. Và cũng chính vào thời kỳ này mà tu viện
Ivolginsky được hình thành.
Tu viện Ivolginsky tọa lạc
tại chân núi Khamar-Daban, gần ngôi làng Verkhnyaya Ivolga, cách thành phố Alan
Ude, thủ phủ của cộng hòa Buryatia (thuộc Nga), khoảng 23 km. Tu viện này được
xem là trung tâm văn hóa Phật giáo quan trọng nhất ở Nga.
Lịch sử của tu viện
Ivolginsky bắt đầu sau Thế chiến thứ II, khi chính quyền cấp cho cộng đồng Phật
giáo một mảnh đất gần ngôi làng Upper Ivolga. Một gia đình Phật tử giàu có đã
hiến căn nhà của mình cho cộng đồng, và nó được chuyển thành ngôi chùa bằng sự
nỗ lực của các Lama và những tín đồ. Ngôi nhà nhỏ đó đặt nền tảng cho tu viên
Ivolginsky ngày nay.
Ivolginsky hiện là một cơ sở
tâm linh không chỉ cho 3 triệu tín đồ Phật giáo ở Nga, mà cũng cho những người
hành hương và du lịch khắp thế giới. Ngôi chùa này hấp dẫn không chỉ bởi kiến
trúc đặc biệt của nó, mà cũng bởi danh tiếng của Lama Dashi-Dorzho Itigilov, một
vị lãnh đạo cộng đồng Phật tử ở Nga mà nhục thân xá-lợi của ông hiện đang được
lưu giữ tại tu viện này.
Dashi-Dorzho Itigilov sinh
vào năm 1852 và xuất gia tu học vào tuổi 16. Ông học tại Anninsky Datsan (một
học viện Phật giáo ở Buryatia nhưng hiện đã phế đổ) và có bằng cấp về y khoa và
triết học. Vào năm 1911, ông được bổ nhiệm làm Pandito Khambo Lama (cũng được
gọi là Hambo Lama) thứ 12, người đứng đầu cộng đồng Phật giáo ở Nga.
Vào năm 1927, một ngày trước
khi viên tịch, Itigelov thông báo cho những vị Lama khác biết rằng ông sẽ viên
tịch trong tư thế tọa thiền, và uớc nguyện của ông là muốn được an táng ở trong
tư thế tọa thiền đó. Ông cũng yêu cầu những đệ tử hãy khai quật thi thể của ông
sau 30 năm. Vào năm 1957, khi nhục thân của Itigelov lần đầu tiên được khai
quật, người ta nhận thấy rằng nhục thân ấy hoàn toàn không có dấu hiệu thối rữa
hay rã nát. Vào năm 2002, khi kiểm tra lại, người ta thấy da của ông vẫn còn đàn
hồi và các khớp xương vẫn còn co giản được. Các Lama bèn đưa nhục thân của ông
đến Ivolginsky và dựng điện tôn trí ở đó. Vào năm 2004, Trung tâm Y tế Liên bang
Nga đã kiểm tra lại nhục thân của ông. Qua việc phân tích tóc, móng tay và da,
người ta kết luận rằng nhục thân của Itigilov giống như thi thể của một người
vừa mới qua đời 36 giờ. Và điều này đã làm tăng trưởng thêm niềm tin của những
tín đồ Phật giáo ở Nga. Itigilov đã trở thành một nguồn cảm hứng cho nhiều vị
Lama và tín đồ về việc thực hành con đường tu tập. Những nhà khoa học đang cố
gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến nhục thân của ông trở nên bất hoại, và điều này
cũng cuốn hút nhiều người đến đây chiêm bái. Những tín đồ Phật giáo ở Nga cũng
tin rằng nhục thân của của ông phát ra một nguồn năng lượng mạnh mẽ có khả năng
chữa lành bệnh.
Quần thể ngôi chùa tọa lạc
tại một thung lũng rộng lớn nhìn về đỉnh núi; nó bao gồm nhiều điện thờ, cùng
với thư viện, và một học viện Phật giáo với các phân khoa như y học, triết học
và hội họa… Kiến trúc của ngôi điện chính mang kiểu kiến trúc truyền thống Tây
Tạng. Ngôi điện này gồm ba tầng. Tầng dưới dành cho việc tu học; tầng thứ hai là
nơi lưu giữ kinh sách; và tầng ba là nơi dành để thờ những vị Hộ pháp. Những tác
phẩm nghệ thuật Buryat cổ, chẳng hạn như những bức thangka, tranh tượng, kinh
sách, pháp khí… được sưu tập và lưu giữ tại tu viện Ivolginsky. Trong số những
kinh sách được lưu trữ ở đây, bộ tuyển tập những bản viết tay kinh Phật bằng
Tạng ngữ được viết trên lụa tự nhiên được xem là quý giá nhất.
Có nhiều khách du lịch và
hành hương đến đây mỗi năm, đặc biệt vào bảy ngày khi nhục thân của Lama Khambo
được trưng bày cho mọi người xem. Và khi đến tu viện này, ngoài việc tham quan
và chiêm bái, du khách thường tham gia vào những thực hành tôn giáo đặc thù tại
đây. Tu viên Ivolginksy tu tập theo Phật giáo Mật tông, nên những thực hành tu
tập hay nghi lễ cũng theo truyền thống này. Ví dụ như đến đây, người ta thường
đi nhiễu vòng quanh tu viện và xoay những quả chuông xoay, trì tụng chú và dán
những câu thần chú lên trên những lá cờ…
Nguyễn Đăng dịch