Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Đồ sộ kho tàng di sản Phật giáo Pakistan thời cổ đại
23/10/2017 08:12 (GMT+7)

Thành phố Peshawar ở phía Tây Bắc Pakistan - một căn cứ nổi dậy, là điểm đến chiến lược quân sự ở Afghanistan.

Tháng 12/2014, một nhóm 7 tay súng Pakistan Taliban đã tấn công khủng bố một trường trung học của quân đội ở khu vực Peshawar, giết chết hơn 145 người, phần lớn là học sinh. Đây cũng là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Pakistan từ trước tới nay. Ít nhất 19 người bị giết và hàng chục người khác bị thương khi các tay súng bịt mặt tấn công vào một trường đại học ở phía Tây Bắc Pakistan vào ngày 20/01/2016.
 
Hơn 1.500 năm trước đây, khu vực Gandhara cổ đại bao quanh khu vực thành phố Peshawar ngày nay, là một điểm quan trọng dọc theo con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và Địa Trung Hải. Được thúc đẩy bởi cuộc chinh phục của Đế quốc Ba Tư Alexandros Đại Đế (tại vị: 336-332 trước kỷ nguyên Tây lịch), một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, những người định cư từ phương Tây mang lại ảnh hưởng cổ điển Hy Lạp - La Mã. Trong khi các thương gia từ phương Đông thắp sáng ngọn tâm đăng Phật Tổ từ bi trí tuệ. Sự giao thoa văn hóa, triết học, tôn giáo độc đáo này đã tràn ngập nghệ thuật từ vùng Gandhara, bao gồm các vùng đất thuộc Tây Bắc Pakistan, và miền Đông Afghanistan giữa thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên Tây lịch và thế kỷ thứ 5 sau kỷ nguyên Tây lịch. Những tác phẩm này là một ví dụ phi thường, về quá trình toàn cầu hóa thời cổ đại.
 
Bà Melissa Chiu, Giám đốc Tổ chức Xã hội Châu Á ở New York chia sẻ rằng: “Di sản Phật giáo Pakistan: Nghệ thuật của Gandhara”, triển lãm lần đầu tiên tại Hoa Kỳ từ giữa thế kỷ 20 của thập niên 1960, đang được trưng bày tại Hội Châu Á ở New York cho đến tháng 10/1960. Các vấn đề của Pakistan với chủ nghĩa cực đoan bạo lực, đã che khuất vai trò lịch sử của khu vực này, như là một nơi có truyền thống khoan dung, hài hòa trong đa nguyên thời cổ đại.
 
Trong bối cảnh các mối quan hệ đang xấu đi với Hoa Kỳ, việc đưa các tác phẩm nghệ thuật đến thành phố New York, là một công trình mang tính sử thi, liên quan đến các nhà ngoại giao, quan chức Chính phủ, nhân viên bảo tàng và những người bảo tồn nghệ thuật của cả hai bên. Việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Gandhara, các công trình kiến trúc, và các cổ vật bằng đồng, vàng, gần như tất cả đều mượn từ Bảo tàng Lahore, Pakistan và Bảo tàng Quốc gia Pakistan tại thành phố Karachi. Điều này cho thấy “Một cơ hội trong cuộc đời” để xem những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo tại Hoa Kỳ”.
 

 
Sự đồng dị của Đông - Tây phương trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo Gandhara, dẫn đến một số hình ảnh đáng ngạc nhiên. Một tác phẩm điêu khắc từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3, mô tả Atlas (thần thoại) được chạm khắc vào phiến đá, một loại đá đặc biệt; các hình tương tự như thần thoại Hy Lạp, được phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo Gandhara. Một bargn màu đá từ thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên Tây lịch, cho thấy chàng Apollo (Thần Ánh sáng, Chân lý và Nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp) theo đuổi Tiên nữ Daphne trong thần thoại Hy Lạp.
 
Một số hình ảnh đầu tiên của đức Phật xuất hiện ở Pakistan, với hình ảnh trong nghệ thuật Phật giáo Gandhara từ thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên Tây lịch. Một vài người xem trên đây đã bị phá vỡ khỏi những bức bích họa truyền thống của nghệ thuật Phật giáo, chẳng hạn như một tác phẩm điêu khắc mang tên "Emaciated Siddhartha" (tượng Tuyết Sơn - Thái tử Sĩ Đạt Ta đang tu khổ hạnh trên núi Tuyết), tức tượng Thích Ca khổ hạnh, thân thể khắc khổ, chỉ còn da bọc xương. Tượng này mang tên Tuyết Sơn vì núi Hy Mã Lạp Sơn nơi Phật Thích Ca ngồi tu còn có tên là "Tuyết Sơn" nên danh hiệu đó được dùng cho thời kỳ khổ hạnh. Vào thời điểm này, đức Thích Ca chưa đắc đạo nên chưa phải là Phật.
 
Có một số ví dụ điển hình về ảnh hưởng của phương Đông đối với các hình thức cổ điển, chẳng hạn như cột Roman Corinth có tượng Phật ngồi thay vì hoa sen truyền thống. Tương tự, một tác phẩm điêu khắc bằng đá Aphrodite có cánh hoa sen đến từ Taxila, một thành phố và một địa điểm khảo cổ quan trọng ở hạt Rawalpindi, tỉnh Punjab, Pakistan, một khu định cư của Hy Lạp cách thủ đô Islamabad ngày nay 30 km.
 
Cái chết bất ngờ vào ngày 13/12/2010 của ông Richard Holbrooke (1941-2010), một nhà ngoại giao, nhà kinh doanh ngân hàng, biên tập viên tạp chí, tác giả, giáo sư, quan chức Peace Corps Hoa Kỳ đến hai quốc gia Pakistan và Afghanistan, đã gây ra một cú sốc nghiêm trọng trong việc tổ chức triển lãm này.
Ông Richard Holbrooke, người duy nhất nắm giữ chức vụ Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ ở hai khu vực khác nhau trên thế giới là châu Á từ năm 1977-1981 và châu Âu từ năm 1994-1996. Sau đó ông là đại diện đặc biệt cho hai quốc gia Pakistan và Afghanistan của chính quyền Barack Obama. Ông là quan chức ngoại giao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam cho đến các cuộc chiến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 của Hoa Kỳ tại Trung Đông, qua các thời tổng thống từ Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy (nhiệm kỳ: 1961-1963) đến Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ Barack Obama (nhiệm kỳ: 2005-2008).
Ông Richard Holbrooke từng đảm nhiệm vị trí Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc và Đức, được 7 lần đề cử giải Nobel Hòa bình. Ông Richard Holbrooke được đánh giá là nhân vật có vai trò quan trọng trong các nỗ lực của Tổng thống Barack Obama, nhằm xoay chuyển cuộc chiến kéo dài suốt 9 năm tại Afghanistan. Thành tựu nổi bật của ông là góp phần kết thúc cuộc chiến thảm khốc ở Bosnia bằng hòa ước Dayton năm 1995.
Để tổ chức cuộc triển lãm, bà Melissa Chiu, Giám đốc Tổ chức Xã hội Châu Á ở New York cho biết, bà đã thực hiện 1.000 cuộc điện thoại đến quốc gia Pakistan vào đầu năm 2011, và đi đến quốc gia Hồi giáo này bốn lần. Một số cộng sự đã đưa triển lãm đến thành phố New York, Hoa Kỳ bao gồm đại sứ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Liên Hợp Quốc, Abdullah Hussain Haroon (2008-2012). Khi một loạt các vụ giết người dã man gây kinh hoàng cho người dân địa phương ở thành phố Karachi, Pakistan vào mùa xuân, nhân viên bảo tàng phải được hộ tống bởi nhân viên an ninh để đóng hộp các tác phẩm nghệ thuật để vận chuyển tới thành phố New York, Hoa Kỳ.
Bà Melissa Chiu, Giám đốc Tổ chức Xã hội châu Á ở New York, chia sẻ: “Nhiều người cho rằng chương trình triển lãm sẽ không thành công. Thực sự đây là chương trình triển lãm khó khăn nhất mà chúng tôi đã từng tổ chức. Nhưng những nỗ lực này hướng tới một mục tiêu đơn giản nhưng rất quan trọng. Đó là một cơ hội để nhìn thấy một góc nhìn khác về nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan. Thực sự đây là một quan điểm khác”.

Theo Phatgiao.org.vn

Các tin đã đăng:
Về đầu trang